Soạn bài Chiếc thuyền ngoài xa Nguyễn Minh Châu

1. Phát hiện thứ nhất của người nghệ sĩ nhiếp ảnh đầy thơ mộng. Anh đã cảm nhận như thế nào về vẻ đẹp của chiếc thuyền ngoài xa trên biển sớm mờ sương? 


2. Phát hiện thứ hai của người nghệ sĩ nhiếp ảnh đầy nghịch lý. Anh đã chứng kiến và có thái độ như thế nào trước những gì diễn ra ở gia đình hàng chài? 


3. Câu chuyện của người đàn bà ở tòa án huyện nói lên điều gì? 


4. Nêu cảm nghĩ của anh chị về các nhân vật: Người đàn bà hàng chài, lão đàn ông độc ác, chị em thằng Phác, người nghệ sĩ nhiếp ảnh? 


5. Cách xây dựng cốt truyện của Nguyễn Minh Châu trong tác phẩm có gì độc đáo? 


6. Ngôn ngữ kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật trong câu chuyện có gì đáng chú ý? 

 

Lời giải:
Câu 1 trang 78 - SGK Ngữ văn 12 tập 2: Phát hiện thứ nhất của người nghệ sĩ nhiếp ảnh đầy thơ mộng. Anh đã cảm nhận như thế nào về vẻ đẹp của chiếc thuyền ngoài xa trên biển sớm mờ sương? 
 
- "Trước mặt tôi là một bức tranh mực tàu .... tôi tưởng chính mình vừa khám phá thấy cái chân lí của sự hoàn thiện, khám phá thấy cái khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn".
- Đôi mắt tinh tường, "nhà nghề” của người nghệ sĩ đã phát hiện vẻ đẹp “trời cho” trên mặt biển mờ sương, vẻ đẹp mà cả đời bấm máy anh chỉ gặp một lần. Người nghệ sĩ cảm thấy hạnh phúc - đó là niềm hạnh phúc của khám phá và sáng tạo, của sự cảm nhận cái đẹp tuyệt diệu. Trong hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa giữa biển trời mờ sương, anh đã cảm nhận cái đẹp toàn bích, hài hoà, lãng mạn của cuộc đời, thấy tâm hồn mình được thanh lọc.
 
Câu 2 trang 78 - SGK Ngữ văn 12 tập 2: Phát hiện thứ hai của người nghệ sĩ nhiếp ảnh đầy nghịch lý. Anh đã chứng kiến và có thái độ như thế nào trước những gì diễn ra ở gia đình hàng chài? 
 
Trả lời:
 
Phát hiện thứ hai đầy nghịch lí của người nghệ sĩ nhiếp ảnh
- Người nghệ sĩ đã tận mắt chứng kiến: từ chiếc thuyền ngư phủ đẹp như trong mơ bước ra một người đàn bà xấu xí, mệt mỏi và cam chịu; một lão đàn ông thô kệch, dữ dằn, độc ác, coi việc đánh vợ như một phương cách để giải toả những uất ức, khổ đau ... Đây là hình ảnh đằng sau cái đẹp “toàn bích, toàn thiện” mà anh vừa bắt gặp trên biển. Nó hiện ra bất ngờ, trớ trêu như trò đùa quái ác của cuộc sống.
- Chứng kiến cảnh người đàn ông đánh vợ một cách vô lí và thô bạo, Phùng đã “kinh ngạc đến mức, trong mấy phút đầu .... vứt chiếc máy ảnh xuống đất, chạy nhào tới”. Hành động đó nói lên nhiều điều.
 
Câu 3 trang 78 - SGK Ngữ văn 12 tập 2: Câu chuyện của người đàn bà ở tòa án huyện nói lên điều gì? 
 
