Soạn bài Nhân vật giao tiếp
1. Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi:
"Mỗi Lần....... Cười Tít"
a. Trong hoạt động giao tiếp trên, các nhân vật giao tiếp có đặc điểm như thế nào về lứa tuổi, giới tính, tầng lớp xã hội?
b. Các nhân vật giao tiếp chuyển đổi vai người nói, vai người nghe và luân phiên lượt lời ra sao? Lời đầu tiên của nhân vật thị hướng tới ai? .
c. Các nhân vật giao tiếp trên có bình đẳng về vị thế xã hội không?
2. Đọc đoạn trích sau và phân tích các câu hỏi nêu ở dưới
"Thoáng nhìn qua,.... Mau lên! "
a. Trong đoạn trích trên có những nhân vật giao tiếp nào? Trường hợp nào bá kiến nói với một người nghe, trường hợp nào nói với nhiều người nghe?
b. Vị thế của Bá Kiến so với từng người nghe như thế nào? Điều đó chi phối cách nói và lời nói của Bá Kiến ra làm sao?
b. Vị thế của Bá Kiến so với từng người nghe như thế nào? Điều đó chi phối cách nói và lời nói của Bá Kiến ra làm sao?
d, Với chiến lược giao tiếp như trên Bá Kiến có đạt được mục đích giao tiếp và hiệu quả giao tiếp hay không? Những người nghe trong cuộc hội thoại với Bá Kiến phản ánh như thế nào khi nghe những lời nói của Bá Kiến?
Luyện tập
"Anh Mịch nhăn nhó...... Đừng kêu. "
"Bỗng dưng tất cả....... Ngài đến gần"
"Bà lão láng giềng.... Băn khoăn"
a. Bà lão láng giếng và chị Dậu có quan hệ với nhau như thế nào? Điều đó chi phối lời nói và cách nói của hai người đối với nhau ra sao?
Câu 1 trang 18 - SGK Ngữ văn 12 tập 2: Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi
"Mỗi Lần....... Cười Tít"
a. Trong hoạt động giao tiếp trên, các nhân vật giao tiếp có đặc điểm như thế nào về lứa tuổi, giới tính, tầng lớp xã hội?
Trả lời:
Nhân vật giao tiếp là:Tràng, những cô gái,thị. Những nhân vật đó có đặc điểm :(Trẻ tuổi, Tràng là nam, còn lại là nữ.họ là bần nông, nghèo khổ)
b. Các nhân vật giao tiếp chuyển đổi vai người nói, vai người nghe và luân phiên lượt lời ra sao? Lời đầu tiên của nhân vật thị hướng tới ai? .
Trả lời:
Các nhân vật giao tiếp chuyển đổi vai người nói, vai người nghe và luân phiên lượt lời với nhau. Người nói có người nghe, luân phiên nhau giao tiếp.
-Lượt lời đầu tiên của "thị" là hướng tới Tràng.
c. Các nhân vật giao tiếp trên có bình đẳng về vị thế xã hội không?
Trả lời:
. Họ bình đẳng về vị thế xã hội,đều là người dân lao động nghèo
d. Họ có quan hệ xa lạ hay thân tình khi bắt đầu cuộc giao tiếp?
Trả lời:
Lúc đầu họ có quan hệ xa lạ . nhưng sau đó họ trở nên thân tình
e. Những đặc điểm về vị thế xã hội, quan hệ thân sơ, lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp,.... Chi phối lòi nói các nhân vật như thế nào?
Trả lời:
Những đặc điểm chi phối lời nói của các nhân vật giao tiếp là:
- quan hệ thân sơ :chưa quen => trêu đùa, thăm dò,quen rồi trở nên mạnh dạn hơn
- Cùng lứa tuổi, cảnh ngộ => sau đó giao tiếp rất suồng sã.,không cần giữ ý tứ, lon ton,liếc mắt...
