Soạn bài Ông già và biển cả Hê-Minh-Uê

1. Hình ảnh những vòng lượn của con cá kiếm được nhắc đi nhắc lại trong đoạn văn gợi lên những đặc điểm gì về cuộc đấu giữa ông lão và con cá kiếm (thời điểm, phong độ, tư thế....)? 


2. Cảm nhận về con cá kiếm tập trung vào những giác quan nào của ông lão? Chứng minh rằng những chi tiết này gợi lên một sự tiếp nhận từ xa đến gần, từ bộ phận đến toàn thể? 


3. Hãy phát hiện thêm một lớp ý nghĩa mới: Phải chăng ông lão chỉ cảm nhận đối tượng bằng giác quan của một người đi săn, một kẻ chỉ nhằm tiêu diệt đối thủ của mình? Hãy tìm những chi tiết chứng tỏ một cảm nhận khác lạ ở đây, từ đó hãy nhận xét về mỗi liên hệ giữa ông lão và con cá kiến? 


4. So sánh hình ảnh con cá kiếm trước và sau khi ông lão chiếm được nó. Điều này gợi cho anh(chị) suy nghĩ gì? Vì sao có thể coi con cá Kiếm như một biểu tượng. 

 

Lời giải:

Câu 1 trang 135 - SGK Ngữ văn 12 tập 2:  Hình ảnh những vòng lượn của con cá kiếm được nhắc đi nhắc lại trong đoạn văn gợi lên những đặc điểm gì về cuộc đấu giữa ông lão và con cá kiếm (thời điểm, phong độ, tư thế....)? 
 

Trả lời:


+ Những vòng lượn được nhắc lại rất nhiều lần gợi ra được vẻ đẹp hùng dũng, ngoan cường của con cá trong cuộc chiến đấu ấy.
+ Cuộc chiến đấu đã tới chặng cuối, hết sức căng thẳng nhưng cũng hết sức đẹp đẽ. 
+ Những vòng lượn của con cá hẹp dần. Nó đã yếu đi nhưng nó vẫn không khuất phục, lão nghĩ: "Tao chưa bao giờ thấy ai hùng dũng, duyên dáng, bình tĩnh, cao thượng hơn mày".
=> Nhà văn miêu tả vẻ đẹp của con cá cũng là để đề cao vẻ đẹp của con người  lao động: giản dị và ngoan cường thực hiện bằng ước mơ của mình.

Câu 2 trang 135 - SGK Ngữ văn 12 tập 2:  Cảm nhận về con cá kiếm tập trung vào những giác quan nào của ông lão? Chứng minh rằng những chi tiết này gợi lên một sự tiếp nhận từ xa đến gần, từ bộ phận đến toàn thể? 

Trả lời

Cảm nhận về con cá kiếm tập trung vào nhiều giác quan của một người đi săn như từ:thị giác, xúc giác. Cảm nhận qua xúc giác vẫn có phần gián tiếp (qua sợi dây, qua mũi lao) nhưng rất mãnh liệt và ngày càng đau đớn.
=> Con cá được miêu tả từ xa đến gần, từ bộ phận đến toàn thể qua xúc giác và thị giác của ông lão:
+ Thoạt đầu, bằng thị giác ông trông thấy từ xa: "Một cái bóng đen vượt dài qua dưới con thuyền, đến mức lão không thể tin nổi độ dài của nó”.
+ Lại gần hơn, bằng thị giác ông lão trông thấy con cá gần hơn: “Cái đuôi lướn hơn cả chiếc lưỡi hái lớn, màu tím hồng dựng trên mặt đai dương xanh thẫm", “Cánh vi trên lưng xếp lại, còn bộ vây to sụ bên sườn xòe rộng”.
+ Gần hơn nữa con cá “phóng vút lên khỏ mặt nước phô hết tầm vóc khổng lồ, vẻ đẹp và sức lực", "Nằm ngửa phơi cái bụng ánh bạc của nó lên trời”.

Câu 3 trang 135 - SGK Ngữ văn 12 tập 2:  Hãy phát hiện thêm một lớp ý nghĩa mới: Phải chăng ông lão chỉ cảm nhận đối tượng bằng giác quan của một người đi săn, một kẻ chỉ nhằm tiêu diệt đối thủ của mình? Hãy tìm những chi tiết chứng tỏ một cảm nhận khác lạ ở đây, từ đó hãy nhận xét về mỗi liên hệ giữa ông lão và con cá kiến? 

