Soạn bài Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc
1. Tìm những luận điểm chính của bài viết. Anh (chị) thấy cách sắp xếp các luận điểm đó có gì khác với trật tự thông thường?
2. Theo tác giả, vì sao văn thơ Nguyễn Đình Chiểu cũng giống như “những vì sao có ánh sáng khác thường” , “con mắt của chúng ta phải chăm chú nhìn mới thấy”?
3. Tác giả đã giúp chúng ta nhận ra “ánh sáng khác thường” nào của ngôi sao Nguyễn Đình Chiểu trên bầu trời văn nghệ Việt Nam, qua :
- Cuộc sống và quan niệm sáng tác của nhà thơ ;
- Thơ văn mà ông sáng tác để phục vụ cuộc chiến đấu chống xâm lược bảo vệ tổ quốc;
- Truyện Lục Vân Tiên?
4. Vì sao tác giả lại cho rằng ngôi sao Nguyễn Đình Chiểu đáng phải sáng tỏ hơn nữa không chỉ thời ấy, mà còn cả trong thời đại hiện nay?
5. Có thể thấy bài văn nghị luận này không khô khan mà trái lại, có sức hấp dẫn, lôi cuốn. Vì sao?
Lời giải:
Câu 1: Bố cục cơ bản của : Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ dân tộc:
Những luận điểm chính của bài viết :
Phần đầu : Từ đầu đến trong bầu trời văn nghệ của dân tộc, nhất là trong lúc này.
- Những nhận xét, khẳng định ban đầu của tác giả về Nguyễn Đình Chiểu.
Phần thứ hai :
Luận điểm 1 : Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ yêu nước, mà tác phẩm là những trang bất hủ ngợi ca cuộc kháng chiến bất khuất của nhân dân.
Luận điểm 2: Thơ văn yêu nước Nguyễn Đình Chiểu làm sống lại trong lòng chúng ta ngày tháng hào hùng của dân tộc trong kháng chiến chống Pháp oanh liệt.
Luận điểm 3 : Các nhận định về giá trị của Lục Vân tiên
Sở dĩ có sự sắp xếp khác với trật tự thông thường :
- Đối với Nguyễn Đình Chiểu, Phạm Văn Đồng đã viết về những cống hiến, hi sinh, cuộc đời của ông trước khi soi rọi vào những tác phẩm mang tính tầm vóc như Lục Vân Tiên.
- Phạm Văn Đồng dành sự kính trọng, nể phục con người cả cuộc đời, vượt qua những truân chuyên để cống hiến vì văn học. Đồng thời, Phạm Văn Đồng còn cho thấy một quan điểm khi muốn đồng hiện cuộc đời của ông vào những áng văn, thơ của ông : Phải hiểu về cuộc đời ông, mới thấy vẻ đẹp trong văn thơ ông.
Câu 2 : Theo tác giả, vì sao văn thơ Nguyễn Đình Chiểu cũng giống như “những vì sao có ánh sáng khác thường” , “con mắt của chúng ta phải chăm chú nhìn mới thấy”?
Ngay từ đầu tác phẩm, Phạm Văn Đồng đã nhận định như vậy.
Sở dĩ, Nguyễn Đình Chiểu không thể nhìn thấy, mà phải nhờ người khác ghi chép lại các tác phẩm của mình, đọc bằng miệng nên nhiều người chưa nhận được ra giá trị trong văn thơ ông. Văn thơ ông gắn liền với cuộc đời và lý tưởng thuộc về chính nghĩa.
Các bình diện trong thơ văn ông đều gắn với lòng cảm thương, sự đồng cảm đối với nhân dân nơi ông, ca ngợi chiến công của những người dân đã hi sinh mình vì lý tưởng, đả đảo thực dân Pháp xâm lược.
