Soạn bài Tây Tiến - Quang Dũng - SGK Ngữ văn 12
I. Đọc hiểu
1. Theo văn bản, bài thơ có bốn đoạn. Nêu ý chính cửa mỗi đoạn và chỉ ra mạch liên kết giữa các đoạn.
2. Nét đặc sắc của bức tranh thiên nhiên được vẽ ra ở đoạn thơ thứ nhất? Hình ảnh đoàn quân Tây Tiến hiện ra trên nền cảnh thiên nhiên ấy như thế nào?
3. Đoạn thơ thứ hại lại mở ra một thế giới khác với những vẻ đẹp mới của con người và thiên nhiên miền Tây, khác với cảnh vật ở đoạn thơ thứ nhất. Hãy phân tích để làm rõ vẻ đẹp ấy.
4. Phân tích hình ảnh người tính Tây Tiến được tác giả tập trung khắc hoạ ở đoạn thơ thứ ba. Qua đó, hãy làm rõ vẻ đẹp lãng mạn và chất bi tráng của hình ảnh người lính Tây Tiến.
5. Ở đoạn thơ thứ tư, nỗi nhớ Tây Tiến được diễn tả như thế nào? Vì sao nhà thơ viết “Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi”?
II. Luyện tập
1. Bút pháp của Quang Dũng trong bài thơ là bút pháp hiện thực hay lãng mạn? Phân tích, so sánh Tây Tiến với bài thơ Đồng chí của Chính Hữu để làm rõ bút pháp đó.
2. Qua bài thơ, anh (chị) hình dung như thế nào về chân dung người lính Tây Tiến.
2. Qua bài thơ, anh (chị) hình dung như thế nào về chân dung người lính Tây Tiến.
Lời giải:
I. Đọc, hiểu
Câu 1 - trang 90 SGK Ngữ văn 12 tập 1: Theo văn bản, bài thơ chia thành 4 đoạn. Nêu ý chính của mỗi đoạn và chỉ ra mạch liên kết giữa các đoạn?
Trả lời
Đoạn 1 : 14 câu thơ đầu: Hồi ức về những ngày hành quân gian khổ, đầy khó khăn của người chiến sĩ Tây Tiến.
Đoạn 2 : 8 câu thơ tiếp: Những kỉ niệm ùa về : Tình quân dân và vẻ đẹp khó quên của núi rừng Tây Bắc.
Đoạn 3 : 8 câu thơ tiếp theo: Khắc họa hình ảnh những người lính Tây Tiến và những hi sinh thầm lặng cả về vật chất, lẫn tinh thần.
Đoạn 4 : 4 câu thơ cuối cùng: những dư âm tồn đọng mãi về một cuộc chiến, về những người chiến sĩ Tây Tiến, vương vấn trong lòng tác giả.
Đoạn 2 : 8 câu thơ tiếp: Những kỉ niệm ùa về : Tình quân dân và vẻ đẹp khó quên của núi rừng Tây Bắc.
Đoạn 3 : 8 câu thơ tiếp theo: Khắc họa hình ảnh những người lính Tây Tiến và những hi sinh thầm lặng cả về vật chất, lẫn tinh thần.
Đoạn 4 : 4 câu thơ cuối cùng: những dư âm tồn đọng mãi về một cuộc chiến, về những người chiến sĩ Tây Tiến, vương vấn trong lòng tác giả.
Nhận xét : Mạch cảm xúc của bài thơ tự nhiên, hồn hậu tựa như bản đàn, có dạo đầu, có phân khúc cao trào mãnh liệt, và có những dư âm tồn đọng sâu lắng.
Câu 2 - trang 90 SGK Ngữ văn 12 tập 1:
Trả lời:
Nét đặc sắc của bức tranh thiên nhiên trong đoạn thơ thứ nhất và hình ảnh người lính Tây Tiến hiện lên trong đoạn thơ như thế nào?
• Bức tranh thiên nhiên khắc nghiệt, với những nét chấm phá dữ dội :
- “Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi / Mường Lát hoa về trong đêm hơi” : Cuộc hành trình gian truân kéo dài từ khi mặt trời còn chưa tỏ,cảnh vật còn “sương lấp” đến tận khi “trong đêm hơi”; những địa danh xa lạ với những chàng trai Hà Thành, càng khiến cho chặng đường trở nên gian khó, khắc nghiệt.
