Soạn Ngữ Văn 12 ngắn gọn - Soạn bài tập SGK Ngữ Văn 12

Soạn văn 12 (ngắn gọn) - Bài tập Văn 12 (ngắn gọn) được giải và hướng dẫn đầy đủ, ngắn gọn, dễ hiểu nhất giúp học sinh hiểu và củng cố kiến môn Ngữ Văn lớp 12. Chúc các bạn học tập tốt, nếu cần hỗ trợ, vui lòng gửi email về địa chỉ: support@chuabaitap.com

Mục lục Soạn văn lớp 12 (ngắn gọn)

Soạn văn lớp 12 Tập 1

Tuần 1 SGK Ngữ văn 12

Khái quát văn học Việt Nam từ cách mạng tháng tám 1945 đến thế kỉ XX
Văn học Việt Nam từ Cách Mạng Tháng Tám năm 1945 đến năm 1975 hình thành và phát triển trong một hoàn cảnh đặc biệt; chia làm ba chặng, có những thành tựu riêng. Văn học giai đoạn này có ba đặc điểm cơ bản: Vận động chủ yếu theo hướng cách mạng hóa, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước; hướng về đại chúng; chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn. Từ sau năm 1975, nhất là từ năm 1986, cùng với đất nước, văn học Việt Nam bước vào thời kì đổi mới. Văn học vận động theo hướng dân chủ hóa, mang tính nhân bản, nhân văn sâu sắc; có tính chất hướng nội, quan tâm nhiều hơn tới số phận cá nhân trong những hoàn cảnh phức tạp, đời thường; có nhiều tìm tòi đổi mới với nghệ thuật.
Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí
Bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lý thường có một số nội dung sau: - giới thiệu, giải thích tư tưởng, đạo lý cần bàn luận - phân tích những mặt đúng, bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề bàn luận. - Nêu ý nghĩa, rút ra bài học nhận thức và hành động về tư tưởng, đạo lý. Diễn đạt cần chuẩn xác mạch lạc; có thể sử dụng một số phép tu từ và yếu tố biểu cảm nhưng phải phù hợp và có chừng mực.

Tuần 2 SGK Ngữ văn 12

Tuyên ngôn độc lập
Văn thơ Hồ Chí Minh là di sản vô giá, là một bộ phận gắn bó hữu cơ với sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Người. Hồ Chí Minh quan niệm văn học là vũ khí sắc bén phục vụ sự nghiệp cách mạng. Mỗi khi viết, Người luôn tự hỏi: "viết cho ai?" Viết để làm gì?", sau đó mới quyết định : "Viết cái gì?" và " Viết như thế nào?'' Phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh độc đáo, đa dạng. Văn chính luận của Người thường ngắn gọn, súc tích, lập luận sắc sảo, chặt chẽ. Truyện và kí của Người rất hiện đại, có tính chiến đấu mạnh mẽ và nghệ thuật trào phúng sắc bén. Thơ và nghệ thuật của Hồ Chí Minh có sự hài hòa giữa cổ điển và hiện đại , giữa chất trữ tình và chất "Thép"; giữa sự trong sáng, giản dị và sự hàm súc sâu sắc.
Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt
Sự trong sáng là một phẩm chất của tiếng Việt. Phẩm chất đó được biểu hiện ở những phương diện chủ yếu như: Tính chuẩn mực, có quy tắc của tiếng Việt; sự không lai căng, pha tạp và tính lịch sự, văn hóa trong lời nói...
Viết bài làm văn số 1: Nghị luận xã hội
Viết bài làm văn số 1: Nghị luận xã hội

Tuần 3 SGK Ngữ văn 12

Tuyên ngôn độc lập (Tiếp theo)
"Tuyên ngôn độc lập" là văn kiện lịch sử tuyên bố trước quốc dân đồng bào và thế giới về việc chấm dứt chế độ thực dân, phong kiến ở nước ta , đánh dấu kỉ nguyên độc lập, tự do của nước Việt Nam mới. Tác phẩm là một áng văn chính luận mẫu mực: Lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, ngôn ngữ hùng hồn, vừa tố cáo mạnh mẽ tội ác của thực dân Pháp, ngăn chặn âm mưu tái chiếm nước ta của các thế lực thù địch và các phe nhóm cơ hội quốc tế, vừa bộc lộ tình cảm yêu nước, thương dân và khát vọng độc lập, tự do cháy bỏng của tác giả và toàn dân tộc.
Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt (Tiếp theo)
Muốn đạt được sự trong sáng khi sử dụng tiếng Việt, mỗi cá nhân cần có tình cảm quý trọng, có hiểu biết về tiếng Việt, có ý thức và thói quen sử dụng tiếng Việt theo các quy tắc chung sao cho lời nói vừa đúng, vừa hay, vừa có văn hóa.

