Soạn bài Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt

1 . Phân tích tính chuẩn xác trong việc sử dụng từ ngữ của Hoài Thanh và Nguyễn Du khi chỉ ra các nét tiêu biểu về diện mạo hoặc tính cách các nhân vật trong Truyện Kiều. 

  […] Nhưng trong Truyện Kiều còn có bao nhiêu người khác. Có chàng Kim, con người rất mực chung tình, có Thúy Vân, cô em gái ngoan, có Hoạn Thư, người đàn bà bản lĩnh khác thường, biết điều mà cay nghiệt, có Thúc Sinh, anh chàng sợ vợ, có Từ Hải chợt hiện ra, chợt biến đi như một vì sao lạ, mỗi người một cá tính khó quên. Đối với bọn nhà chứa, ngòi bút Nguyễn Du không tò mò, Nguyễn Du ngại bới ra những gì quá dơ dáy, Nguyễn Du chỉ ghi vội vài nét. Nhưng chỉ vài nét cũng đủ khiến cả cái xã hội ghê tởm đó sống nhơ nhúc dưới ngòi bút Nguyễn Du tới cái màu da “nhờn nhợt” của Tú Bà, cái bộ mặt “mày râu nhẵn nhụi” của Mã Giám Sinh, cái kẻ “chải chuốt”, “dịu dàng” của Sở Khanh, cái miệng thề “xoen xoét” của Bạc Bà, Bạc Hạnh.
(Theo Hoài Thanh toàn tập, tập 2, NXB Văn học, Hà Nội,1999)

2 . Đoạn văn sau của Chế Lan Viên đã bị lược bỏ các dấu câu . Hãy đặt các dấu câu cần thiết vào vị trí thích hợp để đảm bảo sự trong sáng của đoạn văn. 

  Tôi có lấy ví dụ về một dòng sông dòng sông vừa trôi chảy vừa phải tiếp nhận dọc đường đi của mình những dòng nước khác dòng ngôn ngữ cũng vậy một mặt nó phải giữ bản sắc cố hữu của dân tộc nhưng nó không được phép gạt bỏ từ chối những gì mà thời đại đem lại.

3 . Nhận xét về việc dùng từ nước ngoài trong trường hợp sau. Hãy thay những từ ngữ mà anh (chị) cho là lạm dụng từ ngữ Tiếng Việt tương ứng. 

  Chỉ vài ngày sau khi Microsoft vá lỗi nghiêm trọng trong phần mềm xử lí file đồ hoạ, một hacker xưng là “cocoruder” đã công bố chi tiết về hai vấn đề tương tự trong hệ điều hành.

 

Lời giải:
Câu 1 : Phân tích tính chuẩn xác trong việc sử dụng từ ngữ của Hoài Thanh và Nguyễn Du khi chỉ ra các nét tiêu biểu về diện mạo hoặc tính cách các nhân vật trong Truyện Kiều. 
 
+ Ứng chiếu nhân vật trong truyện và qua lời lẽ phê bình : 
Đối với nhân vật Kim Trọng : Hết mực chung tình.
Có thể thấy điều đó là hoàn toàn phù hợp với nhân vật điển hình trong Truyện Kiều : Chàng thư sinh, nho nhã, “môn đăng hộ đối” với nàng Kiều, hết mực yêu thương và chờ đợi mối duyên tình với nàng sau  “10 năm truân chuyên” 
Đối với nhân vật Thúy Vân : Cô em gái ngoan.
      Trước phận gia cảnh, quan tâm người chị, nhận lời trao duyên, để Thúy Kiều lên đường vạn dặm. 
Đối với nhân vật Hoạn Thư : người đàn bà bản lĩnh khác thường, biết điều mà cay nghiệt. 
      Hoạn thư máu nóng, hay ghen tuông, tìm mọi cách để trà đạp nhân phẩm người khác (Thúy Kiều) hòng đạt được mục tiêu của mình, là người đàn bà lắm mưu nhiều kế, tuy nhiên có học thức nên mức độ sự tình bà ta thực hiện có phần "nghiêm trọng" hơn so với các nhân vật phản diện khác. 
Đối với nhân vật Thúc sinh : Anh chàng sợ vợ
      Người đàn ông nhu nhược của xã hội, dựa vào địa vị gia đình vợ, và bản lĩnh của vợ để sống. Thấy vợ hành hạ người thương mà không dám cãi một lời, cũng không có hành động ngăn cản. 
Về phía Từ Hải : Chợt hiện ra, chợt biến đi như một vì  sao lạ.
      Người đàn ông đã từng giúp Kiều “báo Ân báo Oán”, là người anh hùng thời cuộc, nhưng vì sai lầm của Kiều mà đã phải “chết đứng
Đối với các nhân vật : Tú Bà, Mã Giám Sinh, Sở Khanh, Bạc Bà, Bạc Hạnh là những nhân vật phản diện, "chỉ ghi vội vài nét"  mà khiến cả xã hội dơ bẩn, nhơ nhúc hiện lên.
Tú bà : Màu da nhờn nhợt : Sở dĩ làm nghề buôn phấn bán hương, ngày ngủ, đêm làm, làn da không tiếp nhận được vẻ hồng hào từ ánh nắng mặt trời . 
Mã Giám Sinh : Mày râu nhẵn nhụi : Đã trực ngoại tứ tuần nhưng vẫn muốn tỏ vẻ mình còn nét trẻ, chải chuốt, nhằm thu hút người khác. 
Bạc Bà, Bạc Hạnh : Miệng thề xoen xoét : Hứa hẹn Kiều trăm chuyện, nhưng lại hóa người lừa lọc, man trá, cùng một phe với Tú Bà.
 
Câu 2 : Đoạn văn sau của Chế Lan Viên đã bị lược bỏ các dấu câu . Hãy đặt các dấu câu cần thiết vào vị trí thích hợp để đảm bảo sự trong sáng của đoạn văn. 
 
Đoạn văn đã được sửa lại. 
    Tôi có lấy ví dụ về một dòng sông – dòng sông vừa trôi chảy vừa phải tiếp nhận dọc đường đi của mình những dòng nước khác. Dòng ngôn ngữ cũng vậy . Một mặt nó phải giữ bản sắc cố hữu của dân tộc nhưng nó không được phép gạt bỏ, từ chối những gì mà thời đại đem lại.
 
Câu 3 : Nhận xét về việc dùng từ nước ngoài trong trường hợp sau. Hãy thay những từ ngữ mà anh (chị) cho là lạm dụng từ ngữ Tiếng Việt tương ứng. 
 
Từ ngữ lạm dụng : File, Hacker 
Từ ngữ thay thế : Tập tin, tin tặc (hoặc người truy cập bất hợp pháp).