Soạn bài Đò lèn - Nguyễn Duy - Ngữ văn 12 tập 1
1. Trong bài thơ, cái tôi của tác giả thời tuổi nhỏ được tái hiện như thế nào ? Nét quen thuộc và mới mẻ trong cách nhìn của tác giả về chính mình trong quá khứ ?
2. Tình cảm sâu nặng của tác giả đối với bà mình được biểu hiện cụ thể như thế nào ?
3. Cách thể hiện tình thương bà của tác giả có gì đặc biệt ? So sánh nét riêng trong cách sử dụng hình ảnh thơ giữa hai tác giả cùng viết về đề tài: Bằng Việt (Bếp lửa) và Nguyễn Duy (Đò Lèn).
Câu 1 - Trang 149 SGK ngữ văn 12 tập 1: Trong bài thơ, cái tôi của tác giả thời tuổi nhỏ được tái hiện như thế nào ? Nét quen thuộc và mới mẻ trong cách nhìn của tác giả về chính mình trong quá khứ ?
Trả lời
- Khi đọc những câu thơ đầu tiên lên, cũng là lúc người đọc thấy được hình ảnh “tôi ra cống Na câu cá", “níu váy bà đi chợ", “bắt chim sẻ", "ăn trộm nhãn",... một đứa trẻ hồn nhiên, ngây thơ và hiếu động, tinh nghịch và cũng rất ma mãnh. Đó cũng chính là những hình ảnh hết sức chân thực về một thời thơ ấu “nhiều chiến tích" của tác giả. Nhưng trong sự ngô nghê, hồn nhiên ấy, ta còn bắt gặp cả sự cơ cực khó khăn mà đứa trẻ ấy đã gặp phải và cảm nhận “chân đất đi đêm", “cái năm đói, củ dong riềng luộc sượng".
- Tác giả đã tái hiện những kỉ niệm tuổi thơ của mình rất chân thực và sống động, tựa như một cuốn phim đang chạy trước mắt người đọc. Cách chọn hình ảnh rất tự nhiên, không hề trau chuốt, nhưng mang lại cảm xúc rất thật, rất mộc mạc cho người đọc.
Câu 2 - Trang 149 SGK ngữ văn 12 tập 1: Tình cảm sâu nặng của tác giả đối với bà mình được biểu hiện cụ thể như thế nào ?
Trả lời
- Những hình ảnh người bà lam lũ, tảo tần, nuôi đứa cháu của mình khôn lớn, có lẽ suốt đời này vẫn sẽ in sâu vào trong ký ức của “tôi".
+ Bà mò cua xúc tép ở đồng Quan.
+ Bà gánh chè xanh Ba Trại những đêm hàn.
+ Năm đói, củ dong riềng luộc sượng.
+ Nhà bà tôi bay mắt, bà tôi đi bán trứng ga Lèn.
→ Tình cảm của nhà thơ như những hình ảnh vẫn còn in dấu trong ký ức của chính mình, vẫn rõ nét, vẫn sống động như ngày nào. Đó không chỉ là sự thấu hiệu, thương sót, với tình yêu của bà dành cho tác giả, mà còn thể hiện sự kính trọng, lòng tri ân sâu sắc. Và ở đoạn thơ cuối, dòng cảm xúc ấy còn được đẩy lên cao trào “khi tôi biết thương bà thì đã muộn" - đó là sự tiếc nuối, khi tác giả đi lính đánh trận, trận chiến chưa kết thúc, người cháu chưa thể về thăm bà báo hiếu, nhưng bà “chỉ còn là nấm cỏ thôi. Đó là sự buồn và tiếc nuối vô cùng tận, không ngôn từ nào có thể diễn tả hết.
Câu 3 - Trang 149 SGK ngữ văn 12 tập 1: Cách thể hiện tình thương bà của tác giả có gì đặc biệt ? So sánh nét riêng trong cách sử dụng hình ảnh thơ giữa hai tác giả cùng viết về đề tài: Bằng Việt (Bếp lửa) và Nguyễn Duy (Đò Lèn).
Trả lời
- Trong Bếp lửa, Bằng Việt gửi gắm tình cảm dành cho bà bằng cách tái hiện lại những hồi ức thiêng liêng, cảm động về tình bà cháu. Những hình ảnh hồi ức hiện lên, đan xen với cảm xúc của nhà thơ bằng tiếng tu hu da diết, đốm lửa bập bùng bà nhen
- Ở Đò Lèn, của Nguyễn Duy, tình cảm ấy được bộc bạch một cách trức tiếp, những hồi ức hiện về rất chân thực, không che đậy, hay ẩn dụ. Cảm xúc của nhà thơ khổng phải viên ngọc ẩn mình trong lớp đá, mà được bộc lộ rất rõ rệt, rất chân thật. Nhà thơ cũng không ngại tự trách chính bản thân mình, trách chính sự vụng dại, sự vô tâm, đã không thể chăm sóc bà chu đáo hơn, không thể báo hiếu cho những công lao nuôi dưỡng của bà. Để rồi bài thơ kết lại bằng lời thơ mang nhiều dư âm, đau nhói lòng người.
“Khi tối biét thương bà thì đã muộn
bà chỉ còn là nấm cỏ thôi.”