Tuần 4 SGK Ngữ văn 12

Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc
Bằng cách nhìn, cách nghĩ sâu rộng, mới mẻ và nhiệt tình của một người gắn bó hết mình với đất nước, với nhân dân, Phạm Văn Đồng đã làm sáng tỏ mối liên hệ khăng khít giữa thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu với hoàn cảnh của tổ quốc lúc bấy giờ và với thời đại hiện nay. Đồng thời, tác giả hết lòng ca ngợi Nguyễn Đình Chiểu, một người trọn đời dùng cây bút làm vũ khí chiến đấu cho dân, cho nước, một ngôi sao sáng trong nền văn nghệ của dân tộc Việt Nam. Bài viết có sức lôi cuốn mạnh mẽ do cách nghị luận vừa xác đáng, chặt chẽ vừa xúc động, thiết tha, với nhiều hình ảnh, ngôn từ đặc sắc.
Mấy ý nghĩ về thơ (trích)
"Mấy ý nghĩ về thơ " của Nguyễn Đình Thi là tác phẩm trình quan niệm của tác giả về thơ.
Đô-xtôi-ép-xki (X.Xvai-Gơ)
Đô-xtôi-ép-xki (X.Xvai-Gơ) là sự đồng cảm của nhà văn trước những số phận đau khổ.
Nghị luận về một hiện tượng, đời sống
Bài nghị luận về một hiện tượng đời sống thường có các nội dung: Nêu rõ hiện tượng, phân tích các mặt đúng, sai; lợi, hại; chỉ ra nguyên nhân và bày tỏ thái độ, ý kiến của người viết về hiện tượng xã hội đó. Diễn đạt cần chuẩn xác, mạch lạc; có thể sử dụng một số phép tu từ và yếu tố biểu cảm, nhất là phần nêu cảm nghĩ riêng.

Tuần 5 SGK Ngữ văn 12

Phong cách ngôn ngữ khoa học
Văn bản khoa học gồm ba loại chính: Các văn bản khoa học chuyên sâu, các văn bản khoa học giáo khoa, các văn bản khoa học phổ cập.Ngôn ngữ khoa học là ngôn ngữ được dùng trong giao tiếp thuộc lĩnh vực khoa học, tiêu biểu là trong văn bản khoa học. Phong cách ngôn ngữ khoa học có ba loại đặc trưng cơ bản: Tính khái quát, trừu tượng; tính lý trí, loogic; tính khách quan, phi cá thể. Các đặc trưng đó thể hiện ở các phương tiện ngôn ngữ như từ ngữ, câu, đoạn văn, văn bản.
Viết bài làm văn số 2: Nghị luận xã hội
Viết bài làm văn số 2: Nghị luận xã hội

Tuần 6 SGK Ngữ văn 12

Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS 01/12/2003
Bản thông điệp khẳng định phòng chống HIV/AIDS phải là mối quan tâm hàng đầu của nhân loại, có những cố gắng của con người về mặt này vẫn còn chưa đủ. Tác giả thiết tha kêu gọi các quốc gia và toàn thể nhân loại hãy coi việc đẩy lùi đại dịch đó là công việc của chính mình, hãy sát cánh bên nhau để cùng " đánh đổ các thành lũy của sự im lặng, kì thị và phân biệt đối xử" với những người bị HIV/AIDS. Bài văn có sức thuyết phục mạnh mẽ vì đã thể hiện được những suy nghĩ sâu sắc và cảm xúc chân thành của tác giả.
Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ
Đối tượng của bài nghị luận về thơ rất đa dạng. Với kiểu bài này, cần tìm hiểu từ ngữ, hình ảnh, âm thanh, nhịp điệu, cấu tứ,..của bài thơ, đoạn thơ đó. Bài viết thường có các nội dung sau: -Giới thiệu khái quát về bài thơ, đoạn thơ. - Bàn về những giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ, đoạn thơ. - Đánh giá chung về bài thơ, đoạn thơ.

