Soạn bài Sóng - Xuân Quỳnh - Ngữ văn 12 tập 1

I. Đọc hiểu

1. Anh (chị) có nhận xét gì về âm điệu, nhịp điệu của bài thơ ? Âm điệu, nhịp điệu đó được tạo nên bởi những yếu tố nào ?

2. Hình tượng bao trùm, xuyên suốt bài thơ là hình tượng sóng. Mạch liên kết các khổ thơ là những khám phá liên tục về sóng. Hãy phân tích hình tượng này.

3. Giữa sóng và em trong bài thơ có mối quan hệ như thế nào ? Anh (chị) có nhận xét gì về nghệ thuật kết cấu của bài thơ ? Người phụ nữ đang yêu tìm thấy sự tương đồng giữa các trạng thái của tâm hồn mình với những con sóng. Hãy chỉ ra sự tương đồng đó.

4. Bài thơ là lời tự bạch của một tâm hồn phụ nữ đang yêu. Theo cảm nhận của anh (chị), tâm hồn người phụ nữ đó có đặc điểm gì ?

II. Luyện tập
Có nhiều câu thơ, bài thơ so sánh tình yêu với sóng và biển. Hãy sưu tầm những câu thơ, bài thơ đó.
Lời giải:
I. Đọc hiểu
Câu 1 - Trang 156 SGK ngữ văn 12 tập 1: Anh (chị) có nhận xét gì về âm điệu, nhịp điệu của bài thơ ? Âm điệu, nhịp điệu đó được tạo nên bởi những yếu tố nào ?
 
Trả lời
 
- Âm điệu và nhịp điệu bài thơ mềm mại, như những đợt sóng ập vào bờ, dào dạt, bộc lộ cõi lòng một cách cô đúc, khúc triết.
- Âm điệu, nhịp điệu đó đã được tạo bởi yếu tố: thể thơ 5 chữ, bút pháp trữ tình – lãng mạn, nhịp điệu da diết, nhẹ nhàng, mềm mại, đi theo cấu tứ - mạch cảm xúc của bài thơ một cách nhuần nhuyễn.
 
Câu 2 - Trang 156 SGK ngữ văn 12 tập 1:  Hình tượng bao trùm, xuyên suốt bài thơ là hình tượng sóng. Mạch liên kết các khổ thơ là những khám phá liên tục về sóng. Hãy phân tích hình tượng này.

Trả lời
 
- Hình tượng nghệ thuật đại diện cho chủ thể trữ tình trong bài thơ là sự xuất hiện với mật độ dày đặc: những con sóng.
- “Sóng” đại diện cho đời sống tâm hồn phong phú, cho những khát vọng cháy bỏng, về cuộc sống bình dị của người phụ nữ với trái tim nồng ấm hồn hậu,... Song hành cùng hình tượng “em” thể hiện các bình diện của con người đang chìm đắm vào trong thế giới của xúc cảm khi đối diện với những xúc tác của đời sống. 
- Hai hình tượng “Sóng” và “em” luôn song hành xuyên suốt bài thơ, bổ sung cho nhau, làm nổi bật tâm tư tình cảm của người con gái với những đối cực và sự dồn nén trong cảm xúc, với những băn khoăn, trắc trở về cuộc đời, đó cũng là biểu hiện cho một khát vọng tình yêu cồn cào, tha thiết, cháy bỏng, mong muốn được hòa nhập, được “tan ra” cùng tình yêu biển lớn, tình yêu cuộc đời.
 
Câu 3 - Trang 156 SGK ngữ văn 12 tập 1:  Giữa sóng và em trong bài thơ có mối quan hệ như thế nào ? Anh (chị) có nhận xét gì về nghệ thuật kết cấu của bài thơ ? Người phụ nữ đang yêu tìm thấy sự tương đồng giữa các trạng thái của tâm hồn mình với những con sóng. Hãy chỉ ra sự tương đồng đó.
 
Trả lời
 
- Hai hình tượng có sự quấn quít, tương thích, song hành cùng nhau xuyên suốt cả bài thơ. Sự phát triển của hình tượng Sóng với trạng thái thuộc hai cực đối lập, từ dữ dội, đến dịu êm đã trở thành nền tảng để nói lên cõi lòng của nhân vật trữ tình “em”.
- Từ đó mà tìm ra “tiếng nói chung” để được hòa tan vào cùng biến lớn tình yêu, biển lớn cuộc đời, góp phần xây dựng đời sống tinh thần phong phú cho chủ thể trữ tình.
- Kết cấu bài thơ là mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình. Khi tương tác với thế giới tự nhiên khách quan, tạo ra chất xúc tác với thế giới tâm hồn từ đó trở thành khát vọng, lí tưởng, tiếng nói chung cho hai hình tượng sóng đôi: Sóng - Em.
 
Câu 4 - Trang 157 SGK ngữ văn 12 tập 1:  Bài thơ là lời tự bạch của một tâm hồn phụ nữ đang yêu. Theo cảm nhận của anh (chị), tâm hồn người phụ nữ đó có đặc điểm gì ?
 
Trả lời
 
- Cảm xúc bài thơ không chỉ gói gọn trong những suy nghĩ tình cảm, nó còn là sự dằn vặt tự thân, sự trải nghiệm đối diện trước muôn ngả của cuộc đời, khát vọng được hòa nhập được cống hiến.
- Bài thơ là quá trình trải nghiệm của tuổi trẻ, tâm hồn người phụ nữ trở nên nhạy cảm, dễ tiếp nhận những khách thể đời sống xung quanh, song đó cũng là trái tim với ước vọng thủy chung, khát khao những ước muốn đời thường, bình dị, thể hiện lí tưởng khát vọng lớn khi đặt tình cảm cá nhân, tình yêu trong mối quan hệ cộng đồng.
 
II. Luyện tập
 
Câu hỏi – Luyện tập - Trang 157 SGK ngữ văn 12 tập 1: Có nhiều câu thơ, bài thơ so sánh tình yêu với sóng và biển. Hãy sưu tầm những câu thơ, bài thơ đó.
 
Trả lời:
 
Một số câu thơ, bài thơ so sánh tình yêu với sóng biển:
Ví dụ 1:
Chỉ có thuyền mới hiểu
Biển mênh mông nhường nào
Chỉ có biển mới biển
Thuyền đi đâu về đâu
Những ngày không gặp nhau
Biển bạc đầu thương nhớ
Những ngày không gặp nhau
Lòng thuyền đau rạn rỡ
 
(Thuyền và biển – Xuân Quỳnh)
 
Ví dụ 2:
Anh không xứng làm biển xanh
Nhưng anh muốn em là bờ cát trắng
Bờ cát dài phẳng lặng
Soi ánh nắng pha lê…

Anh xin làm sóng biếc
Hôn mãi cát vàng em
Hôn thật khẽ, thật êm
Hôn êm đềm mãi mãi.
 
(Biển – Xuân Diệu)