Cùng nghề nghiệp là nhặt thóc bên đường nên chi phối lời nói các cô gái trở nên i rất bình
Câu 2 trang 19 - SGK Ngữ văn 12 tập 2: : Đọc đoạn trích sau và phân tích các câu hỏi nêu ở dưới
"Thoáng nhìn qua,.... Mau lên! "
a. Trong đoạn trích trên có những nhân vật giao tiếp nào? Trường hợp nào bá kiến nói với một người nghe, trường hợp nào nói với nhiều người nghe?
Trả lời:
Trong đoạn trích trên có những nhân vật giao tiếp là:- Bá Kiến,Mấy bà vợ Bá Kiến - Bọn người làng, Chí Phèo, Lí Cường
Bá Kiến nói với một người nghe trong trường hợp nói với:Chí Phèo, Lí Cường;
Bá kiến nói với nhiều người nghe là lúc nói với :mấy bà vợ, dân làng.
b. Vị thế của Bá Kiến so với từng người nghe như thế nào? Điều đó chi phối cách nói và lời nói của Bá Kiến ra làm sao?
Trả lời:
Với mấy bà vợ:Bá Kiến có vị thế là chồng cho nên chi phối cách nói của Bá Kiến là:quát đuổi về
Với dân làng Bá Kiến cụ lớn=> chi phối lời nói có vẻ tôn trọng
-Với Lí Cường Bá kiến có vị thê là cha => Bá kiến có lời quát đuổi con
Với Chí Phèo,Bá Kiến có vị thế là kẻ thù>bá kiến có lời nói vừa thăm dò, vừa dỗ dành.
c. Đối với Chí Phèo, Bá Kiến thực hiện một chiến lược giao tiếp như thế nào? Hãy phân tích cụ thể chiến lược đó theo các bước....?
Trả lời:
(1) Bá Kiến tìm cách đuổi hết mọi người vừa để tránh to chuyện vừa cô lập Chí Phèo. Chí Phèo cảm thấy đơn độc, nhuệ khí tan dần theo hơi rượu.
(2) Bá Kiến đã vuốt giận Chí Phèo bằng lời lẽ ngọt ngào và cách xưng hô tâng bốc, những lời nói nhẹ nhàng, khích lệ, động viên và hành động như người quen thân lâu ngày mới gặp.
(3) Để Chí Phèo không xem là đối địch, Bá Kiến đã nhận Chí Phèo là người nhà, là họ hàng. Cách nâng vị thế giao tiếp làm cho Chí Phèo hãnh diện vì được ngang hàng với gia đình danh giá nhất làng, chắng mấy chốc hắn quên mất ý định ban đầu.
(4) Mục đích dập tắt ngọn lửa căm thù trong lòng Chí Phèo, bóp chết ý định trả thù của Chí trong trứng nước.
d. Với chiến lược giao tiếp như trên Bá Kiến có đạt được mục đích giao tiếp và hiệu quả giao tiếp hay không? Những người nghe trong cuộc hội thoại với Bá Kiến phản ánh như thế nào khi nghe những lời nói của Bá Kiến?
Trả lời:
Với chiến lược giao tiếp như trên Bá Kiến đạt được mục đích giao tiếp và hiệu quả giao tiếp ,đều răm rắp nghe lời Bá Kiến.:
- Chí Phèo bị khuất phục, thấy lòng nguôi nguôi ...
- Các bà con thì tản về,
Luyện tập
Câu 1 trang 21 - SGK Ngữ văn 12 tập 2: Phân tích sự chi phối của vị thế xã hội ở các nhân vật đối với lời nói của họ trong đoạn trích sau:
"Anh Mịch nhăn nhó...... Đừng kêu. "
Trả lời:
Hai nhân vật giap tiếp là anh Mịch, một người nông dân là lí trưởng, kẻ chức sắc có quyền thế trong làng.: ông lý làm lý trường nên lời lẽ to, ra lệnh, áp đặt.
