Soạn bài Mấy ý nghĩ về thơ trích
1. Nguyễn Đình Thi lí giải như thế nào về đặc trưng cơ bản nhất của thơ là biểu hiện tâm hồn con người?
2. Những yếu tố đặc trưng khác của thơ (hình ảnh, tư tưởng, cảm xúc, cái thực...) đã được Nguyễn Đình Thi đề cập ra sao?
3 . Ngôn ngữ thơ có gì đặc biệt so với ngôn ngữ các thể loại văn học khác. Nguyễn Đình Thi quan niệm như thế nào về thơ tự do, thơ không vần?
4 . Nêu rõ tài hoa của Nguyễn Đình Thi trong nghệ thuật lập luận đưa dẫn chứng, sử dụng từ ngữ, hình ảnh... để làm sáng tỏ từng vấn đề đặt ra.
5. Quan niệm vể thơ của Nguyễn Đình Thi ngày nay còn có giá trị không? Vì sao?
Lời giải:
I. Đôi nét về tác giả Nguyễn Đình Thi :
• Nguyễn Đình Thi (1924-2003) sinh tại Luông Pha- bang ( Lào) , quê gốc ở Vũ Thạnh, (nay là phố Bà Triệu).
• Năm 1931, ông theo gia đình về nước ; tham gia hoạt động cách mạng, từ năm 1941. Sau cách mạng tháng 8 năm 1945, ông tham gia lãnh đạo Hội văn hóa cứu quốc và Hội văn nghệ Việt Nam. Từ năm 1958 đến năm 1989, ông là Tổng thư kí Hội Nhà văn Việt Nam ; từ năm 1995, ông là chủ tịch Ủy ban Toàn quốc Liên hiệp các Hội văn học- Nghệ thuật Việt Nam.
• Nguyễn Đình Thi là một nhà văn hóa, một nghệ sĩ đa tài : viết văn, làm thơ, sáng tác nhạc, kịch, viết lí luận phê bình văn nghệ, biên khảo triết học.
• Tác phẩm chính của Nguyễn Đình Thi : các tiểu thuyết xung kích ( 1951), Vào lửa (1966), Mặt trận trên cao ( 1967), vỡ bờ ( tập 1 -1962 , tập II -1970)....
II. Bố cục chính của tác phẩm :
1. Từ đầu đến cảm xúc được hình thành hẳn : Đầu mối của thơ xuất phát từ những chất xúc tác, nảy nở trong tâm hồn.
2. Làm thơ , .... Không phải chỉ bằng ý niệm, hình thức : Về vấn đề hình ảnh trong thơ- là tiếng nói đầu tiên tác động đến thơ
3. Tiếp theo... trước kia, ta vẫn gặp mà không biết nhìn : Vấn đề “tìm mạch nguồn hình ảnh” trong thơ.
4. Chữ buồn nghĩa ai cũng hiểu.... kín đáo của sự xúc động : Về vấn đề tiếng và chữ trong thơ- là yếu tố không thể thiếu.
5. Cuối cùng, tôi muốn nói đến... hết : Về vấn đề thơ tự do, thơ không có vần cho đến đảm bảo quy luật không buông thả , bừa bãi trong thơ.
III. Đọc hiểu văn bản
Câu 1 trang 60 - SGK Ngữ văn 12 tập 1: Nguyễn Đình Thi lí giải như thế nào về đặc trưng cơ bản nhất của thơ là biểu hiện tâm hồn con người?
Trước hết , Nguyễn Đình Thi khẳng định về mối cảm xúc khi thoát ra khỏi tình trạng thông thường, không còn tuân theo lớp vỏ thông thường, mà có “một sự va chạm” với thế giới bên ngoài, với thiên nhiên, tự soi rọi, và cảm xúc từ đó hình thành nên ý muốn làm thơ.
Kế đến, ông đã đưa ra một số dẫn chứng :
+ “Ta nói trời hôm nay nên thơ, nhưng chính ra là lòng chúng ta mong một nỗi niềm vui buồn nào mà muốn làm thơ, hoặc đọc thơ về trời xanh. Mưa phùn như chính nỗi nhớ nhung gặp buổi chiều mưa mà muốn thì thầm những câu thơ chưa thành hình rõ".
+ “Làm một câu thơ yêu, tâm hồn cũng rung động như khi có người yêu trước mặt".
+ “Những câu, những lời thơ diễn lên “làm sống ngay lên một tình cảm, một nỗi niềm trong lòng người đọc".
+ “Thơ là tiếng nói đầu tiên, tiếng nói thứ nhất của tâm hồn khi đụng chạm với cuộc sống".
