Loading [MathJax]/jax/output/HTML-CSS/fonts/TeX/fontdata.js

Soạn bài Việt Bắc - Tố Hữu - Ngữ văn 12 tập 1

I. Đọc hiểu

1. Nêu những nét lớn trong cuộc đời Tố Hữu. 

2. Những chặng lớn trong thơ Tố Hữu gắn bó như thế nào với những chặng đường cách mạng của bản thân nhà thơ, với những giai đoạn phát triển của cách mạng Việt Nam.

3. Tại sao nói thơ Tố Hữu mang tính chất trữ tình chính trị.

4. Tính dân tộc trong hình thức nghệ thuật thơ Tố Hữu.

II. Luyện tập

1. Chọn một bài thơ cửa Tố Hữu mà anh (chị) yêu thích nhất. Phân tích cả bài hoặc một đoạn trong bài thơ đó.

2. Xuân Diệu viết: “Tố Hữu đã đưa thơ chính trị lên đến trình độ là thơ rất đỗi trữ tình” (Tố Hữu với chúng tôi, Tlđd). Anh (chị) hiểu nhận xét đó như thế nào?

Lời giải:

I. Đọc hiểu

Câu 1 - Trang 99 SGK ngữ văn 12 tập 1: Nêu những nét lớn trong cuộc đời Tố Hữu. 

Trả lời:


• Tố Hữu (1920 - 2002) tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành, quê ở làng Phù Lai, nay thuộc xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế.
• Sinh trưởng trong gia đình có truyền thống (bố là nhà nho, mẹ là nhà thơ), Tố Hữu sớm được nuôi dưỡng tình yêu với văn học dân gian. 
• Tuổi thanh niên, Tố Hữu tham gia phong trào đấu tranh cách mạng và trở thành người lãnh đạo chủ chốt của đoàn thanh niên Dân chủ ở Huế. Sau đó, được kết nạp Đảng Cộng sản Đông Dương. 
• Trong suốt những năm hoạt động cách mạng, ông đã bị giam giữ ở nhiều nhà tù, rồi ông vượt ngục Đắc Lay (tháng 3 -1942), tiếp tục tham gia cách mạng, trở thành người chiến sĩ kiên cường trên mặt trận tư tưởng, văn hóa
• Trong hai cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc, cho đến năm 1986, Tố Hữu đã liên tục giữ những chức vụ quan trọng trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và Nhà nước (Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam, Bí thư Trung ương Đảng, Phó chủ tịch và Hội đồng bộ trưởng).
• Năm 1996, nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. 

Câu 2 - Trang 99 SGK ngữ văn 12 tập 1: Những chặng lớn trong thơ Tố Hữu gắn bó như thế nào với những chặng đường cách mạng của bản thân nhà thơ, với những giai đoạn phát triển của cách mạng Việt Nam.

Trả lời


   Tố Hữu là một trong những lá cờ đầu của nền văn nghệ cách mạng Việt Nam. Toàn bộ những chặng đường , những trang sử bi hùng của dân tộc, gắn liền với cuộc hành trình , phát triển của thơ Tố Hữu. 
     Đồng thời, cũng là những chặng đường vận động trong quan điểm, tư tưởng và bản lĩnh nghệ thuật của nhà thơ. 
     Mỗi tập thơ - mỗi tác phẩm của Tố Hữu là sự phản ánh trọn vẹn từng chặng đường cách mạng, đồng thời thể hiện quan điểm , tư tưởng của nhà thơ- một lòng hướng về quân dân. 

