Soạn bài Vợ nhặt Kim Lân

1. Dựa vào mạch truyện,có thể chia tác phẩm thành mấy đoạn?  Nêu ý chính của mỗi đoạn và cho biết mạch truyện được dẫn dắt như thế nào? 


2. Vì sao người dân xóm ngụ cư lạij ngạc nhiên khi thấy anh Tràng đi cùng với một người đàn bà lạ về nhà?  Sự ngạc nhiên của dân làng, của bà cụ Tứ, và chính Tràng nữa cho thấy tác giả đã sáng tạo tình huống tuyện độc đáo như thế nào?  Tình huống truyện đó có tác dụng gì đối với nội dung, ý nghĩa của tác phẩm? 


3. Dựa vào nội dung truyện, hãy giải thích nhan đề "Vợ Nhặt" .Qua hiện tượng nhặt được vợ của anh Tràng, anh chị hiểu gì về tình cảnh và thân phận của người nông dân nghèo trong nạn đói khủng khiếp năm 1945?


4. Kim lân đã có những phát hiện sâu sắc nào khi thể hiện niềm khao khát tổ ấm gia đình của nhân vật Tràng? 


5. Phân tích tâm trạng buồn vui của bà cụ Tứ. Qua đó anh chị hiểu gì về tấm lòng bà mẹ nông dân này? 


6. Tìm hiểu về nghệ thuật viết truyện ngắn của Kim Lân: Cách kể chuyện hấp dẫn, cách dựng cảnh gây ấn tượng với nhiều chi tiết đặc sắc, đối thoại sinh động, miêu tả tâm lý nhân vật tinh tế, sử dụng ngôn ngữ nông thôn nhuần nhị, tự nhiên. 

Lời giải:


Câu 1 trang 33 - SGK Ngữ văn 12 tập 2: Dựa vào mạch truyện,có thể chia tác phẩm thành mấy đoạn?  Nêu ý chính của mỗi đoạn và cho biết mạch truyện được dẫn dắt như thế nào? 

Bố cục: 4 phần
– Phần 1: từ đầu đến tự đắc với mình: Tràng đưa vợ về nhà
– Phần 2: tiếp đên đẩy xe bò về: kể lại chuyện hai người gặp nhau và nên vợ nên chồng
– Phần 3: tiếp đến nước mắt chảy ròng ròng: tình thương của người mẹ nghèo khó
– Phần 4: còn lại: niềm tin vào tương lai tươi sáng
-mạch truyện được dẫn dắt theo thời gian từ hiện tài hồi tưởng về quá khứ, từ quá khử trở về hiện tại. 
 

Câu 2 trang 33 - SGK Ngữ văn 12 tập 2: Vì sao người dân xóm ngụ cư lạij ngạc nhiên khi thấy anh Tràng đi cùng với một người đàn bà lạ về nhà?  Sự ngạc nhiên của dân làng, của bà cụ Tứ, và chính Tràng nữa cho thấy tác giả đã sáng tạo tình huống tuyện độc đáo như thế nào?  Tình huống truyện đó có tác dụng gì đối với nội dung, ý nghĩa của tác phẩm? 

Trả lời:
+ Người dân xóm ngụ lại ngạc nhiên khi thấy anh tràng đi cùng người vợ nhặt vì:
-  Trong nạn đói quay quắt mà Tràng lại lấy vợ. 
- Tràng là dân ngụ cư nghèo khó lấy vợ mà lại nhặt được vợ
+ Tình huống truyện độc đáo là:Tràng nhặt được vợ trong nạn đói. 
-)Qua tình huống truyện này, Nhà văn lên án tội ác của bọn phát xít Nhật, thực dân Pháp và phong kiến tay sai đã gây ra nạn đói khủng khiếp năm 1945 
Bên cạnh đó,Qua tình huống, tác giả. trân trọng, tôn vinh những phẩm chất tốt đẹp của người dân nghèo ,yêu thuơng, ham sống, yêu nước. 

Câu 3 trang 33 - SGK Ngữ văn 12 tập 2:  Dựa vào nội dung truyện, hãy giải thích nhan đề "Vợ Nhặt" .Qua hiện tượng nhặt được vợ của anh Tràng, anh chị hiểu gì về tình cảnh và thân phận của người nông dân nghèo trong nạn đói khủng khiếp năm 1945?


Nhan đề "Vợ nhặt" :
– "Vợ" gợi lên thiên chức cao cả của người phụ nữ
– Động từ “nhặt” -> rẻ rúng có thể nhặt một cách dễ dàng.
=> Nhan đề gợi lên cho thấy được tình trạng thân phận con người Việt Nam trước cách mạng tháng Tám rẻ rúng như cọng rơm cọng rác ngoài đường có thể đem về lúc nào cũng được. Đồng thời qua đó thể hiện niềm ước mơ khát vọng có cuộc sống gia đình bình thường mà hạnh phúc
 

Câu 4 trang 33 - SGK Ngữ văn 12 tập 2:  Kim Lân đã có những phát hiện sâu sắc nào khi thể hiện niềm khao khát tổ ấm gia đình của nhân vật Tràng? 
 