- "Dốc lên khúc khuỷu, thăm thẳm/ Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống" :
Bức tranh thiên nhiên hiện lên với vẻ đẹp hùng vĩ, oai hùng, tràn đầy nỗi sợ : “ngàn thước” , tưởng chừng con người chỉ là một điểm nhấn nhỏ bé trong bức tranh thiên nhiên đáng sợ và rộng lớn.
- Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi : Những cơn mưa rừng, gợi ra không gian mênh mông, đầy trắc trở.
- Thác gầm thét /Mường Hịch cọp trêu người : Chốn rừng thiêng nước độc mang vẻ đẹp hoang sơ, oai hùng, và đầy bí hiểm.
• Hình ảnh người lính Tây Tiến hiện lên với thái độ lạc quan, vẫn miệt mài thực hiện nghĩa vụ của mình
- “Heo hút cồn mây súng ngửi trời”: sự bất khuất, dũng cảm đối mặt với những gian khó, bất chấp nguy hiểm của cuộc chiến hay sự uy mãnh của thiên nhiên đang đe dọa.
- “Gục lên súng mũ bỏ quên đời”, nguy hiểm là vậy, cái chết không thể tránh khỏi, nhưng câu thơ cho người đọc thấy những người lính ấy vẫn lạc quan, vẫn tiếp tục chiến đấu, đốt hết “lửa nhiệt” trong tâm hồn. Và để trút lại sau lưng những khó nhọc, họ vẫn mơ về những “Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”: tình thương, kỉ niệm, nguồn sức mạnh tiếp cho họ động lực bước trên con đường của mình.
⇒ Bức tranh thiên nhiên càng gian khó, khốc liệt bao nhiêu, càng thách thức bao nhiêu, lòng người lại như đá, như sắt, ý chí kiên trì, bền bỉ, không quản gian truân.
• Bức tranh thiên nhiên khắc nghiệt, với những nét chấm phá dữ dội :
- “Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi / Mường Lát hoa về trong đêm hơi” : Cuộc hành trình gian truân kéo dài từ khi mặt trời còn chưa tỏ,cảnh vật còn “sương lấp” đến tận khi “trong đêm hơi”; những địa danh xa lạ với những chàng trai Hà Thành, càng khiến cho chặng đường trở nên gian khó, khắc nghiệt.
- "Dốc lên khúc khuỷu, thăm thẳm/ Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống" :
Bức tranh thiên nhiên hiện lên với vẻ đẹp hùng vĩ, oai hùng, tràn đầy nỗi sợ : “ngàn thước” , tưởng chừng con người chỉ là một điểm nhấn nhỏ bé trong bức tranh thiên nhiên đáng sợ và rộng lớn.
- Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi : Những cơn mưa rừng, gợi ra không gian mênh mông, đầy trắc trở.
- Thác gầm thét /Mường Hịch cọp trêu người : Chốn rừng thiêng nước độc mang vẻ đẹp hoang sơ, oai hùng, và đầy bí hiểm.
• Hình ảnh người lính Tây Tiến hiện lên với thái độ lạc quan, vẫn miệt mài thực hiện nghĩa vụ của mình
- “Heo hút cồn mây súng ngửi trời”: sự bất khuất, dũng cảm đối mặt với những gian khó, bất chấp nguy hiểm của cuộc chiến hay sự uy mãnh của thiên nhiên đang đe dọa.
- “Gục lên súng mũ bỏ quên đời”, nguy hiểm là vậy, cái chết không thể tránh khỏi, nhưng câu thơ cho người đọc thấy những người lính ấy vẫn lạc quan, vẫn tiếp tục chiến đấu, đốt hết “lửa nhiệt” trong tâm hồn. Và để trút lại sau lưng những khó nhọc, họ vẫn mơ về những “Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”: tình thương, kỉ niệm, nguồn sức mạnh tiếp cho họ động lực bước trên con đường của mình.
⇒ Bức tranh thiên nhiên càng gian khó, khốc liệt bao nhiêu, càng thách thức bao nhiêu, lòng người lại như đá, như sắt, ý chí kiên trì, bền bỉ, không quản gian truân.
Câu 3 - trang 90 SGK Ngữ văn 12 tập 1: Đoạn thơ thứ hai mở ra một thế giới khác với những vẻ đẹp của con người về thiên nhiên miền Tây khác với đoạn thơ thứ nhất. Hãy phân tích để làm rõ vẻ đẹp đó.
Trả lời:
- Đoạn thơ thứ hai, Quang Dũng tập trung xây dựng những nét hào hoa, lãng mạn, vẻ đẹp sâu thẳm trong tâm hồn những người lính trẻ.