Từ đó cho thấy, mối quan hệ đặc biệt giữa cảm xúc – thơ : sự tác động qua lại
Kế đó, tác giả cho thấy quan điểm của mình về đặc điểm chính yếu trong thơ ,đặc điểm của thơ diễn tả tâm hồn con người
+ “Thơ là một thứ nhạc", “Một thứ nhịp điệu bên trong, một thứ nhịp điệu của hình ảnh, tình ý
+ Đường đi của thơ là con đường đưa thẳng vào tình cảm, không quanh co, qua những chặng, những trung gian, những cột cây số.
+ Tính nhạc của thơ thể hiện ở con chữ , nhịp điệu hình thành của những cảm xúc, hình ảnh, liên tiếp hòa hợp, mà những tiếng và chữ gọi ra như những ngân vang dài...
Kế đến, ông đã đưa ra một số dẫn chứng :
+ “Ta nói trời hôm nay nên thơ, nhưng chính ra là lòng chúng ta mong một nỗi niềm vui buồn nào mà muốn làm thơ, hoặc đọc thơ về trời xanh. Mưa phùn như chính nỗi nhớ nhung gặp buổi chiều mưa mà muốn thì thầm những câu thơ chưa thành hình rõ".
+ “Làm một câu thơ yêu, tâm hồn cũng rung động như khi có người yêu trước mặt".
+ “Những câu, những lời thơ diễn lên “làm sống ngay lên một tình cảm, một nỗi niềm trong lòng người đọc".
+ “Thơ là tiếng nói đầu tiên, tiếng nói thứ nhất của tâm hồn khi đụng chạm với cuộc sống".
Từ đó cho thấy, mối quan hệ đặc biệt giữa cảm xúc – thơ : sự tác động qua lại
Kế đó, tác giả cho thấy quan điểm của mình về đặc điểm chính yếu trong thơ ,đặc điểm của thơ diễn tả tâm hồn con người
+ “Thơ là một thứ nhạc", “Một thứ nhịp điệu bên trong, một thứ nhịp điệu của hình ảnh, tình ý
+ Đường đi của thơ là con đường đưa thẳng vào tình cảm, không quanh co, qua những chặng, những trung gian, những cột cây số.
+ Tính nhạc của thơ thể hiện ở con chữ , nhịp điệu hình thành của những cảm xúc, hình ảnh, liên tiếp hòa hợp, mà những tiếng và chữ gọi ra như những ngân vang dài...
Câu 2 trang 60 - SGK Ngữ văn 12 tập 1: Những yếu tố đặc trưng khác của thơ (hình ảnh, tư tưởng, cảm xúc, cái thực...) đã được Nguyễn Đình Thi đề cập ra sao?
Tâm hồn, cảm xúc là thứ cốt lõi hình ảnh nên một áng thơ , tuy nhiên, thơ còn có nhiều khía cạnh khác biểu hiện bao gồm : Hình ảnh, tư tưởng, cảm xúc, cái thực...
1. Đối với hình ảnh : “là hình ảnh thực nẩy lên trong tâm hồn khi ta sống trong một cảnh huống hoặc trạng thái nào đấy". Chính những hình ảnh ấy có sự va chạm, với những hành động, trạng huống thường ngày , nảy lên những hình ảnh như tia lửa tóe lên : như búa đập vào đe. Tia lửa ấy chính là tính cô đúc thuộc hình ảnh trong thơ.
2. Đối với tư tưởng : “những tư tưởng trong thơ là tư tưởng dính liền với cuộc sống, ở trong cuộc sống. Tư tưởng của nhà thơ nằm ngay trong cảm xúc, tình tự". Có thể hiểu, tư tưởng trong thơ là vấn đề của tâm hồn, không phải là thứ mài giũa, học hỏi bằng sách vở mà có thể đúc kết nên .
3. Đối với cảm xúc : "Cảm xúc là phần xương thịt hơn cả của đời sống tâm hồn" "bất cứ cảm xúc tình tự nào của con người cũng dính liền với sự suy nghĩ".
4. Cái thực trong thơ: "là những hình ảnh sống, những hình ảnh có sức lôi cuốn và thuyết phục người đọc.Thấy được những hình ảnh trong ý nghĩ hay tình cảm, có lẽ mới truyền cảm sâu sắc.