I. Tập thơ Từ ấy (1937 - 1946)
Tập thơ là chặng đường đầu tiên của đời thơ Tố Hữu, là cột mốc son chói lọi đánh dấu quan điểm, tư tưởng của người thanh niên một lòng hướng mình theo Đảng, nhà nước, ủng hộ cách mạng, kháng chiến, say đắm trong tình quân nhân. 
1. Dân chủ: Tâm sự của người thanh niên “băn khoăn đi tìm lẽ yêu đời”. Đồng thời cảm thông sâu sắc trước những mảnh đời bất hạnh , tìm lẽ đấu tranh , phá bỏ xiềng xích cho những “mảnh đời đó”.
2. Xiềng xích: Sáng tác trong cảnh ngục tù, tâm tư của người trẻ tuổi tha thiết yêu cuộc sống, khao khát tự do, sự quyết tâm dâng cao của người chiến sĩ trẻ yêu cách mạng, kháng chiến. 
3. Giải phóng: Sáng tác từ khi vượt ngục, đến những ngày đầu giải phóng vĩ đại của toàn dân tộc. Ca ngợi thắng lợi cách mạng, nền độc lập, tự do của Tổ Quốc, khẳng định niềm tin vững chắc của nhân dân vào chế độ mới. 

II.Tập thơ Việt Bắc ( 1946-1954)
     Sự vận động và thay đổi trong đời thơ Tố Hữu: là tiếng nói mạnh mẽ, thiết tha về những con người tham gia vào cuộc kháng chiến chống Pháp. Sự yêu thương, cảm thông,cảm phục sâu xa hướng về những con người bình dị, ca ngợi Đảng và Bác Hồ, cuộc kháng chiến kiên cường bất khuất trong suốt gần chục năm. 
     Thể hiện thành công tình yêu thương giữa những “tế bào” trong xã hội, giữa người với người, tình quân – dân, tình hậu phương - tiền tuyến, rồi tình yêu thiên nhiên, đất nước, hài hòa và hội tụ trong một mối quan hệ lớn, trong bản trường ca lớn về tình yêu thương. 

III. Tập thơ Gió lộng (1955 - 1961)
     Ngoài ghi nhớ, đúc tạc nên bức tượng tưởng nhớ công lao của thế hệ cha ông, của cuộc cách mạng, Tố Hữu tập trung xây dựng hình ảnh tươi vui , đầy sức sống của miền Bắc xã hội chủ nghĩa. 
Đồng thời, thể hiện nỗi đau chia cắt, tình cảm thiết tha , sâu nặng với miền Nam ruột thịt. Vừa là nỗi nhớ thương quê hương, song cũng thể hiện niềm căm phẫn. 

IV. Tập thơ Ra trận (1962 - 1971) và Máu và hoa (1972 - 1977)
     Cả hai tập thơ đều là những tiếng ca vui, reo mừng, cổ vũ cho khí thế quyết liệt của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, niềm vui toàn thắng. 
Song, đó còn ghi lại một chặng đường cách mạng đầy gian khổ, hi sinh, khẳng định niềm tin sâu sắc vào sức mạnh tiềm tàng của xứ sở quê hương, những người Việt Nam mới. 
 

V. Một tiếng đờn ( 1992) và Ta với ta (1999) 
      Một bước chuyển mới trong thơ Tố Hữu. Dòng chảy sôi động của cuộc sống đời thường sau cuộc chến trường kì (sau năm 1975). Bên cạnh đó là quá trình đúc kết, nhìn lại cả những trang lịch sử oai hùng, nhưng cũng bi thương của dân tộc. 
Có thể thấy, qua mỗi chặng đường, mỗi tập thơ, tất cả những tác phẩm Tố Hữu đều phục vụ cho quá trình phản ánh, cho tình cảm lớn lao, hòa nhịp với dòng chảy của thời đại, của dân tộc . 

Câu 3 - Trang 100 SGK ngữ văn 12 tập 1: Tại sao nói thơ Tố Hữu mang tính chất trữ tình chính trị.

