Soạn bài Khái quát văn học Việt Nam từ cách mạng tháng tám 1945 đến thế kỉ XX
1.Nêu những nét chính về tình hình lịch sử, xã hôi, văn hóa có ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến 1975.
2. Văn học Việt Nam 1945 - 1975 chia làm mấy chặng đường? Gồm những giai đoạn nào? Nêu những thành tựu chủ yếu của mỗi chặng đường.
3. Những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1975?
4. Căn cứ vào hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hoá, hãy giải thích vì sao văn học Việt Nam từ 1975 đến hết thế kỉ XX phải đổi mới.
5.Hãy nêu những thành tựu ban đầu của văn học Việt Nam từ năm 1975 đến hết thế kỉ XX
Trong bài Nhận đường, Nguyễn Đình Thi viết : "Văn nghệ phụng sự kháng chiến nhưng chính kháng chiến đem đến cho văn nghệ một sức sống mới. Sắt lửa mặt trận đang đúc nên văn nghệ mới của chúng ta".
Hãy bày tỏ suy nghĩ anh chị về ý kiến trên.
Bài làm :
Mở bài :
Sợi chỉ đỏ xuyên suốt nền văn học dân tộc có nhiều nút thắt gắn liền với những biến cố lịch sử khác nhau, đã bao lần mở những cuộc biến thiên làm xao động tâm tư, tình cảm của biết bao ngòi bút. Nhất là trong hai cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc, đã mang đến một sức sống mới, một hơi thở mới cho văn học . Những cây bút với những trường phái khác nhau ra đời : Tố Hữu, Chính Hữu, Thôi Hữu, Quang Dũng ....đúc tạc nên tượng đái sừng sững cho văn học vào thời kì này của dân tộc.Không chỉ có văn học, mà cả một nền văn hóa, văn nghệ cũng ảnh hưởng bởi sự thay đổi lịch sử. Chính vì vậy, để nhận xét về mối tương quan mật thiết giữa văn nghệ và bối cảnh của nó : cuộc kháng chiến, Nguyễn Đình Thi đã viết : “Văn nghệ phụng sự kháng chiến, nhưng chính kháng chiến đem đến cho văn nghệ một sức sống mới. Sắt lửa mặt trận đang đúc nên văn nghệ mới của chúng ta.”
Thân bài :
Luận điểm 1 : Về nhận xét : Văn nghệ phụng sự kháng chiến, và kháng chiến trở thành hơi thở mới cho nền văn nghệ .
Thể hiện mối tương quan chặt chẽ giữa hai chủ thể : bối cảnh lịch sử và nền văn hóa, văn nghệ. Mặt trận văn hóa, văn nghệ hay còn được biết đến là mặt trận tư tưởng, như thay chiếc áo mới cho tình cảm, tâm tư những người cầm bút, những người đàn, ca, những người dành cuộc đời của mình hi sinh vì nghệ thuật, tìm ra cái đẹp chân chính. Thì với kháng chiến, cái đẹp chân chính đó là sự cống hiến, hi sinh hết mình, hòa mình vào hoàn cảnh của tất cả lực lượng tham gia kháng chiến. Đó không còn là vẻ đẹp của nỗi buồn man mác “tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn”, đó là vẻ đẹp của thời thế, của những con người rũ bỏ lớp áo cũ, tìm những nét thức thời, cùng sự chuyển mình rùng rùng của thời đại.
- Dẫn chứng : Sự chuyển mình từ thơ mới đến nền thơ kháng chiến ...
Luận điểm 2 : Trong những lớp bụi vàng , đẹp mà không thực, đang rời xa cuộc sống và thời đại, người ta tìm đến vẻ đẹp khỏe khoắn, anh dũng, tài hoa nhưng cũng rất đỗi bình dị. Sự lãng mạn gắn liền với hiện thực, trở thành hơi thở mới đầy nồng nàn cho nền văn nghệ dân tộc
- Dẫn chứng về các tác phẩm văn, thơ, kịch, tiểu thuyết có tư tưởng mới, nhất là với tác giả có sự thay đổi trong tư tưởng khi tiếp giáp với cách mạng.
Kết bài :
Có thể thấy quan điểm của Nguyễn Đình Thi là hoàn toàn đúng đắn, phần nào làm sáng rõ tư tưởng, tình cảm của những tác phẩm trong thời kì kháng chiến, song cũng khẳng định rằng, chính nhờ bối cảnh lịch sử, những biến thiên khôn lường đó đã giáng một cú đòn chính yếu đối với những người nghệ sĩ, thúc ép dòng chảy trong họ hòa nhịp với hàng vạn con tim đang trên đường hành quân, tìm về công lý cho tổ quốc.