Tuần 7 SGK Ngữ văn 12

Tây tiến (Quang Dũng)
Với cảm hứng lãng mạn và ngòi bút tài hoa, Quang Dũng đã khắc họa thành công hình tượng người lính Tây Tiến trên cái nền thiên nhiên núi rừng hùng vĩ, dữ dội và Mỹ lệ. Hình tượng người lính Tây Tiến mang vẻ đẹp lãng mạn đậm chất bi tráng sẽ còn có sức hấp dẫn lâu dài đối với người đọc.
Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học
Đối tượng nghị luận về một ý kiến về văn học rất đa dạng: về văn học sử, về lý luận văn học, về tác phẩm văn học,... Việc nghị luận về một ý kiến bàn về văn học thường tập trung vào giải thích, nêu ý nghĩa và tác dụng của ý kiến đó đối với văn học và đời sống.

Tuần 8 SGK Ngữ văn 12

Việt Bắc (Tố Hữu)
Đường đời, đường thơ Tố Hữu luôn song hành cùng con đường cách mạng của cả dân tộc. Với những tác phẩm giàu chất trữ tình chính trị và đậm đà tính dân tộc, Tố Hữu là một trong những nhà thơ xuất sắc nhất của thơ ca Việt Nam hiện đại.
Luật thơ
Trong Luật thơ, tiếng là đơn vị quan trọng. Số tiếng định hình trong dòng thơ, sự phối hợp thanh điệu, sự liên kết bằng vần của tiếng, sự đối lập hay kết dính ở dòng trước với dòng sau, cách ngắt nhịp thơ,... đều trở thành những quy tắc của thơ ca truyền thống, đặc biệt các thể thơ Đường Luật. Thơ hiện đại đã biến đổi nhiều, tuy nhiên, nhiều trường hợp vẫn dựa trên các quy tắc trong thơ truyền thống.

Tuần 9 SGK Ngữ văn 12

Việt Bắc (Tố Hữu) - Tiếp theo
"Việt Bắc" là khúc hùng ca và cũng là khúc tình ca về cách mạng, về cuộc kháng chiến và con người kháng chiến. Thể thơ lục bát, kiểu kết cấu đối đáp, ngôn ngữ đậm đà sắc thái dân gian- tất cả đã góp phần khắc sâu lời nhắn nhủ của Tố Hữu: Hãy nhớ mãi và phát huy truyền thống quý báu anh hùng bất khuất, ân nghĩa thủy chung của cách mạng của con người Việt Nam.
Phát biểu theo chủ đề
Để phát biểu ý kiến theo chủ đề có hiệu quả cần lưu ý: - Lựa chọn nội dung phát biểu phù hợp với chủ đề chung và tình hình thảo luận. - Dự kiến nội dung chi tiết và sắp xếp nhanh thành đề cương phát biểu. - Có thái độ, cử chỉ đúng mực, lịch sự; điều chỉnh giọng nói phù hợp với nội dung và cảm xúc.

Tuần 10 SGK Ngữ văn 12

Đất nước (Nguyễn Khoa Điềm)
Đoạn trích thể hiện cảm nghĩ mới mẻ của tác giả về đất nước qua những vẻ đẹp được phát hiện ở chiều sâu trên nhiều bình diện: Lịch sử, địa lý, văn hóa,.. Đóng góp riêng của đoạn trích là sự nhấn mạnh tư tưởng " Đất nước của nhân dân" Bằng hình thức biểu đạt giàu suy tư, qua giọng thơ trữ tình- chính luận sâu lắng, thiết tha. Các chất liệu của văn hóa dân gian được sử dụng nhuần nhị, sáng tạo, đem lại sức hấp dẫn cho đoạn trích.
Đất nước (Nguyễn Đình Thi)
Đất nước (Nguyễn Đình Thi) là tác phẩm hay thể hiện lòng yêu đất nước chủ quyền dân tộc qua hai giai đoạn. Qua đó chúng ta thấy được đất nước bình dị mà đẹp đến tự hào.
Luật thơ (tiếp theo)
luyện tập về Luật thơ

Tuần 11 SGK Ngữ văn 12

Thực hành một số phép tu từ ngữ âm
Thực hành một số phép tu từ ngữ âm
Viết bài làm văn số 3: Nghị luận văn học
Viết bài làm văn số 3: Nghị luận văn học