Trả lời


1. Trước hết, vì hồn thơ của ông luôn hướng đến những tình cảm lớn lao, lẽ sống lớn, có tính khái quát, cái tôi được đặt chung với cái ta, cảm hứng luôn hòa nhịp cùng thời đại, sự vận động của con người trong thời đại đó. 
2. Thơ Tố Hữu mang tính sử thi, coi những sự kiện chính trị lớn của đất nước và con người là đối tượng thể hiện chủ yếu, khắc họa những bối cảnh rộng lớn, coi trọng những vấn đề chung, dòng chảy chung tác động đến vận mệnh dân tộc. 
Từ đó , nhân vật trong thơ cũng là những con người gắn liền với sự nghiệp chung, những con người phi thường, nhân vật trữ tình mang phẩm chất tiêu biểu cho dân tộc. 
3. Tất cả những vấn đề lớn lao lại được thể hiện trọn vẹn qua giọng thơ tâm tình, thủ thỉ rất tự nhiên, đằm thắm, chân thành. (qua cách xưng hô, qua cách sử dụng hệ thống ngôn từ gần gũi, hình ảnh trong sáng, nhạc điệu “chất Huế” đầy

Câu 4 - Trang 100 SGK ngữ văn 12 tập 1: Tính dân tộc trong hình thức nghệ thuật thơ Tố Hữu :

Trả lời


Tính dân tộc được thể hiện trên cả bình diện nội dung và hình thức nghệ thuật
1. Đối với nội dung: Thơ Tố Hữu mang đậm vẻ đẹp của con người, tình cảm, mối quan hệ giữa người với người trong thời đại mới, nhưng vẫn hoài niệm, đúc tạc công ơn của những thế hệ đi trước, mọi sự kiện đều hòa vào dòng chảy chung của dân tộc
2. Đối với hình thức nghệ thuật: Tố Hữu sử dụng thành công các thể thơ dân tộc (thơ lục bát, thơ bảy chữ), ngôn ngữ thơ, lời nói quen thuộc của nhân dân. Thơ ông có nhạc điệu, như lời mẹ ru, dễ đi vào lòng người. 

II. Luyện tập


Câu 1 – Luyện tập - Trang 100 SGK ngữ văn 12 tập 1: Chọn một bài thơ cửa Tố Hữu mà anh (chị) yêu thích nhất. Phân tích cả bài hoặc một đoạn trong bài thơ đó.

Trả lời:

Có thể chọn bài thơ và đoạn thơ bất kì.
Yêu cầu nêu được nội dung cảm xúc chủ đạo của bài thơ, ý chính và những biện pháp nghệ thuật nổi bật trong đoạn thơ. Bố cục bài viết nên theo trình tự.
1. Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn thơ.
2. Thân bài:
– Nội dung: Phân tích hình ảnh, cảm xúc của từng câu, từng khổ trong đoạn. Khái quát ý chính của đoạn. So sánh, mở rộng để thấy mới, cái riêng của bài thơ và của tác giả.
– Nghệ thuật (có thể phối hợp với nội dung): Nghệ thuật xây dựng hình ảnh cảm xúc, cách diễn đạt; ngôn ngữ (vần, nhịp, từ ngữ, câu thơ…) thơ… có những đặc điểm gì? Mở rộng so sánh để bình luận.
3. Kết bài: Nêu cảm nhận của em về bài thơ, đoạn thơ.

Ví dụ: Chọn bình giảng đoạn thơ Khi con tu hú (Tố Hữu) 
"Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!
Ngột làm sao, chết uất thôi
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!"

Phân tích đoạn 4 câu cuối, tham khảo các ý sau để viết thành đoạn văn hoàn chỉnh:

