Soạn bài Tuyên ngôn độc lập

1. Những nét chính về quan điểm sáng tác văn học nghệ thuật của Hồ Chí Minh. Quan điểm đó đã giúp anh (chị) hiểu sâu sắc thêm văn thơ của Người như thế nào ?
2. Những nét khái quát về di sản văn học của Hồ Chí Minh :
3. Những đặc điểm cơ bản của phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh :

Lời giải:
Phần 1 : Tác giả Hồ Chí Minh. 
 
Câu 1 : Những nét chính về quan điểm sáng tác văn học nghệ thuật của Hồ Chí Minh. Quan điểm đó đã giúp anh (chị) hiểu sâu sắc thêm văn thơ của Người như thế nào ?
- Quan điểm trước nhất : coi văn chương là vũ khí chiến đấu đồng thời phải có chất “thép
- Luôn chú trọng tính chân thật và tính dân tộc của văn học.
\(\rightarrow\)Hai quan điểm đồng nhất xuyên suốt sự nghiệp Hồ Chí Minh hình thành nên cảm nhận về phong cách giản dị, gần gụi, đơn sơ, trong sáng gắn liền với đời thường, phù hợp với dòng chảy lịch sử, yêu cầu của thời đại. 
 
Câu 2 : Những nét khái quát về di sản văn học của Hồ Chí Minh :
Đối với văn chính luận : Lên án chính sách tàn bạo của chế độ thực dân Pháp đối với các nước thuộc địa, kêu gọi tính đoàn kết đấu tranh, đồng thời thể hiện tính tài hoa, trí tuệ sắc sảo, trái tim nồng nàn yêu nước .
Ví dụ : Bản án chế độ thực dân Pháp (1925), Tuyên ngôn độc lập (1945), Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946), không có gì quý hơn độc lập, tự do (1966)
Đối với Truyện và kí : Nhằm tố cáo tội ác dã man, bản chất của thực dân và phong kiến tay sai đối với nhân dân lao động các nước thuộc địa, đề cao những tấm gương yêu nước và cách mạng. Cây bút tài năng, vốn văn hóa sâu rộng, trí tuệ sắc sảo
Ví dụ : Pari (1922), lời than vãn của bà Trưng Trắc (1922), con người biết mùi hun khói (1922), Vi hành (1923), những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu (1925), Vừa đi đường vừa kể chuyện (1963)
Đối với thơ ca : Tên tuổi gắn với Hán Ngục Trung nhật kí (Nhật kí trong tù ) ghi chép những điều mắt thấy tai nghe trong nhà tù và trên đường đi đày từ nhà lao này đến nhà lao khác. Phản ảnh tâm trạng cảm xúc suy nghĩ, tâm hồn, nhân cách cao đẹp của người chiến sĩ cách mạng. 
 
Câu 3 : Những đặc điểm cơ bản của phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh :
Nhìn chung phong cách nghệ thuật Hồ Chí minh có nhiều nét độc đáo hấp dẫn ở nhiều thể loại như: chính luận, truyện, kí đến thơ ca. 
Đối với mỗi thể loại khác nhau đều vận dụng óc quan sát sắc bén, trái tim và tâm hồn nhạy cảm, phong phú đa dạng thống nhất. Cách viết ngắn gọn trong sáng giản dị sử dụng linh hoạt các thủ pháp và bút pháp nghệ thuật khác nhau.
 
* Luyện tập
1. Phân tích bài thơ Chiều Tối (Mộ) trong tập Nhật kí trong tù để làm rõ sự hòa hợp độc đáo giữa bút pháp cổ điển và bút pháp hiện đại của thơ Hồ Chí Minh.
Bài làm :
Mở bài : Trong suốt cuộc đời và sự nghiệp thơ văn của chủ tịch Hồ Chí Minh, có rất nhiều tác phẩm mang dấu ấn và có giá trị cho tới tận bây giờ. Một trong những tác phẩm lớn cần phải được nhắc tên đó là Nhật Ký Trong Tù (Ngục Trung Nhật Ký). Tác phẩm là điểm hội tụ của nhiều vẻ đẹp: từ tư tưởng mỹ học Hồ Chí Minh cho đến cốt cách cổ điển và những sáng tạo hiện đại. Bài thơ Chiều Tối (Mộ) là một minh chứng độc đáo và đặc sắc của nghệ thuật trong thơ Hồ Chí Minh.
 