Tuần 12 SGK Ngữ văn 12

Dọn về làng (Nông Quốc Chấn)
Dọn về làng (Nông Quốc Chấn) là bài thơ viết về quê hương trong những năm kháng chiến chống Pháp của tác giả.
Tiếng hát con tàu (Chế Lan Viên)
Tiếng hát con tàu (Chế Lan Viên) là bài thơ gợi cảm hứng từ sự kiện kinh tế-xã hội miền núi Tây Bắc 1958-1960
Đò Lèn
Đò Lèn của Nguyễn Duy là tác phẩm viết về hồi ức thơ ấu của tác giả.
Thực hành một số phép tu từ cú pháp
Thực hành một số phép tu từ cú pháp

Tuần 13 SGK Ngữ văn 12

Sóng (Xuân Quỳnh)
Qua hình tượng "sóng", trên cơ sở khám phá sự tương đồng, hòa hợp giữa "Sóng" và "em", bài thơ diễn tả tình yêu của người phụ nữ, thiết tha, nồng nàn, chung thủy, muốn vượt lên thử thách của thời gian và sự hữu hạn của đời người. Từ đó thấy được tình yêu là một tình cảm cao đẹp, một hạnh phúc lớn lao của con người.
Luyện tập vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận
Trong văn nghị luận, phương thức biểu đạt nghị luận luôn giữ vai trò chủ đạo. Tuy nhiên, người làm văn nghị luận vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh,..Việc vận dụng phải xuất phát từ yêu cầu và mục đích nghị luận. Nếu được sử dụng hợp lý và khéo léo các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm. có thể làm cho bài văn có sức thuyết phục và từ đó hiệu quả nghệ thuật được nâng cao.

Tuần 14 SGK Ngữ văn 12

Đàn ghi ta của Lor-ca (Thanh Thảo)
Bài thơ "Đàn ghi ta của Lor-ca" thể hiện nỗi đau xót sâu sắc trước cái chết bi thảm của Phê-đê-ri-cô Gar-xi-a Lor-ca, nhà thơ thiên tài Tây Ban Nha. Thái độ ngưỡng mộ người nghệ sĩ đại diện cho tinh thần tự do và khát vọng cách tân nghệ thuật của thế kỉ XX bị giết hại một cách phũ phàng được biểu đạt bằng một hình thức độc đáo: Kết hợp hài hòa hai yếu tố thơ và nhạc về cấu tứ; sức gợi mở đa dạng, phong phú về hình ảnh và sự mới mẻ về ngôn từ.
Bác ơi! (Tố Hữu)
Bác ơi của Tố Hữu đã diễn tả nỗi đau xót xa khi Bác qua đời.
Tự do (P-Ê-luy-a)
Tự do (P-Ê-luy-a) là thánh ca của thơ ca kháng chiến Pháp.
Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận
Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận

Tuần 15 SGK Ngữ văn 12

Quá trình văn học và phong cách văn học
Quá trình văn học là diễn tiến hình thành, tồn tại, thay đổi, phát triển của văn học qua các thời kì lịch sử. Hoạt động nổi bật của quá trình văn học là các trào lưu văn học. Thành tựu chính của quá trình văn học kết tinh ở các phong cách văn học độc đáo.

Tuần 16 SGK Ngữ văn 12

Người lái đò Sông Đà (Nguyễn Tuân)
"Người lái đò sông Đà" là một áng văn đẹp được làm nên từ tình yêu đất nước say đắm, thiết tha của một con người muốn dùng văn chương để ca ngợi vẻ đẹp vừa kì vĩ, hào hùng, vừa trữ tình, thơ mộng của thiên nhiên, và nhất là của con người lao động bình dị ở Tây Bắc. Tác phẩm còn cho thấy công phu lao động nghệ thuật khó nhọc, cùng sự tài hoa uyên bác của người Nghệ sĩ Nguyễn Tuân trong việc dùng chữ nghĩa để tái tạo những kì công của tạo hóa, những kì tích lao động của con người.
Chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận
Khi viết văn nghị luận, nên chú ý tránh một số lỗi: - Nêu luận điểm trùng lặp hoặc không rõ ràng, không phù hợp với bản chất của vấn đề cần giải quyết. -Nêu luận cứ thiếu chính xác, thiếu chân thực, không đầy đủ, không liên quan mật thiết đến luận điểm cần trình bày, trùng lặp hoặc quá rườm rà. - Lập luận mâu thuẫn, luận cứ không phù hợp với luận điểm.