Trả lời:


- Ông lão không chỉ cảm nhận đối tượng bằng giác quan của một người đi săn, một kẻ chỉ nhằm tiêu diệt đối thủ của mình mà còn bằng  cảm nhận con cá như một con người, như đối thủ xứng tầm người bạn, người anh em, cảm phục nó.
- Chứng minh:
+ Ông lão lại nói chuyện với con cá bằng những lời thân thiện

=> Lời đối thoại cho thấy con cá là một nhân vật thật sự cũng như thái độ ứng xử của ông già trước thiên nhiên, con người bắt buộc phải khai thác thiên nhiên để mưu cầu sự sống nhưng luôn biết ơn và trân trọng thiên nhiên, nhất là cảm phục trước vẻ đẹp của nó.
- Mối liên hệ giữa ông lão và con cá: đa diện, phức tạp.
   + Người đi câu - con mồi được câu..
   + Hai người bạn cảm thông. 
   + Mối quan hệ giữa cái đẹp và người thưởng thức, hướng tới cái đẹp, giữa con người và môi trường.

Câu 4 trang 135 - SGK Ngữ văn 12 tập 2: So sánh hình ảnh con cá kiếm trước và sau khi ông lão chiếm được nó. Điều này gợi cho anh (chị) suy nghĩ gì? Vì sao có thể coi con cá Kiếm như một biểu tượng. 
 

Trả lời:


* So sánh:
- Hình ảnh con cá kiếm trước khi ông lão chiếm được:
+ Con cá khổng lồ  ông lão – một người đi biển cừ khôi cũng phải kinh ngạc
+ Khôn ngoan, kiên cường và có sức chịu đựng tốt.
=> Con cá có sức mạnh ghê gớm, sự oai phong và kì vĩ.như một đối thủ đáng gờm của ông lão, báo hiệu một cuộc chiến đấu cật lực, gay cấn, đầy ý nghĩa
- Hình ảnh con cá sau khi ông lão chiếm được:
+  Dường như không chấp nhận cái chết,
+  Phơi cái bụng ánh bạc của nó lên trời, biển đổi màu bởi máu loang từ tim cá.
=> Ngay cả khi đối mặt với cái chết, con cá vẫn thể hiện được sự kiêu hãnh, oai hùng và giờ đây trở nên cụ thể hiện thực.
* Con cá Kiếm là một biểu tượng của vẻ đẹp và sức mạnh của thiên nhiên. Biểu tượng cho những chông gai và thử thách của cuộc đời cho lý tưởng và hoài bão của nghệ thuật mà con người theo đuổi. 

Luyện tập


Câu 1 - Luyện tập trang 135 - SGK Ngữ văn 12 tập 2:  Ngoài việc miêu tả bằng lời của người kể chuyện, còn có loại ngôn ngữ nào trực tiếp nói lên hành động và thái độ của ông lão trước con cá kiếm nữa không? Sử dụng loại ngôn ngữ này có tác dụng gì khi nói lên mối quan hệ giữa ông lão và con cá Kiếm? 
 

Trả lời:


* Ngoài việc miêu tả bằng lời của người kể chuyện, còn có loại ngôn ngữ trực tiếp nói lên hành động và thái độ của ông lão trước con cá kiếm đó là :
 - Ngôn ngữ đối thoại, độc thoại nội tâm: Độc thoại nội tâm: lúc thầm kín, lúc bộc ra thành tiếng (ngôn từ đối thoại). Đan xen lời kể, độc thoại, đối thoại .
=> Độc thoại nội tâm và đối thoại góp phần bộc lộ rõ chân dung nhân vật, tạo chiều sâu cho tác phẩm, thể hiện rõ hơn nguyên lí “tảng băng trôi" trong tác phẩm.
Loại ngôn ngữ này có tác dụng diễn tả chân thực, trực tiếp của người trong cuộc về mỗi quan hệ giữa ông lão và con cá kiếm. Thể hiện được sự thành thật, hợp lý từ trong trái tim nhân vật và hành động nhân vật trong việc nêu lên mỗi quan hệ giữa ông lão và cá kiếm. 

Câu 2 - Luyện tập trang 135 - SGK Ngữ văn 12 tập 2:  Tên tác phẩm (nguyên văn tiếng anh là The old man and the sea) trong bản dịch ở Việt Nam đều được bổ sung thêm một định ngữ: "Ông già và biển cả". Nếu dịch đúng nguyên văn, chỉ còn: "Ông già và biển". Anh chị thích cách dịch nào hơn? Vì sao? 
 

Trả lời:


Em thích "Ông già và biển cả" hơn vì:
+ Biển cả có nghĩa rộng hơn biển. Cả nghĩa là lớn. Mặt khác từ cả có âm a gợi sự bao la, vô tận. 
=> "Ông già và biển cả" tạo ra sự kì vĩ, nâng hình tượng ông già trở nên hùng mạnh hơn, dũng cảm mạnh mẽ hơn tựa như biển cả bao la, bất khả, chiến bại.