Đó là những hình ảnh chưa có vết nhòa của thói quen, không bị dập khuôn vào những ý niệm trừu tượng định trước"
Hình ảnh qua quá trình tôi luyện của nhà văn, trở nên sắc xảo, bám liền với đời sống, nhưng thoát li khỏi ý nghĩa thông thường của số đông. Từ đó tạo nên nét đặc biệt, như gán một cái nhãn mới cho điều quen thuộc.
1. Đối với hình ảnh : “là hình ảnh thực nẩy lên trong tâm hồn khi ta sống trong một cảnh huống hoặc trạng thái nào đấy". Chính những hình ảnh ấy có sự va chạm, với những hành động, trạng huống thường ngày , nảy lên những hình ảnh như tia lửa tóe lên : như búa đập vào đe. Tia lửa ấy chính là tính cô đúc thuộc hình ảnh trong thơ.
2. Đối với tư tưởng : “những tư tưởng trong thơ là tư tưởng dính liền với cuộc sống, ở trong cuộc sống. Tư tưởng của nhà thơ nằm ngay trong cảm xúc, tình tự". Có thể hiểu, tư tưởng trong thơ là vấn đề của tâm hồn, không phải là thứ mài giũa, học hỏi bằng sách vở mà có thể đúc kết nên .
3. Đối với cảm xúc : "Cảm xúc là phần xương thịt hơn cả của đời sống tâm hồn" "bất cứ cảm xúc tình tự nào của con người cũng dính liền với sự suy nghĩ".
4. Cái thực trong thơ: "là những hình ảnh sống, những hình ảnh có sức lôi cuốn và thuyết phục người đọc.Thấy được những hình ảnh trong ý nghĩ hay tình cảm, có lẽ mới truyền cảm sâu sắc.
Đó là những hình ảnh chưa có vết nhòa của thói quen, không bị dập khuôn vào những ý niệm trừu tượng định trước"
Hình ảnh qua quá trình tôi luyện của nhà văn, trở nên sắc xảo, bám liền với đời sống, nhưng thoát li khỏi ý nghĩa thông thường của số đông. Từ đó tạo nên nét đặc biệt, như gán một cái nhãn mới cho điều quen thuộc.
Câu 3 trang 60 - SGK Ngữ văn 12 tập 1: Ngôn ngữ thơ có gì đặc biệt so với ngôn ngữ các thể loại văn học khác. Nguyễn Đình Thi quan niệm như thế nào về thơ tự do, thơ không vần?
Đối với ngôn ngữ thơ , sự diễn tả bằng một hai tính từ , chỉ tạo ra một cảm giác gợi về mặt thị giác đơn thuần, nhưng để có cảm giác về xúc giác, khứu giác, xúc giác... đòi hỏi ngôn ngữ thơ phải có trữ lượng lớn, có thể gọi đến “những xúc cảm ,những hình ảnh không ngờ, tỏa ra xung quanh nó những cảm xúc.”Sức mạnh lớn của ngôn ngữ thơ không phải để gọi tên, định hình sự vật, sự việc mà để tạo ra sức gợi từ sự vật, sự việc ấy.
Ngôn ngữ thơ có tính nhạc điệu, nhịp điệu, để lại dư âm ,
Ngôn ngữ khác: trong truyện, kí – ngôn ngữ kể chuyện; trong tác phẩm kịch – ngôn ngữ đối thoại; ngôn ngữ sinh hoạt.
Nguyễn Đình Thi trực tiếp bày tỏ quan niệm về thơ tự do và thơ không vần.
- Tác giả coi âm điệu và vần đều là những võ khí rất mạnh trong tay người làm thơ. Tuy nhiên nếu thiếu những võ khí ấy, vẫn có thể có tác phẩm hay.
- Tác giả không coi có sự phân biệt về hình thức thơ : Thơ tự do, không tự do, thơ vần và không vần chỉ có thơ thực và thơ giả, thơ hay và thơ không hay, thơ và không thơ.
=> Tác giả sử dụng luận điệu bác bỏ, có tính chất đòn bẩy : từ thừa nhận tác dụng của âm điệu, vần trong thơ cho đến việc công nhận “sự phá cách” trong thơ nếu không có những vần và âm điệu- vẫn có thể thành công.
- Từ đó, nhà thơ đã tạo ra định hướng cần thiết cho người đọc thơ :
- Việc thơ gắn liền với trục bản lề lịch sử, và với những thay đổi tân tiến của thời đại, đồng thời khi cách mạng chắp cho nó đôi cánh, rồi để nó quay về với thời đại bình dị, lại khoác lên mình tấm áo mới là một điều tựa như quy luật tạo hóa.