Tuần 17 SGK Ngữ văn 12

Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường)
Đoạn trích bài bút kí "Ai đã đặt tên cho dòng sông?" (Hoàng Phủ Ngọc Tường) là đoạn văn xuôi súc tích và đầy chất thơ về sông Hương. Nét đặc sắc làm nên sức hấp dẫn của đoạn văn là những cảm xúc sâu lắng được tổng hợp từ một vốn hiểu biết phong phú về văn hóa, lịch sử, địa lý và văn chương cùng một văn phong tao nhã, hướng nội, tinh tế và tài hoa.
Những ngày đầu của nước Việt Nam mới (Võ Nguyên Giáp)
Những ngày đầu của nước Việt Nam mới (Võ Nguyên Giáp) hồi tưởng về Những ngày đầu của nước ta sau những năm 1970.
Thực hành chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận
Thực hành chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận

Tuần 18 SGK Ngữ văn 12

Soạn văn lớp 12 Tập 2

Tuần 19 SGK Ngữ văn 12

Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài)
“ Vợ chồng A Phủ” Là câu chuyện về những người dân lao động vùng cao Tây Bắc không cam chịu bọn thực dân, chúa đất áp bức đọa đày, giam hãm trong cuộc sống tăm tối đã vùng lên phản kháng, đi tìm cuộc sống tự do. Tác phẩm khắc họa chân thực những nét riêng biệt về phong tục, tập quán, tính cách và tâm hồn người dân các dân tộc thiểu số bằng một giọng văn nhẹ nhàng, tinh tế, đượm màu sắc và phong vị dân tộc, vừa giàu tính tạo hình vừa giàu chất thơ.
Viết bài làm văn số 5 - Nghị luận văn học
Viết bài làm văn số 5 - Nghị luận văn học

Tuần 20 SGK Ngữ văn 12

Nhân vật giao tiếp
Trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, các nhân vật giao tiếp xuất hiện trong vai người nói, hoặc vai người nghe; Ở giao tiếp dạng nói, các nhân vật giao tiếp thường đổi vai và luân phiên lượt lời cho nhau.; Ở các nhân vật giao tiếp có vị thế ngang bằng hoặc cách biệt, có thể xa lạ hoặc có quan hệ thân tình. Những đặc điểm đó cùng với những đặc điểm riêng khác biệt của từng người( lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp, vốn sống, văn hóa...) luôn luôn chi phối lời nói của họ về nội dung và hình thức ngôn ngữ. Để đạt được mục đích và hiệu quả giao tiếp, mỗi nhân vật giao tiếp tùy thuộc vào ngữ cảnh mà lựa chọn và thực hiện một chiến lược giao tiếp phù hợp (Bao gồm việc lựa chọn đề tài, nội dung, phương tiện ngôn ngữ, cách thức, thứ tự nói hoặc viết...)

Tuần 21 SGK Ngữ văn 12

Vợ nhặt (Kim Lân)
Truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân không chỉ miêu tả tình cảnh thê thảm của người nông dân nước ta trong nạn đói khủng khiếp năm 1945 mà còn thể hiện được bản chất tốt đẹp và sức sống kì diệu của họ: ngay trên bờ vực của cái chết, họ vẫn hướng về sự sống, khao khát tổ ấm gia đình và thương yêu đùm bọc lẫn nhau. Nội dung nhân đạo sâu sắc và cảm động đó được thể hiện qua một tình huống truyện độc đáo, cách kể chuyện hấp dẫn, miêu tả tâm lý khá tinh tế, dựng đối thoại sinh động.
Nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi
Đối tượng của bài văn nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi rất đa dạng: Có thể là giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm nói chung có thể chỉ là một phương diện thậm chí là một khía cạnh nội dung hay nghệ thuật của một tác phẩm, đoạn trích khác nhau.Bài nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi thường có các nội dung: Giới thiệu tác phẩm hoặc đoạn trích văn xuôi cần nghị luận.; Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật theo định hướng của đề hoặc một số khía cạnh đặc sắc nhất của tác phẩm, đoạn trích; Nêu đánh giá chung về tác phẩm, đoạn trích.