               Phiên âm :
 
    Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ,
 
    Cô vân mạn mạn độ thiên không .
 
    Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc,
 
    Bao túc ma hoàn, lỗ dĩ hồng.
 
Dịch nghĩa :
 
    Chim mỏi về rừng tìn cây ngủ,
 
    Chòm mây lẻ loi trôi lững lờ trên tầng không .
 
    Thiếu nữ xóm núi xay ngô,
 
    Ngô vừa xong, lò than đã đỏ.
Thân bài:
Luận điểm 1: Vẻ đẹp tài hoa của cung cách cổ điển được thể hiện trong các bình diện: Thể thơ, niêm luật và đặc biệt là cách cảm thụ vẻ đẹp thiên nhiên – vẻ đẹp con người có những nét tương đồng với những hình ảnh cổ điển – của những vĩ nhân như thi thánh Đỗ Phủ.
- Đối với thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
Trong những bài tứ tuyệt của tập Nhật Ký Trong Tù – tứ tuyệt là một thể thơ niêm luật phức tạp và chặt chẽ, có nhiều bài lời thơ chất phát có tính hiện thực của thơ văn hiện đại
- Cảm hứng trên đường giải đi từ ngục này đến ngục khác, hình ảnh trong thơ chất phát đến mức mộc mạc, không thêm thắt, không văn hoa, mang tất cả sức nặng của cuộc sống đời thường.
Đối chiếu với những bài thơ Đường của Lý Bạch hoặc Đỗ Phủ
Luận điểm 2: Tính hiện đại của bài thơ được thể hiện qua vẻ đẹp dung dị, mộc mạc: Nghệ Thuật chấm phá của trường phái nghệ thuật hiện đại. Đó là những bức kí họa ghi được trong khi đi đường bằng vài nét đơn sơ. Nhà thơ cho ta xem một tập ảnh chụp rất nhanh về cuộc sống hằng ngày của mình trong tù. Không một chút nào có vẻ bố trí, với tất cả những đau khổ, những chéo nghoe về tự do và an nhiên của cuộc sống thường nhật với sự giam cầm, áp bức về tinh thần và vật chất ở trong lao.
Kết bài: 
Xuyên suốt tất cả các tác phẩm trong Nhật Ký Trong Tù không chỉ riêng bài thơ Chiều Tối (Mộ), đa số đều có âm hưởng của con người có tư tưởng hiện đại, phóng khoáng, nung nấu ý chí và khao khát tự do. Đồng thời nhìn nhận cuộc đời với con mắt mộc mạc, bình dị nhưng vẫn đẹp để trở thành những nét chấm phá trong cả bức tranh.
 
Câu 2: Những bài học thấm thía và sâu sắc mà anh (chị) tiếp thu được khi học và đọc những bài thơ trong tập Nhật Kí trong tù của Hồ Chí Minh?
 
Bài Học:
- Bài học về phẩm giá, cốt cách Hồ Chí Minh: Tư tưởng đạo lý làm người. Luôn hướng tới vẻ đẹp của tự do, vẻ đẹp của thiên nhiên tạo hóa. Đề cao tính dung dị, đơn sơ, mộc mạc trong cảnh và người.
Đó còn là một bài học trong việc đề cao cốt lõi của nghệ thuật: Nghệ thuật Vị Nhân Sinh (Vì Con Người). Nghệ thuật hi sinh cho cái đẹp thuộc về đạo đức và triết lý. Trân trọng vẻ đẹp của phương thức cổ điển và tiếp thu tính hiện đại.