Soạn bài nghị luận về một ý kiến bàn về văn học

I. Đọc hiểu.

1. Tìm hiểu đề và lập dàn ý.

2. Từ các đề bài và kết quả thảo luận, anh (chị) hãy cho biết đối tượng và nội dung của bài nghi luận về một ý kiến bàn về văn học.

II. Luyện tập

1. Trình bày suy nghĩ của anh (chị) đối với ý kiến của nhà văn Thạch Lam :
Văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người thêm trong sạch và phong phú hơn

2.  Bàn về thơ Tố Hữu, nhà phê bình Hoài Thanh viết : “Thái độ toàn tâm toàn ý vì cách mạng là nguyên nhân chính đưa đến sự thành công của thơ anh.” (Tuyển tập Hoài Thanh, NXB văn học, Hà Nội, 1982)
Hãy bày tỏ ý kiến của anh chị về nhận xét trên.

Lời giải:
Đối tượng nội dung của bài nghị luận bàn về văn học rất đa dạng, phong phú :
1. Văn học sử, lí luận văn học, về tác phẩm văn học.
2. Một số khía cạnh, bình diện cụ thể : Nội dung tác phẩm, hình thức nghệ thuật biểu hiện trong tác phẩm : Cốt truyện, hình tượng nhân vật, cách kể chuyện, bút pháp của tác giả, tình tiết trong tác phẩm ...
3. Việc nghị luận về một ý kiến bàn về văn học thường tập trung vào giải thích, nêu ý nghĩa, tác dụng của nó đối với văn học và đời sống.

I. Soạn bài

Câu 1 - trang 86 SGK ngữ văn 12 tập 1: Tìm hiểu đề và lập dàn ý (Tham khảo SGK)
Câu 2 - trang 86 SGK ngữ văn 12 tập 1: Từ các đề bài và kết quả thảo luận, anh (chị) hãy cho biết đối tượng và nội dung của bài nghi luận về một ý kiến bàn về văn học.

Trả lời:

– Đối tượng nghị luận về một ý kiến bàn về văn học rất đa dạng: về văn học sử, lí luận văn học, về tác phẩm văn học….
– Việc nghị luận về một ý kiến bàn về văn học thường tập trung vào việc giải thích, nêu ý nghĩa và tác dụng của ý kiến đó đối với văn học và đời sống.
– Cách làm dạng bài Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học:

a) Mở bài: 
- Dẫn dắt vấn đề.
- Nêu xuất xứ và trích dẫn ý kiến.
- Giới hạn phạm vi tư liệu.

b) Thân bài:
– Giải thích, làm rõ vấn đề:
Giải thích, cắt nghĩa các từ, cụm từ có nghĩa khái quát hoặc hàm ẩn trong đề bài. Để tạo chất văn, gây hứng thú cho người viết, những đề văn thường có cách diễn đạt ấn tượng, làm lạ hóa những vấn đề quen thuộc. Nhiệm vụ của người làm bài là phải tường minh, cụ thể hóa những vấn đề ấy để từ đó triển khai bài viết.
Sau khi cắt nghĩa các từ ngữ cần thiết cần phải giải thích, làm rõ nội dung của vấn đề cần bàn luận. Thường trả lời các câu hỏi: Ý kiến trên đề cập đến vấn đề gì? Câu nói rất có ý nghĩa như thế nào?
– Bàn bạc, khẳng định vấn đề. Có thể lập luận theo cách sau:
Khẳng định ý kiến đó đúng hay sai? Mức độ đúng sai như thế nào?
Lí giải tại sao lại nhận xét như thế? Căn cứ vào đâu để có thể khẳng định được như vậy?
Điều đó được thể hiện cụ thể như thế nào trong tác phẩm, trong văn học và trong cuộc sống?
– Mở rộng, nâng cao, đánh giá ý nghĩa của vấn đề đó với cuộc sống, với văn học.

c) Kết bài:
Khẳng định lại tính chất đúng đắn của vấn đề.
Rút ra những điều đáng ghi nhớ và tâm niệm cho bản thân từ vấn đề.

