Soạn bài Việt Bắc - Tố Hữu - Phần 2 Tác giả - Ngữ văn 12 tập 1
II. Luyện tập
1. Nêu rõ nét tài hoa của Tố Hữu trong việc sử dụng cặp đại từ xưng hô ta – mình trong bài thơ.
– Một đoạn về vẻ đẹp của cảnh và người Việt Bắc.
– Một đoạn về khung cảnh hùng tráng của Việt Bắc trong kháng chiến.
Phân tích một trong hai đoạn đó.
I. Hướng dẫn soạn bài
Câu 1 - trang 114 SGK Ngữ văn 12 tập 1. Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ và phân tích sắc thái tâm trạng, lối đối đáp của nhân vật trữ tình trong đoạn trích.
Trả lời:
● Hoàn cảnh sáng tác của bài thơ: Sau khi chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi. Tháng 7 - 1954, Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương được kí kết. Hoà bình lập lại, miền Bắc nước ta được giải phóng và bắt tay vào sự nghiệp xây dựng cuộc sống mới. Tháng 10 - 1954, Trung ương Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc về lại Thủ Đô. Nhân sự kiện thời sự có tính lịch sử ấy, Tố Hữu sáng tác bài thơ Việt Bắc.
● Sắc thái tâm trạng: Toàn bộ bài thơ được bao trùm bởi cảm xúc da diết, mênh mang, đầy hoài niệm. Đó là nỗi nhớ bịn rịn, sâu nặng giữa người đi với người ở lại, với khung cảnh núi rừng thiên nhiên Việt Bắc, với những kỉ niệm kháng chiến đầy gian khổ và hào hùng chẳng thể nào quên.
● Lối đối đáp của nhân vật trữ tình: Mình - ta đây là lối đối đáp hết sức quen thuộc trong ca dao, thể hiện sự gần gũi thân quen giữa người đi và người ở lại, từ đó tạo cho người đọc cảm giác bịn rịn chẳng thể rời xa.
Câu 2 - trang 114 SGK Ngữ văn 12 tập 1. Qua hồi tưởng của chủ thể trữ tình, vẻ đẹp của cảnh và người Việt Bắc hiện lên như thế nào ?
Trả lời
● Về thiên nhiên Việt Bắc:
- Việt Bắc hiện lên với khung cảnh kỳ vĩ, được bao bọc bởi rừng thiêng nước độc nhưng cũng rất gần gũi và nên thơ.
- Vẻ đẹp được thể hiện hết sức đa dạng theo “không gian" và “thời gian", đặc biệt là bức tranh từ bình của Việt Bắc qua bốn mùa: đông, xuân, hạ, thu.
- Vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ càng được tô đậm hơn với sự xuất hiện của con người với vẻ đẹp lao động bình dị.
● Con người Việt Bắc
- Trong sự hồi tưởng của Tố Hữu, con người Việt Bắc hiện lên với vẻ đẹp hết sức bình dị và mộc mạc. Họ là những người dân lành, yêu lao động, yêu hoà bình, che chở cho cách mạng, hi sinh vì cách mạng và những chiến sĩ, dù cuộc kháng chiến vô cùng khó khăn.
Câu 3 - trang 114 SGK Ngữ văn 12 tập 1. Khung cảnh hùng tráng trong chiến đấu, vai trò của Việt Bắc trong cách mạng và kháng chiến đã được Tố Hữu khắc họa ra sao ?
Trả lời
● Khung cảnh hùng tráng trong chiến đấu được Tố Hữu khắc hoạ rất chân thực và đầy ấn tượng. Chỉ bằng những câu thơ lục bát cũng đủ gợi cho người đọc được sự giục giã, hối hả, sôi nổi trong vùng chiến trận.
- Cả dân tộc căm thù giặc đế quốc: “Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo”
- Tuy gian khổ là thế khó khăn là thế, nhưng vẫn mang tình thần lạc quan bất khuất: “Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo”
- Vẻ đẹp của thiên nhiên hoà quyện với con người chung sức cùng đánh giặc: “Nhớ khi giặc đến giặc lùng / Rừng cây núi đá ta cùng đánh tây / Núi giăng thành luỹ sắt dày / Rừng che bồ đội, rừng vây quân thù”
- Khung cảnh hùng trang, sôi nổi, đầy hào khí ấy còn được đẩy lên cao trào ở đoạn thơ:
"Những đường Việt Bắc của ta
Đêm đêm rầm rập như là đất rung
Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan
Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Bước chân nứt đá muôn tàn lửa bay".
● Vai trò của Việt Bắc trong kháng chiến: Việt Bắc là cái nôi của cách mạng, là nơi nuôi dưỡng cách mạng từ khi còn “tấm bé", đây là nơi che chở, bảo vệ các chiến sĩ khỏi làn bom đạn vô tình của kẻ thù, cũng là nơi con người đùm bọc chia sẻ yêu thương cho nhau, cũng là nơi nuôi dưỡng chí lớn phục thù đánh giặc.
Câu 4 - trang 114 SGK Ngữ văn 12 tập 1. Nhận xét về hình thức nghệ thuật đậm đà tính dân tộc trong đoạn trích.