Kim Lân đã có phát hiện sâu sắc, tinh tế khi thể hiện niềm khát khao tổ ấm gia đình của nhân vật Tràng
-Lúc quyết định lấy vợ, Tràng vừa mừng, vừa lo, "chậc kệ",đi mua dầu thắp sáng hạnh phúc
-Khi dẫn vợ về qua xóm ngụ cư: Tâm trạng trên đường về nhà: Niềm khao khát hạnh phúc đã có sức biến đổi từ một anh cu Tràng thô kệch vụng về, trở thành người đàn ông thực sự.
- Buổi sáng hôm sau:: Buổi sáng thức dậy, Tràng được sống trong những  suy nghĩ , chứng tỏ Tràng ý thức đầy đủ trách nhiệm chăm lo cho gia đình.
 

Câu 5 trang 33 - SGK Ngữ văn 12 tập 2: Phân tích tâm trạng buồn vui của bà cụ Tứ. Qua đó anh chị hiểu gì về tấm lòng bà mẹ nông dân này? 


– Một người mẹ rất đỗi thương yêu con trai và thương người
• Nhà thì nghèo bà cụ ho khụ khụ khi đi làm về
• Nhìn thấy người lạ trong nhà thì ngạc nhiên, sau đó là bất ngờ không dấu nổi cảm xúc bà quay đi dấu những giọt nước mắt lăn dài
• Sau đó bà chấp nhận và khuyên các con của mình nên lạc quan và hướng đến tương lai
• Sáng hôm sau bà cũng dậy thật sớm để tu sửa căn nhà và nấu cơm cùng con dâu
• Bữa cơm buổi sáng ngon lành, bà kể toàn chuyện vui sau đó bà còn nấu hẳn một nồi cám vì sợ các con đói
-> Bà quả là một người mẹ tiêu biểu cho đức tính tốt đẹp của những người mẹ Việt Nam. Luôn luôn yêu thương con, che chở cho con, khuyên nhủ con những điều tốt đẹp nhất

Câu 6 trang 33 - SGK Ngữ văn 12 tập 2:  Tìm hiểu về nghệ thuật viết truyện ngắn của Kim Lân: Cách kể chuyện hấp dẫn, cách dựng cảnh gây ấn tượng với nhiều chi tiết đặc sắc, đối thoại sinh động, miêu tả tâm lý nhân vật tinh tế, sử dụng ngôn ngữ nông thôn nhuần nhị, tự nhiên. 

Xây dựng thành công tình huống truyện éo le, oái ăm mà thấm đẫm tình người: một người dân ngụ cư nghèo, xấu, nhặt được vợ một cách dễ dàng trong hoàn cảnh đói kém.
Nghệ thuật xây dựng nhân vật:
+, Xây dựng nhân vật bằng bút pháp miêu tả, phân tích tâm lý chân thực, tinh tế.
+, Khắc họa nhân vật bằng ngôn ngữ đối thoại sống động, giàu cá tính.
Nghệ thuật tự sự:
+, Lựa chọn cách kể mang màu sắc cổ tích (kết cấu tác phẩm với kết thúc có hậu).
+, Ngôn ngữ kể tự nhiên, mộc mạc, gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày của người nông dân.
+, Giọng kể đôn hậu, hóm hỉnh, giàu chất trữ tình..

Luyện tập:


Câu 1 - Luyện tập trang 33 - SGK Ngữ văn 12 tập 2: Đoạn văn nào, chi tiết nào của tác phẩm gây xúc động cho anh chị nhất? Vì sao? 

Đoạn Tràng và thị trên đường về nhà Tràng:
Vì:
Thể hiện được sự lạc quan của con người trong nạn đói
Thể hiện vẻ đẹp, lòng ham sống, niềm khát khao hạnh phúc. 
Có giá trị hiện thức về nạn đói 1945.,mang giá trị nhân đạo sâu sắc về tình thuơng người, tố cáo tội ác bọn thức dân. 

Câu 2 - Luyện tập trang 33 - SGK Ngữ văn 12 tập 2 : Phân tích ý nghĩa đoạn kết của tác phẩm?

Về ý nghĩa của kết thúc truyện ngắn Vợ nhặt:


- Ý nghĩa nội dung :
+ Hình ảnh “đám người đói và lá cờ đỏ” hiện lên trong tâm trí Tràng vừa gợi ra cảnh ngộ đói khát thê thảm vừa gợi ra những tín hiệu của cuộc cách mạng, cả hai  đều là những nét chân thực trong bức tranh đời sống lúc bấy giờ.
+ Kết thúc truyện góp phần thể hiện tư tưởng nhân đạo của Kim Lân: trân trọng niềm khát vọng sống ngay bên bờ vực cái chết của người lao động nghèo; niềm tin bất diệt vào tương lai tươi sáng.


- Ý nghĩa nghệ thuật :
+ Hình ảnh dùng để kết thúc truyện là triển vọng sáng sủa của hiện thực tăm tối, đó là tương lai đang nảy sinh trong hiện tại, vì thế nó quyết định đến âm hưởng lạc quan chung của câu chuyện.
+ Đây là kiểu kết thúc mở giúp thể hiện xu hướng vận động tích cực của cuộc sống