Mịch thì lời lẽ dịu nhẹ, xin xỏ
Câu 2 trang 21 - SGK Ngữ văn 12 tập 2: : Phân tích mối quan hệ giữa đặc điểm vị thế xã hội, nghề nghiệp, giới tính, văn hóa.... Của các nhân vật giao tiếp với đặc điểm trong lời nói của từng người trong đoạn trích sau:
"Bỗng dưng tất cả....... Ngài đến gần"
Trả lời:
Sếp Tây: có quyền thế, là cảnh sát, là nam, văn hóa vì vậy lời thoại vừa hống hách , thái độ phân biệt chủng tộc.
đám đông: vị thế xã hội thấp, văn hóa thấp nên lời thoại mang tình hiếu kì.
Chú bé con nên chỉ chú ý chi tiết lạ mắt của viên Toàn quền và chỉ nhìn đối tượng ở bên ngoài.
Nhân vật chị con gái, tuổi hồn nhiên, thích làm đẹp nên chỉ quan tâm đến trang phục.
Anh sinh viên là có trình độ văn hóa, quan tâm xã hội và chính trị nên nghĩ đến việc làm của Toàn quyền.
Cu-li xe vất vả với nghề nghiệp của mình, văn hóa còn thấp nên nhìn đối tượng có liên quan đến miếng cơm manh áo của mình.
Nhà nho học vấn uyên thâm nên nhìn bên ngoài có thể đánh giá bản chất bên trong
Nhận xét chung: đặc điểm của mỗi nhân vật có mỗi quan hệ mật thiết với nhau. Lời thoại của nhân vật giao tiếp thường phản ánh trình độ học vấn, văn hóa, lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp của nhân vật đó.
Câu 3 trang 22 - SGK Ngữ văn 12 tập 2: : Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi nêu ở dưới:
"Bà lão láng giềng.... băn khoăn"
a. Bà lão láng giếng và chị Dậu có quan hệ với nhau như thế nào? Điều đó chi phối lờii nói và cách nói của hai người đối với nhau ra sao?
Trả lời:
- Quan hệ hàng xóm láng giềng thân tình.
Điều đó chi phối lời nói và cách nói của 2 người là thân mật
b. Phân tích sự tương tác về hạnh động nói giữa lượt lời của hai nhân vật giao tiếp trong đoạn trích?
Trả lời:
. Sự tương tác về hành động ngôn ngữ giữa các lượt lời:là hỏi thăm - cảm ơn, Đề nghị - lĩnh hội,Đề nghị - (đồng ý)
c. Lời nói và cách nói của các nhân vật cho thâý tính cách và cách ứng xử của hai người có những nét văn hóa đáng trân trọng như thế nào?
Trả lời:
Văn hóa ứng xử ấy rất đẹp, đáng trân trọng. Họ là những người nông dân giàu tình cảm, nhân hậu, có lòng thuơng yêu đồng cảm sâu sắc.
Ghi nhớ:
Trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, các nhân vật giao tiếp xuất hiện trong vai người nói (người viết), hoặc vai người nghe (người đọc); ở giao tiếp dạng nói, các nhân vật giao tiếp thường đổi vai và luân phiên lượt lời với nhau.
Các nhân vật giao tiếp có thể có vị thế ngang hàng hoặc cách biệt, có thể xa lah hay có quan hệ thân tình. Những đặc điểm đó cùng vớ những đặc điểm riêng biệt của từng người (lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp, vốn sống, văn hóa, ...) luôn luôn chi phối lời nói của họ về nội dung và hình thức ngôn ngữ.
Để đạt được mực đích và hiệu quả giao tiếp, mỗi nhân vật giao tiếp tùy thuộc vào ngữ cảnh mà lựa chọn và thực hiện một chiến lược giao tiếp phù hợp (bao gồm việc lựa chọn đề tài, nội dung, phương tiện ngôn ngữ, cách thức, thứ tự nói hoặc viết,...