- Đoạn thơ là bức tranh cảnh vật và con người hòa quyện làm một, giữa những ánh lửa chập chùng, giữa tiếng khèn, giữa chiều sương, hình ảnh “em” xuất hiện, hình ảnh “dáng người độc mộc”. Trong những “khoảng lặng của bom đạn”, người chiến sĩ nhớ về những thứ thanh bình, yên ả nhất, đó là tình yêu thương nồng đượm – tình quân dân, tình yêu của đôi lứa. Tất cả hòa quyện lại thành một bức tranh đầy thi vị
- “Người đi Châu Mộc chiều sương ấy” trở thành khoảng không gian trữ tình , phép nhân hóa “hồn lau nẻo bến bờ” gợi vẻ đẹp của người con gái Tây Bắc, hay cũng chính là lòng người, phép nhân hóa làm câu thơ thêm có hồn, thêm uyển chuyển, gợi lên nhiều dư vị.
- Đoạn thơ là bức tranh cảnh vật và con người hòa quyện làm một, giữa những ánh lửa chập chùng, giữa tiếng khèn, giữa chiều sương, hình ảnh “em” xuất hiện, hình ảnh “dáng người độc mộc”. Trong những “khoảng lặng của bom đạn”, người chiến sĩ nhớ về những thứ thanh bình, yên ả nhất, đó là tình yêu thương nồng đượm – tình quân dân, tình yêu của đôi lứa. Tất cả hòa quyện lại thành một bức tranh đầy thi vị
- “Người đi Châu Mộc chiều sương ấy” trở thành khoảng không gian trữ tình , phép nhân hóa “hồn lau nẻo bến bờ” gợi vẻ đẹp của người con gái Tây Bắc, hay cũng chính là lòng người, phép nhân hóa làm câu thơ thêm có hồn, thêm uyển chuyển, gợi lên nhiều dư vị.
Nhận xét : Phải có bút lực, phải có tình yêu thương chân thành những miền đất Tây Bắc ấy, phải có một hồn thơ, thực thơ, và một bản lĩnh để cất lên thứ giọng trữ tình nhưng không yếu mềm , Quang Dũng mới có thể lưu lại một dư âm xót xa, nhưng hi vọng đến thế !
Câu 4 - trang 90 SGK Ngữ văn 12 tập 1: Hình ảnh người lính Tây Tiến được lặp lại trong đoạn thơ thứ ba. Hãy làm rõ vẻ đẹp lãng mạn và tính chất bi tráng của hình ảnh người lính.
Trả lời
Hình ảnh người lính Tây Tiến hiện lên với vẻ lãng mạn và bi tráng, giữa hững vất vả, khó khăn, vẻ đẹp lãng mạn, hào hoa vẫn hiện lên cùng với giọng thơ oai hùng, kiêu bạc.
“Đoàn binh không mọc tóc /Quân xanh màu lá dữ oai hùm” : Đoàn bình không mọc tóc, do họ tự cạo tóc hay do căn bệnh sốt rét đã làm họ rụng hết tóc. Làn da xanh xao, ốm yếu và nhợt nhạt. Những khó khăn, mà người lính Tây Tiến phải trải qua được Quang Dũng nhìn nbằng ánh mắt oai hùng, uy nghiêm, đầy chất thơ: “đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”: là những tình cảm chân thành, thầm kín, một nỗi lòng âm ỉ trong những người trẻ tuổi.
“Đoàn binh không mọc tóc /Quân xanh màu lá dữ oai hùm” : Đoàn bình không mọc tóc, do họ tự cạo tóc hay do căn bệnh sốt rét đã làm họ rụng hết tóc. Làn da xanh xao, ốm yếu và nhợt nhạt. Những khó khăn, mà người lính Tây Tiến phải trải qua được Quang Dũng nhìn nbằng ánh mắt oai hùng, uy nghiêm, đầy chất thơ: “đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”: là những tình cảm chân thành, thầm kín, một nỗi lòng âm ỉ trong những người trẻ tuổi.
Ngay trước cả cái chết “chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”: thì vẻ đẹp kiêu bạc vẫn hiện lên. Không ủy mị, đau thương , không một lời xót xa. Và họ không nề hà thân xác họ, họ hi sinh và cả những hi sinh đó cũng trở thành niềm cảm hứng cho núi sông : “Sông Mã gầm lên khúc độc hành”.
Câu 5 - trang 90 SGK Ngữ văn 12 tập 1: Ở đoạn cuối, nỗi nhớ Tây Tiến được diễn tả như thế nào? Vì sao nhà thơ viết: “Hồn về sầm Nữa chẳng về xuôi"?
