Soạn bài Nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi

1. Tìm hiểu đề và lập dàn ý
2. Từ các đề bài và gợi ý thảo luận ở trên, anh chị hãy nêu  đối tượng và nội dung của bài nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích, một đoạn văn xuôi 

Luyện tập
Nghệ thuật châm biếm, đả kích trong truyện ngắn "Vi hành" của Nguyễn Ái Quốc. 

 

Lời giải:
Câu 1 trang 34 - SGK Ngữ văn 12 tập 2: Tìm hiểu đề và lập dàn ý (sgk /34)
 
Câu 2 trang 35 - SGK Ngữ văn 12 tập 2:  Từ các đề bài và gợi ý thảo luận ở trên, anh chị hãy nêu  đối tượng và nội dung của bài nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích, một đoạn văn xuôi 
 
Trả lời
- Đối tượng: rất đa dạng có thể là giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm hoặc một phương diện nhỏ hơn. 
- Nội dung: 
+ Giới thiệu tác phẩm, đoạn trích hay văn xuôi cần nghị luận
+ Phân tích nội dung, nghệ thuâth
+ Đánh giá chung về tác phẩm đoạn trích. 
 
 LUYỆN TẬP
Câu 1 - Luyện tập trang 36 - SGK Ngữ văn 12 tập 2: Nghệ thuật châm biếm, đả kích trong truyện ngắn "Vi hành" của Nguyễn Ái Quốc. 

 
Trả lời:
Dàn ý:
- Nhận thức đề: Yêu cầu nghị luận một khía cạnh của tác phẩm: nghệ thuật châm biếm, đả kích trong truyện ngắn Vi hành của Nguyễn Ái Quốc.
b. Lập dàn ý
Mở bài: Truyện ngắn "Vi hành" châm biếm, đả kích vua bù nhìn Khải Định và bọn mật thám Pháp trong chuyến Khải Định công du sang Pháp dự đấu xảo Pa-ri.
Thân bài:
- Đòn châm biếm, đả kích tập trung vào các mặt:
+ Biến Khải Định thành một tên hề (màu da khác lạ, ăn mặc nhố nhăng).
+ Biến Khải Định thành một kẻ có hành động lén lút đáng ngờ (vi hành vào xóm ăn chơi, vào hiệu cầm đồ, ...).
+ Biến mật thám Pháp thành những người "phục vụ tận tuỵ" (bám lấy đế giày) với cái nhìn hồ đồ, lẫn lộn ...
- Nghệ thuật của tác phẩm
Đánh giá chung về "Vi hành"
Kết bài: Nhận định về giá trị tư tưởng và nghệ thuật của truyện ngắn "Vi hành".
 
Ghi nhớ: Đối tượng của một bài nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi rất đa dạng: có thể là giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm nói chung, có thể chỉ là một phương diện, thậm chí một khía cạnh nội dung hay nghệ thuật của một tác phẩm hoặc của các tác phẩm, đoạn trích khác nhau.
Bài nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi thường có các nội dung:
- Giới thiệu tác phẩm hoặc đoạn trích văn xuôi cần nghị luận.
- Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật theo định hướng của đề hoặc một số khía cạnh đặc sắc nhất của tác phẩm, đoạn trích.
- Nêu đánh giá chung về tác phẩm, đoạn trích.