- Ca ngợi thành tựu phát triển của thơ mới đang ở độ nở rộ, trẻ nhất của thời đại mới , nhưng đồng thời cũng đề cập đến nền tảng để thơ mới được chắp cánh.
- “tôi cho rằng chúng ta không nên lo thơ đi vào hình thức này hay hình thức khác mà trước hết nên lo sao phải nói lên được những tình cảm tư tưởng mới của thời đại. Dùng bất cứ hình thức nào miễn là thơ diễn được đúng tâm hồn con người mới hiện nay.” => đây là vấn đề cốt lõi mà tác giả muốn hướng đến xuyên suốt văn bản.
Ngôn ngữ thơ có tính nhạc điệu, nhịp điệu, để lại dư âm ,
Ngôn ngữ khác: trong truyện, kí – ngôn ngữ kể chuyện; trong tác phẩm kịch – ngôn ngữ đối thoại; ngôn ngữ sinh hoạt.
Nguyễn Đình Thi trực tiếp bày tỏ quan niệm về thơ tự do và thơ không vần.
- Tác giả coi âm điệu và vần đều là những võ khí rất mạnh trong tay người làm thơ. Tuy nhiên nếu thiếu những võ khí ấy, vẫn có thể có tác phẩm hay.
- Tác giả không coi có sự phân biệt về hình thức thơ : Thơ tự do, không tự do, thơ vần và không vần chỉ có thơ thực và thơ giả, thơ hay và thơ không hay, thơ và không thơ.
=> Tác giả sử dụng luận điệu bác bỏ, có tính chất đòn bẩy : từ thừa nhận tác dụng của âm điệu, vần trong thơ cho đến việc công nhận “sự phá cách” trong thơ nếu không có những vần và âm điệu- vẫn có thể thành công.
- Từ đó, nhà thơ đã tạo ra định hướng cần thiết cho người đọc thơ :
- Việc thơ gắn liền với trục bản lề lịch sử, và với những thay đổi tân tiến của thời đại, đồng thời khi cách mạng chắp cho nó đôi cánh, rồi để nó quay về với thời đại bình dị, lại khoác lên mình tấm áo mới là một điều tựa như quy luật tạo hóa.
- Ca ngợi thành tựu phát triển của thơ mới đang ở độ nở rộ, trẻ nhất của thời đại mới , nhưng đồng thời cũng đề cập đến nền tảng để thơ mới được chắp cánh.
- “tôi cho rằng chúng ta không nên lo thơ đi vào hình thức này hay hình thức khác mà trước hết nên lo sao phải nói lên được những tình cảm tư tưởng mới của thời đại. Dùng bất cứ hình thức nào miễn là thơ diễn được đúng tâm hồn con người mới hiện nay.” => đây là vấn đề cốt lõi mà tác giả muốn hướng đến xuyên suốt văn bản.
Câu 4 trang 60 - SGK Ngữ văn 12 tập 1: Nêu rõ tài hoa của Nguyễn Đình Thi trong nghệ thuật lập luận đưa dẫn chứng, sử dụng từ ngữ, hình ảnh... để làm sáng tỏ từng vấn đề đặt ra.
Trong “mấy ý nghĩ về thơ” Nguyễn Đình Thi đã thể hiện một phương pháp lập luận chặt chẽ , tầng lớp , các vấn đề có mối nối với nhau rõ ràng thể hiện từng luận điểm trong bài :
Ví dụ : việc tác giả lấy ví dụ cụ thể về ngôn ngữ trong thơ : “ Chữ buồn ai cũng hiểu nghĩa , nhưng nói “tôi buồn” chưa làm cho ai buồn cả. Đó mới là một ý niệm. Cũng như nói trời lạnh, hoa trắng, ai cũng biết cả , nhưng chưa đủ làm cho người ta thấy lạnh, thấy trắng. Mỗi chữ và tiếng mới như một ngọn nếm trắng.....”
Từ việc đưa ra những dẫn chứng cụ thể về ngôn ngữ “có sức gợi” là như thế nào? Nguyễn Đình Thi chỉ ra rằng, ngôn ngữ trong thơ không thể bộc lộ qua “xác thịt”của nó, mỗi lát cắt ngôn từ chỉ là một phần thuộc về từ ngữ đó : như điểm mặt chỉ tên. Từ đó, ông đưa ra quan điểm về : “ chữ và tiếng trong thơ phải có một giá trị khác , ngoài giá trị ý niệm thông thường.” Từng bước, từng bước như vậy, dẫn chứng vừa dễ hiểu, vừa có sức thuyết phục, khiến người đọc trân quý hơn giá trị ngôn từ trong thơ, và những người viết thì cẩn trọng hơn.