Câu 3 : “ánh sáng khác thường” của ngôi sao Nguyễn Đình Chiểu trên bầu trời văn nghệ Việt Nam, qua các bình diện :
1. Cuộc sống và quan niệm sáng tác của nhà thơ :
• Nhà thơ gắn mình với quan niệm: “Kiến nghĩa bất vi vô dõng dã” (Thấy việc nghĩa mà không làm là không có dũng khí), cả cuộc đời mình, nhà thơ hi sinh vì nghĩa lớn, gắn liền với bản lề lịch sử, những tháng ngày gian khó, mất mát nhưng cũng đầy anh dũng của nhân dân. Ngoài ra, ông coi việc viết văn, thơ là một nghĩa vụ cao quý của đời người, khinh miệt kẻ lợi dụng văn chương để có hư vinh
2. Thơ văn mà ông sáng tác để phục vụ cuộc chiến đấu chống xâm lược bảo vệ tổ quốc
• Tái dựng lại những ngày tháng đầu nhân dân đứng lên giành lại chính quyền từ tay thực dân Pháp, nhất là nhân dân Nam Bộ bắt đầu từ năm 1860, Thể hiện nỗi lòng đồng cảm với gian khó, cơ cực, hoàn cảnh của toàn bộ nhân dân ta. Ca ngợi những chiến công lừng lẫy, những con người từng cầm cuốc, cày, nay nắm dao, mác.
3.Truyện Lục Vân Tiên
• Lục Vân Tiên là tác phẩm lớn nhất của Nguyễn Đình Chiểu, phổ biến trong dân gian, và nhất là tác phẩm tiêu biểu cho lí tưởng và con người, nhân cách sáng tỏ Nguyễn Đình Chiểu. Là vẻ đẹp của xã hội con người, nhân cách con người : đáng kính, đáng yêu, trọng nghĩa, khinh tài, trước sau một lòng của những nhân vật như : Lục Vân Tiên, Nguyệt Nga, Tiểu Đồng, Vương Tử Trực, Hán Minh ...., những con người đó luôn đứng lên chống lại gian dối bất công để giành về công miền Nam. Đó là cuộc hành trình dành lẽ phải và chính nghĩa giữa tuyến nhân vật tốt - xấu.
Câu 4 : Vì sao tác giả lại cho rằng ngôi sao Nguyễn Đình Chiểu đáng phải sáng tỏ hơn nữa không chỉ thời ấy, mà còn cả trong thời đại hiện nay?
Tác giả muốn phủ nhận những ý định coi thường giá trị của thơ văn Nguyễn Đình Chiểu. Tác giả muốn nhấn mạnh vào vấn đề : Để hiểu được tầm giá trị của thơ văn Nguyễn Đình Chiểu, cần phải hiểu về cuộc đời ông, những truân chuyên mà ông đã từng trải qua, để có nỗi đồng vọng, sự cảm thông với ông. Cái đẹp của ngôn từ, cái đẹp của thể xác không phải là thứ chính yếu trong thơ văn ông, mà đó là cái đẹp của lí tưởng.
Câu 5 : Có thể thấy bài văn nghị luận này không khô khan mà trái lại ,có sức hấp dẫn , lôi cuốn. Vì sao ?
- Tác giả đã sử dụng những từ nối chuẩn mực, cách hành văn rõ ràng khúc triết mạch lạc. Nên đã xây dựng lối viết có hình ảnh, gợi cảm xúc, tạo dấu ấn lớn với những người đã từng đọc Nguyễn Đình Chiểu hay đơn thuần là những con người bình dị, có những đặc điểm chung với thế giới nhân vật trong các tác phẩm của ông, những con người mến chuộng đạo lý.
- Trên hết, là tình yêu, sự mến chuộng tài năng và nhân cách, con người Nguyễn Đình Chiểu. Phải có sự đồng vọng, có cùng âm hưởng, là những người con yêu nước, quyết hi sinh, gắn bó cuộc đời mình vì cái đẹp, vì lí tưởng, vì đạo lý là người, vì đấu tranh để có hòa bình thì mới có sức viết, mới có tấm lòng sâu rộng đề mà hiểu, cảm thông đến như thế.
+ Mở rộng xem đầy đủ