Trả lời
Tính dân tộc của bài thơ được thể hiện qua các khía cạnh sau:
- Thể thơ lục bát - thể thơ truyền thống của dân tộc được sử dụng hết sức nhuần nhuyễn, uyển chuyển và sáng tạo
- Kết câu hỏi đáp “Mình - ta" được dùng trong dân ca, được nhà thơ sử dụng hết sức sáng tạo, tạo nên sự nhịp nhàng đầy chất nhạc cho bài thơ
- Sử dụng các biện pháp so sánh ẩn dụ quen thuộc trong ca dao.
- Sử dụng các hình ảnh quen thuộc, đại chúng theo lối phô diễn dân tộc: Nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu, mình về mình có nhớ ta.
- Giọng điều bài thơ mang đậm tính nhạc, rất uyển chuyển khi nhẹ nhàng, êm ái, thơ mộng, khi hùng tráng, mạnh mẽ, da diết.
II. Luyện tập
Câu 1 – Luyện tập -Trang 114 SGK ngữ văn 12 tập 1: Nêu rõ nét tài hoa của Tố Hữu trong việc sử dụng cặp đại từ xưng hô ta – mình trong bài thơ.
Trả lời:
Nét tài hoa của Tố Hữu trong việc sử dụng cặp đại từ xưng hô ta – mình trong bài thơ:
– Đại từ xưng hô “ta– mình” quen gặp trong ca dao, dân ca thực chất tuy hai mà là một.
– Hai đại từ ấy có sự hoán đổi cho nhau, khó tách rời.
– Tố Hữu tự phân thân để giãi bày tâm trạng của tình yêu thương trên quê hương đất mẹ.
Câu 2 – Luyện tập - Trang 114 SGK ngữ văn 12 tập 1:
Chọn trong đoạn trích hai đoạn tiêu biểu:
– Một đoạn về vẻ đẹp của cảnh và người Việt Bắc.
– Một đoạn về khung cảnh hùng tráng của Việt Bắc trong kháng chiến.
Phân tích một trong hai đoạn đó.
Trả lời:
Gợi ý: Chọn đoạn thơ tiêu biểu nói về cảnh hùng tráng của Việt Bắc trong chiến đấu: Từ câu “Những đường Việt Bắc của ta” đến câu “Vui lên Việt Bắc, đè: De, núi Hồng”.
Học sinh cần trình bày được những nội dung sau:
a) Giới thiệu vị trí của đoạn miêu tả khung cảnh hùng tráng của Việt Bắc:
– Bài thơ Việt Bắc là những hồi tưởng của người kháng chiến về một thời cách mạng và kháng chiến gian khổ mà anh hùng, nói lên nghĩa tình gắn bó thắm thiêt với Việt Bắc, là khúc tình ca và cũng là bản anh hùng ca về cách mạng, về cuộc kháng chiến và những con người kháng chiến.
– Sau khi hồi tưởng về thiên nhiên và con người Việt Bắc, bài thơ dẫn người đọc vào khung cảnh Việt Bắc chiến đấu với không gian núi rừng rộng lớn, với những hoạt động tấp nập, hào hùng. Một Việt Bắc hùng tráng trong chiến đấu.
b) Khung cảnh hùng tráng của Việt Bắc trong chiến đấu:
– Đoạn thơ khắc hoạ bức tranh toàn cảnh quân dân ta ra trận chiến đấu với khí thế hào hùng, sôi sục, khẩn trương, không gian rộng lớn, thời gian đằng đẵng – trường kì, các từ láy giúp người đọc hình dung ra nhịp độ khẩn trương, gấp gáp và một sức mạnh tổng hợp làm rung chuyển cá mặt đất.
– Hình ảnh bộ đội hành quân ra trận vừa hào hùng, vừa lãng mạn: đoàn quân đi như những đợt sóng dâng trào mạnh mẽ. Ánh sao đầu súng vừa là một hình ảnh hiện thực vừa là hình ảnh ẩn dụ: ánh sao của lí tưởng soi đường chỉ lối cho những người chiến sĩ đánh đuổi kẻ thù bảo vệ độc lập, tự do cho Tổ quốc.
– Núi rừng Việt Bắc trong đêm khuya, cùng hành quân với những đoàn dân công phục vụ chiến đấu, hình ảnh đuốc sáng soi đường trong đêm, những bước chân hành quân… Hình ảnh cả Việt Bắc ra trận mang âm hưởng anh hùng ca, mang dáng vẻ của một sử thi hiện đại, những hình ảnh cường điệu: bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay… khẳng định ý chí phi thường, sức mạnh to lớn của toàn dân trong kháng chiến.
Hai câu thơ cuối khẳng định niềm lạc quan tin tưởng vững chắc vào ngày chiến thắng của dân tộc ta. (HS phân tích hình ảnh đối lập trong hai câu thơ: thăm thẳm sương dày – “ánh sáng ngày mai lên”)
c) Đoạn thơ vừa mang đậm chất sử thi hào hùng vừa giàu tính lãng mạn tượng trưng đã diễn tả thành công khí thế kháng chiến ở Việt Bắc, qua đó, nhà thơ muốn khắc họa sâu sắc hình ảnh dân tộc Việt Nam anh hùng trong cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kì, đầy gian khổ hi sinh nhưng nhất định sẽ thắng lợi.