Từ ngữ giàu có, phong phú,đa dạng , thể hiện được sự thông hiểu của tác giả về các khía cạnh trong văn học, giàu hình ảnh, sức gợi
Tác giả có nhiều liên tưởng thú vị, độc đáo , tạo ra sự đặc biệt để ghi nhớ.
Sử dụng linh hoạt các thao tác lập luận so sánh, phân tích, giải thích, bác bỏ, cách suy luận logic.
Ví dụ : việc tác giả lấy ví dụ cụ thể về ngôn ngữ trong thơ : “ Chữ buồn ai cũng hiểu nghĩa , nhưng nói “tôi buồn” chưa làm cho ai buồn cả. Đó mới là một ý niệm. Cũng như nói trời lạnh, hoa trắng, ai cũng biết cả , nhưng chưa đủ làm cho người ta thấy lạnh, thấy trắng. Mỗi chữ và tiếng mới như một ngọn nếm trắng.....”
Từ việc đưa ra những dẫn chứng cụ thể về ngôn ngữ “có sức gợi” là như thế nào? Nguyễn Đình Thi chỉ ra rằng, ngôn ngữ trong thơ không thể bộc lộ qua “xác thịt”của nó, mỗi lát cắt ngôn từ chỉ là một phần thuộc về từ ngữ đó : như điểm mặt chỉ tên. Từ đó, ông đưa ra quan điểm về : “ chữ và tiếng trong thơ phải có một giá trị khác , ngoài giá trị ý niệm thông thường.” Từng bước, từng bước như vậy, dẫn chứng vừa dễ hiểu, vừa có sức thuyết phục, khiến người đọc trân quý hơn giá trị ngôn từ trong thơ, và những người viết thì cẩn trọng hơn.
Từ ngữ giàu có, phong phú,đa dạng , thể hiện được sự thông hiểu của tác giả về các khía cạnh trong văn học, giàu hình ảnh, sức gợi
Tác giả có nhiều liên tưởng thú vị, độc đáo , tạo ra sự đặc biệt để ghi nhớ.
Sử dụng linh hoạt các thao tác lập luận so sánh, phân tích, giải thích, bác bỏ, cách suy luận logic.
Câu 5 trang 60 - SGK Ngữ văn 12 tập 1: Quan niệm vể thơ của Nguyễn Đình Thi ngày nay còn có giá trị không? Vì sao?
Có thể nói quan niệm về thơ của Nguyễn Đình Thi vẫn giữ nguyên giá trị xuyên suốt nhiều năm qua , và cho đến tận ngày hôm nay.
Sáng tác và gắn bó với những tác phẩm thơ ca, chủ yếu nằm ở thị hiếu, văn hóa và sự rung cảm đồng điệu của người đọc đối với tác phẩm, chứ không nằm ở tính hình thức “vần hay không vần điệu”, vì vậy Sáng tác thơ ca và thưởng thức thơ là những hoạt động nghệ thuật không ngừng nghỉ, bất kì thời đại nào con người cũng có nhu cầu thể hiện tư tưởng , tình cảm, cảm xúc, và cần tiếp nhận nó một cách kịp thời.
- Dẫu quan niệm về thơ có đổi mới về một số mặt thi pháp nhưng luận điểm cơ bản trên đây vẫn còn giữ nguyên giá trị.
- Quan niệm về thơ của Nguyễn Đình Thi còn có ý nghĩa rất lớn đối với việc định hướng sáng tạo và cảm thụ thơ ca qua nhiều thế hệ.
Sáng tác và gắn bó với những tác phẩm thơ ca, chủ yếu nằm ở thị hiếu, văn hóa và sự rung cảm đồng điệu của người đọc đối với tác phẩm, chứ không nằm ở tính hình thức “vần hay không vần điệu”, vì vậy Sáng tác thơ ca và thưởng thức thơ là những hoạt động nghệ thuật không ngừng nghỉ, bất kì thời đại nào con người cũng có nhu cầu thể hiện tư tưởng , tình cảm, cảm xúc, và cần tiếp nhận nó một cách kịp thời.
- Dẫu quan niệm về thơ có đổi mới về một số mặt thi pháp nhưng luận điểm cơ bản trên đây vẫn còn giữ nguyên giá trị.
- Quan niệm về thơ của Nguyễn Đình Thi còn có ý nghĩa rất lớn đối với việc định hướng sáng tạo và cảm thụ thơ ca qua nhiều thế hệ.
+ Mở rộng xem đầy đủ