Cảnh thiên nhiên căng tràn nhựa sống của những ngày hè: với ánh nắng chói chang, tiếng ve, tiếng chim hót ríu rít, trái cây đang độ chín vàng, thơm mát.
 Khơi dậy trong lòng người chiến sĩ những hồi ức tươi đẹp. Ánh sáng mặt trời chói chang như gọi dậy khao khát sống, khao khát được tự do để hưởng thụ cuộc sống của những người tù giông như ông.
     Cái nóng của mùa hè còn làm khơi dậy một ngọn lửa căm thù trong lòng người chiến sĩ: chân muốn đạp tan phòng (phòng giam giữ bẩn thỉu, nóng nực), “ngột làm sao, chết uất thôi” (cảm xúc được bộc lộ một cách trực tiếp: có thể là do cái nóng nực của hè, nhưng có lẽ là do sự tù túng, giam hãm của kẻ thù đối với một con người yêu tự do, tâm hồn phóng khoáng)
    Tiếng chim tu hú vừa là mở đầu, vừa là kết thúc bài thơ tạo nên kết cấu đầu cuối tương ứng khiến cho tiếng chim tu hú cứ vang vọng khắp không gian.            Tiếng chim tu hú vừa là âm thanh gọi hè, vừa là âm thanh thể hiện khao khát của con người khi được vượt thoát khỏi nhà giam dể trở về với đồng chí, đồng đội, tiếp tục chiến đấu cho lí tưởng cách mạng.

Câu 2 – Luyện tập - Trang 100 SGK ngữ văn 12 tập 1: Xuân Diệu viết: “Tố Hữu đã đưa thơ chính trị lên đến trình độ là thơ rất đỗi trữ tình” (Tố Hữu với chúng tôi, Tlđd). Anh (chị) hiểu nhận xét đó như thế nào?

Trả lời:

Cần làm rõ những nội dung sau:
a) Giới thiệu về thơ ca Tố Hữu:
– Tố Hữu là nhà thơ cách mạng tiêu biểu trong những năm đầu thế kỉ XX. Chặng đường thơ của ông gắn liền với những giai đoạn lịch sử của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc
– Thơ Tố Hữu có sự kết hợp sâu sắc giữa chất thơ trữ tình – chính trị. Nhà thơ Xuân Diệu đã nhận xét về thơ Tố Hữu như sau: “Tố Hữu đã đưa thơ chính trị lên đến trình độ lẽ thơ rất đỗi trữ tình”.
b) Đặc điểm thơ trữ tình – chính trị của thơ Tố Hữu.
– Thơ chính trị quan tâm đến những vấn đề có ý nghĩa lịch sử, có tính toàn dân, quan hệ tới vận mệnh sống còn của cả một dân tộc, một đất nước. Thơ chính trị của Tố Hữu rất quan tâm tới con người, đặt con người trong mối quan hệ với cộng đồng, cái ta với cái tôi, với những tình cảm của cá nhân.
– Thơ Tố Hữu cũng góp phần hướng đến thực hiện nhiệm vụ chính trị, đề cập đến những vấn đề lớn lao của đất nước, phản ánh từng chặng đường lịch sử của dân tộc và khí thế hào hùng của cách mạng dân tộc.
– Thơ Tố Hữu vẫn là những dòng thơ có tính chất hô hào, cổ động phong trào cách mạng của dân tộc ta, thể hiện nhiệt huyết cách mạng sục sôi.
– Tuy nhiên, trong thơ Tố Hữu, chính trị không phải là những lời thuyết suông, khô khan, giáo điều, không phải là những lời hô hào mang tính áp đặt. Tố Hữu đã chuyển hoá điều đó thành những vấn đề tình cảm, đậm chất trữ tình:
+ Đó là lời tâm sự chân thành của người thanh niên trẻ khi bắt gặp tưởng cách mạng và nguyện chiến đấu vì lí tưởng đó.
+ Những lời nhắn nhủ, trò truyện, lời tâm sự chan chứa niềm tin yêu vào đồng bào, đồng chí tác động mạnh mẽ tới tình cảm, cảm nghĩ của người đọc, người nghe.
Có thể lấy dẫn chứng từ các bài thơ: Việt Bắc, Từ ấy…
     Đặc biệt, trong thơ Tố Hữu có những vần thơ viết về Bác Hồ với nhữ tình cảm chân thành, xúc động. Đó là tấm lòng biết ơn, yêu thương của cả dân tộc dành cho Người. Lấy dẫn chứng làm rõ thêm qua các bài thơ Bác ơi, Sáng tháng Năm, Hồ Chí Minh…

 

+ Mở rộng xem đầy đủ