Trả lời:
 
- Câu chuyện của của người đàn bà ở toà án huyện
+ Là câu chuyện về sự thật cuộc đời, nó giúp những người như Phùng, 
+ Đẩu hiểu rõ nguyên do của những điều tưởng như vô lí. 
=> Qua câu chuyện của người đàn bà làng chài, tác giả giúp người đọc hiểu rõ: không thể dễ dãi, đơn giản trong việc nhìn nhận mọi sự việc, hiện tượng của đời sống. 
 
Câu 4 trang 78 - SGK Ngữ văn 12 tập 2: Nêu cảm nghĩ của anh chị về các nhân vật: Người đàn bà hàng chài, lão đàn ông độc ác, chị em thằng Phác, người Nghệ sĩ nhiếp ảnh? 
 
- Về người đàn bà vùng biển: Một sự cam chịu đáng chia sẻ, cảm thông. Thấp thoáng trong người đàn bà ấy là bóng dáng bao người phụ nữ Việt Nam nhân hậu, bao dung, giàu lòng vị tha.
- Về người đàn ông độc ác: là nạn người của cuộc sống khốn khổ, vừa là thủ phạm gây nên bao đau khổ cho người thân của mình. Phải làm sao để nâng cao cái phần thiện, cái phần người trong những kẻ thô bạo ấy.
- Chị em thằng Phác: Bị đẩy vào tình thế khó xử khi ở trong hoàn cảnh ấy. Hình ảnh thằng Phác khiến người đọc cảm động bởi tình thương mẹ dạt dào.
- Người nghệ sĩ nhiếp ảnh: Vốn là người lính thường vào sinh ra tử, Phùng hiểu rõ trước khi là một nghệ sĩ biết rung động trước cái đẹp, hãy làm một người biết yêu ghét vui buồn trước mọi lẽ đời thường tình, biết hành động để có một cuộc sống xứng đáng với con người.
 
Câu 5 trang 78 - SGK Ngữ văn 12 tập 2: Cách xây dựng cốt truyện của Nguyễn Minh Châu trong tác phẩm có gì độc đáo? 

- Cách xây dựng cốt truyện độc đáo
+ Qua hai tình huống: thấy cảnh đắt trời cho và thấy cái xấu xa nhất, gặp người đàn bà ở tòa án huyện. 
Ý nghĩa: Nguyễn Minh Châu đã xây dựng được tình huống mà ở đó bộc lộ mọi mối quan hệ, bộc lộ khả năng ứng xử, thử thách phẩm chất, tính cách, tạo ra những bước ngoặt trong tư tưởng, tình cảm và cả trong cuộc đời nhân vật. Tình huống truyện mang ý nghĩa khám phá, phát hiện đời sống.
 
Câu 6 trang 78 - SGK Ngữ văn 12 tập 2: Ngôn ngữ kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật trong câu chuyện có gì đáng chú ý? 

Ngôn ngữ nghệ thuật của tác phẩm
- Ngôn ngữ người kể chuyện: Thể hiện qua nhân vật Phùng, sự hóa thân của tác giả. Chọn người kể chuyện như thế đã tạo ra một điểm nhìn trần thuật sắc sảo, tăng cường khả năng khám phá đời sống, lời kể trở nên khách quan, chân thật, giàu sức thuyết phục.
- Ngôn ngữ nhân vật: Phù hợp với đặc điểm tính cách của từng người.
 
LUYỆN TẬP
 
Câu 1 - Luyện tập trang 78 - SGK Ngữ văn 12 tập 2: Trong tác phẩm nhân vật nào để lại cho anh chị ấn tượng sâu sắc nhất? Vì sao? 

- Nhân vật để lại ấn tượng sâu đậm nhất là người đàn bà hàng chài vì:
+ Chị hiện thân cho nhiều số phận người phụ nữ trước 1986.
+ Đây là người phụ nữ có lòng tự trọng sâu sắc, thấu hiểu lẽ đời, thuơng con vô hạn, giàu lòng vị tha và hi sinh và là người phụ nữ bất hạnh.