Trả lời
Một lần nữa, Quang Dũng dùng giọng nói của những bậc trượng phu, những đấng anh hào, những vị anh hùng để nói lên nỗi nhớ thăm thẳm trong tim.: “Đường lên thăm thẳm một chia phôi”. Không hẹn, không thề, không rõ ngày về , trong giọng nói có cả sự quyết tâm, nhưng cũng có những xao xuyến, bồi hồi, có cả cõi lòng đang trĩu nặng. Với Quang Dũng, Tây Tiến là con đường một đi không trở lại, đó là những kỉ niệm, là tuổi trẻ, là xương máu, là nhiệt huyết của tâm hồn.
II. Luyện tập
Câu 1 – Luyện tập - Trang 90 SGK ngữ văn 12 tập 1: Bút pháp của Quang Dũng trong bài thơ là bút pháp hiện thực hay lãng mạn? Phân tích, so sánh Tây Tiến với bài thơ Đồng chí của Chính Hữu để làm rõ bút pháp đó.
Trả lời:
* Bút pháp của Quang Dũng trong bài thơ là bút pháp lãng mạn.
– Tác giả tập trung tô đậm cái đặc biệt, phi thường cái hùng vĩ, hoang sơ của núi rừng và vẻ đẹp hào hùng nhưng cũng rất đỗi hào hoa của người lính Tây Tiến.
* So sánh với bài Đồng chí (Chính Hữu).
– Cảnh và người được được thể hiện trong cảm hứng hiện thực.
– Tác giả tập trung tô đậm cái bình thường, cái có thật của cuộc sống: hình ảnh người nông dân cày lam lũ, sức mạnh của tinh thần đồng đội kề vai sát cánh bên nhau (Súng bên súng đầu sát bên đầu / Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ).
– Tác giả tập trung tô đậm cái đặc biệt, phi thường cái hùng vĩ, hoang sơ của núi rừng và vẻ đẹp hào hùng nhưng cũng rất đỗi hào hoa của người lính Tây Tiến.
* So sánh với bài Đồng chí (Chính Hữu).
– Cảnh và người được được thể hiện trong cảm hứng hiện thực.
– Tác giả tập trung tô đậm cái bình thường, cái có thật của cuộc sống: hình ảnh người nông dân cày lam lũ, sức mạnh của tinh thần đồng đội kề vai sát cánh bên nhau (Súng bên súng đầu sát bên đầu / Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ).
Câu 2 – Luyện tập - Trang 90 SGK ngữ văn 12 tập 1: Qua bài thơ, anh (chị) hình dung như thế nào về chân dung người lính Tây Tiến.
Trả lời:
* Vẻ đẹp hào hùng nhưng cũng rất đỗi hào hoa của người lính Tây Tiến:
– Khí phách ngang tàng, tinh thần lạc quan trước khó khăn, gian khổ
– Hoàn cảnh chiến đấu vô cùng gian khổ: bệnh sốt rét, hành quân trên địa hình hiểm trở, thiên nhiên ẩn chứa những điều nguy hiểm, cái chết luôn cận kề.
– Họ vẫn dấn thân, bất chấp hiểm nguy, vượt qua núi cao, vực sâu, thú dữ, bệnh tật.
– Tinh thần lạc quan, yêu đời thể hiện qua cách nói táo bạo “súng ngửi trời”, “không mọc tóc”…
* Sự hào hùng gắn liền với bi tráng: Khi viết về những người lính Tây Tiến, Quang Dũng đã nói tới cái chết, sự hi sinh nhưng không gây cảm giác bi lụy, tang thương.
– Khí phách ngang tàng, tinh thần lạc quan trước khó khăn, gian khổ
– Hoàn cảnh chiến đấu vô cùng gian khổ: bệnh sốt rét, hành quân trên địa hình hiểm trở, thiên nhiên ẩn chứa những điều nguy hiểm, cái chết luôn cận kề.
– Họ vẫn dấn thân, bất chấp hiểm nguy, vượt qua núi cao, vực sâu, thú dữ, bệnh tật.
– Tinh thần lạc quan, yêu đời thể hiện qua cách nói táo bạo “súng ngửi trời”, “không mọc tóc”…
* Sự hào hùng gắn liền với bi tráng: Khi viết về những người lính Tây Tiến, Quang Dũng đã nói tới cái chết, sự hi sinh nhưng không gây cảm giác bi lụy, tang thương.
+ Mở rộng xem đầy đủ