Soạn bài Tuyên Ngôn Độc Lập Hồ Chí Minh - Phần 2 Tác phẩm
2. Việc trích dẫn băn Tuyên ngôn Độc lập (1776) cửa nước Mĩ và bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền (1791) của Cách mạng Pháp trong phần mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập của tác giả có ý nghĩa gì? (Đọc kĩ phẫn Tiểu dẫn, chú ý đối tượng mà Chủ tịch Hồ Chí Minh hướng tới để xác định cách trả lời
3. Trong phần thứ hai của bản Tuyên ngôn Độc lập, tác giả đã tập luận như thế nào để khẳng định quyền độc lập, tự do của nước Việt Nam ta?
4. Tác phẩm Tuyên ngôn Độc lập thể hiện phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh trong văn chính luận: lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, ngôn ngữ hùng hồn. Hãy làm sáng tỏ điều đó.
I. Đọc hiểu văn bản.
Câu 1 - trang 41 SGK ngữ văn 12 tập 1: Nêu bố cục của bản Tuyên ngôn Độc lập.
Trả lời
Có thể chia văn bản Tuyên Ngôn Độc Lập theo các phần như sau :
1. Từ đầu cho đến: Đó là những lẽ không phải ai cũng chối cãi được.
Nội dung: Những lí luận, cơ sở đầu tiên là nền tảng để vạch mặt xảo trá của thực dân Pháp trong đoạn văn bản tiếp theo.
2. Tiếp theo cho đến: Dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập
Nội dung:
- Tội ác của thực dân Pháp được thể hiện trên các bình diện: Chính trị, kinh tế và quân sự, cùng các luận chứng lịch sử rõ ràng, đồng thời ngợi ca tinh thần chiến đấu của quân dân ta, nêu những quyền lợi cơ bản, những điều mà đồng bào ta xứng đáng có được.
3. Đoạn còn lại của văn bản
Nội dung: Lời tuyên bố đất nước ta đã trở thành một nước hoàn toàn tự do, độc lập.
Câu 2 - Trang 41 SGK ngữ văn 12 tập 1: Việc trích dẫn băn Tuyên ngôn Độc lập (1776) cửa nước Mĩ và bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền (1791) của Cách mạng Pháp trong phần mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập của tác giả có ý nghĩa gì? (Đọc kĩ phẫn Tiểu dẫn, chú ý đối tượng mà Chủ tịch Hồ Chí Minh hướng tới để xác định cách trả lời.
- Văn bản này không chỉ truyền đến những người con đất Việt, mà còn có tầm ảnh hưởng lớn đến những đối tượng thù địch, trong và ngoài nước , toàn bộ các quốc gia, lãnh thổ trong khu vực và thế giới
- Nêu ra luận điệu xảo trá, lí lẽ lừa lọc của chủ nghĩa Thực dân, một đằng tuyên bố về các lí lẽ và quyền của con người nhưng một đằng lại vi phạm những điều cơ bản đấy.
- Một phần, đề cao những tư tưởng giáo lí về tự do, bình đẳng, về quyền con người của hai nước Pháp và Mĩ, phản đối chiến tranh.
Đây là nghệ thuật đòn bẩy, dùng biện pháp “gậy ông đập lưng ông”, làm cơ sở nền tảng cho những lí luận sau đó của Hồ chủ tịch.
Câu 3 - trang 42 SGK ngữ văn 12 tập 1: Trong phần thứ hai của bản Tuyên ngôn Độc lập, tác giả đã tập luận như thế nào để khẳng định quyền độc lập, tự do của nước Việt Nam ta?
Mở đầu là các luận chứng về tội ác của thực dân Pháp trong các bình diện về chính trị, kinh tế. Sau đó, Bác đã đưa ra những sự kiện lịch sử chuẩn xác nhằm làm chứng cứ cho tội ác của Pháp đã được nêu. Đặc biệt, là sự kiện được trước và vào ngày 09 tháng 03 năm nay (1945) vừa lược đủ tội ác của thực dân trong cả thập kỉ, sự đốn mạt, khốn nạn của chúng khi có ý định bán nước ta cho Nhật.
Trải qua việc “một cổ hai tròng” , những đau thương, mất mát, thiệt hại về người và của lớn, nhân dân ta đã chiến đấu anh dũng, xứng đáng được hưởng độc lập tự do.
Câu 4 - trang 42 SGK ngữ văn 12 tập 1: Tác phẩm Tuyên ngôn Độc Lập thể hiện phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh trong văn chính luận: Lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, ngôn ngữ hùng hồn. Hãy làm sáng tỏ điều đó.
Có thể thấy Tuyên Ngôn Độc Lập đã hội tụ đầy đủ những phong cách tiêu biểu trong nghệ thuật văn Chính Luận của Hồ Chí Minh
Trước hết, lời lẽ trong văn bản trong sáng, giản dị, gần gũi, hướng đến đối tượng người dân nước Việt Nam đang trong thời điểm “giặc dốt, giặc đói, giặc ngoại xâm” hoành hành. Tuy nhiên âm hưởng của câu nói và khí thế rất lớn, có sức vang vọng, kêu gọi, chúc mừng nhân dân đã giành thắng lợi, bước vào tháng ngày gây dựng cuộc sống mới của dân tộc.
Kế đến, lập luận của Bác được xây dựng trên nền tảng lớp lang, chặt chẽ, ngắn gọn, dễ dung nạp, tiếp thu. Từ việc đưa ra những luận điệu xảo trá, man rợ của lũ thực dân, Bác xây dựng nền tảng chính nghĩa mới, xây dựng niềm tin chính xác cho toàn bộ người dân.
Toàn bộ cuộc hành trình chiến đấu, chịu đựng gian khổ cũng như tội ác của thực dân Pháp suốt nửa thập kỉ đều được gói gọn trong vài nét phác họa về các bình diện: Kinh tế, chính trị, quân sự. Nhưng, chính nhờ những lời lẽ gợi hình ảnh, sự chắt lọc về chi tiết tiêu biểu của cuộc kháng chiến và quyền lợi người dân xứng đáng được hưởng khiến mạch văn cô đọng, khúc triết nhưng vẫn có sức tạo độ âm hưởng.
II. Luyện tập