II. Luyện tập


Câu 1 – Luyện tập - trang 93 SGK ngữ văn 12 tập 1: Trình bày suy nghĩ của anh (chị) đối với ý kiến của nhà văn Thạch Lam :
Văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người thêm trong sạch và phong phú hơn

Bài làm:

Mở bài:
- Giới thiệu về nhà phê bình Thạch Lam và trích dẫn ý kiến “Văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người thêm trong sạch và phong phú hơn

Thân bài:
1. Giải thích ý kiến của Thạch Lam:
- Văn chương là vũ khí đắc lực của người cầm bút, để tố cáo, thay đổi thế giới giả dối và tàn ác, làm lòng người trong sạch và phong phú.
- Ý kiến còn thể hiện quan điểm – nhân sinh quan của Hoài Thành về những tác phẩm được viết ra, cũng là thông điệp nhà văn muốn truyền tải đến thế hệ bạn đọc.
2. Văn chương tố cáo, vạch trần xã hội, thế giới giả dối và tàn ác.
- Văn chương là hiện thực cuộc sống, được quan sát bằng con mắt của nhân dân, con mắt của thời đại, phản ánh đúng thói hư, tật xấu, những vấn đề tồn động trong xã hội, ảnh hướng đến nhân cách của con người.
Ví dụ: Xã hội đồng tiền trong tác phẩm Truyện Kiều, xã hội tha hóa con người trong Chí Phèo của Nam Cao, …
- Những hình tượng nhân vật trong tác phẩm văn học là đặc trưng cho những con người tiêu biểu, hay cả một nhóm người, biểu trưng cho cái ác, góc tối của xã hội ấy.
3. Văn chương làm cho lòng người thêm trong sạch và phong phú.
- Văn chương không chỉ là phản ánh , phản ánh thôi chưa đủ, văn chương là những tư tưởng đã được run lên với các cung bậc và tình cảm để định hướng con người hoàn thiện nhân cách của chính mình, hướng đến lối sống cao đẹp hơn.
- Để có thể hiểu được giá trị nhân văn của tác phẩm, cần trú trọng đến hoàn cảnh và tình cảm của người viết lên những dòng văn đó cho thế hệ.
Mà văn chương không chỉ là phản ánh, cao hơn nữa, nó còn hướng đến những giá trị thuần khiết, đến bản chất rất người trong con người, khơi gợi những vẻ đẹp, hướng người ta đến chân – thiện – mĩ.

Kết bài:
- Khẳng định nhận định của Thạch Lam
- Đối chiếu, só sánh với nhận định khác để mở rộng

Câu 2 – Luyện tập - trang 93 SGK ngữ văn 12 tập 1:  Bàn về thơ Tố Hữu, nhà phê bình Hoài Thanh viết : “Thái độ toàn tâm toàn ý vì cách mạng là nguyên nhân chính đưa đến sự thành công của thơ anh.” (Tuyển tập Hoài Thanh, NXB văn học, Hà Nội, 1982)
Hãy bày tỏ ý kiến của anh chị về nhận xét trên.

Bài làm

Mở bài:
- Giới thiệu về nhà thơ Tố Hữu
- Trích dẫn ý kiến của nhà phê bình Hoài Thanh

Thân bài:
1. Giải thích ý kiến của nhà phê bình Hoài Thanh:
- Sự thành công trong thơ Tố Hữu, phải kể đến nhiều yếu tố như truyền thống gia đình, năng khiếu về thơ ca… Tuy nhiên yếu tố chính vẫn là: thái độ toàn tâm toàn ý với cách mạng.
2. Thái độ toàn tâm toàn ý được thể hiện trong sự quan sát, sự đồng cảm với những con người tham gia kháng chiến: những người ở tiền tuyết, những người ở hậu phương.
- Phân tích các bài thơ: Bầm ơi!, mẹ Suốt, Việt Bắc, Tiếng hát sang xuân,…
3.Thơ ông lớn lên theo từng thời kì, từng chặng đường cách mạng, những cảm xúc đều thể hiện sự gắn bó, yêu thương, đồng lòng cùng cách mạng toàn dân toàn quân.
- Ví dụ: Trường ca “theo chân Bác”
- Khẳng định Tình cảm toàn tâm toàn ý của nhà thơ với Cách Mạng, đã chắp bút cho những dòng thơ trữ tình chính trị, làm nên phong cách thơ đặc trưng Tố Hữu.

Kết bài:
- Khẳng định giá trị nhận định của nhà phê bình Hoài Thanh
- Khẳng định sức sống của thơ Tố Hữu trong lòng những thế hệ sau.