Tuần 22 SGK Ngữ văn 12

Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành)
“ Rừng xà nu” là một thiên truyện mang ý nghĩa và vẻ đẹp của một khúc sử thi trong văn xuôi hiện đại. Với lời văn trau chuốt, giàu hình ảnh, tác phẩm đã tái hiện được vẻ đẹp tráng lệ, hào hùng của núi rừng, của con người và của truyền thống văn hóa Tây Nguyên. Thông qua câu chuyện về những con người ở một bản làng hẻo lánh, bên những cánh rừng xà nu bạt ngàn, xanh bất tận, tác giả đã đặt ra một vấn đề có ý nghĩa lớn lao của dân tộc và thời đại: Để cho sự sống của đất nước và nhân dân mãi mãi trường tồn, không có cách nào khác hơn là phải cùng nhau đứng lên, cầm vũ khí chống lại kẻ thù tàn ác.
Bắt sấu rừng U Minh Hạ (Sơn Nam)
Bắt sấu rừng U Minh Hạ (Sơn Nam) đã đưa đến đặc điểm nổi bật của thiên nhiên và con người vùng U Minh Hạ.

Tuần 23 SGK Ngữ văn 12

Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi)
Truyện kể về những người con trong một gia đình nông dân Nam Bộ có truyền thống yêu nước, căm thù giặc, thủy chung son sắt với quê hương, cách mạng. Chính sự gắn bó sâu nặng giữa truyền thống gia đình với truyền thống dân tộc đã tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Tác phẩm thể hiện những đặc sắc về nghệ thuật truyện ngắn của Nguyễn Thi: Trần thuật qua dòng hồi tưởng của nhân vật, khắc họa tính cách và miêu tả tâm lý sắc sảo, ngôn ngữ phong phú, góc cạnh và đậm chất Nam Bộ.
Viết bài làm văn số 6 - Nghị luận văn học
Viết bài làm văn số 6 - Nghị luận văn học

Tuần 24 SGK Ngữ văn 12

Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu)
Từ câu chuyện về một bức ảnh nghệ thuật và sự thật cuộc đời đằng sau bức ảnh, truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”, mang đến một bài học đúng đắn về cách nhìn nhận cuộc sống và con người: Một cách nhìn đa diện, nhiều chiều, phát hiện ra bản chất sự thật đằng sau vẻ đẹp bên ngoài của hiện tư,ợng. Cách khắc họa nhân vật, xây dựng cốt truyện sử dụng ngôn ngữ rất linh hoạt, sáng tạo đã góp phần làm nổi bật chủ đề- tư tưởng của tác phẩm.
Thực hành về hàm ý
Thực hành về hàm ý

Tuần 25 SGK Ngữ văn 12

Mùa lá rụng trong vườn (Ma Văn Kháng)
Mùa lá rụng trong vườn (Ma Văn Kháng) là những cảm xúc yêu quý nhau của những người trong gia đình với chị Hoài với truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Một người Hà Nội (Nguyễn Khải)
Một người Hà Nội (Nguyễn Khải) là tác phẩm hay về vẻ đẹp của con người Việt Nam trải qua bao thời kì lịch sử.
Thực hành về hàm ý (tiếp theo)
Thực hành về hàm ý

Tuần 26 SGK Ngữ văn 12

Thuốc (Lỗ Tấn)
Lỗ Tấn được tôn vinh là “linh hồn của dân tộc” vì nhà văn đã đau nỗi đau của dân tộc Trung Hoa thời cận đại: nhân dân thì “ngủ say trong một cái nhà hộp bằng sắt”, còn người cách mạng thì “Bôn ba trong chốn quạnh hiu”. Cô đọng và súc tích, “Thuốc” là một truyện ngắn mang kích thước của một truyện dài.
Rèn luyện kĩ năng mở bài, kết bài trong bài văn nghị luận
Mở bài thông báo chính xác, ngắn gọn vấn đề nghị luận: hướng người đọc vào nội dung bàn luận một cách tự nhiên và gợi sự hứng thú với vấn đề được trình bày trong văn bản. Kết bài thông báo về sự kết thúc của việc trình bày vấn đề, nêu đánh giá khái quát của con người viết về những khía cạnh nổi bật nhất của vấn đề; gợi liên tưởng rộng hơn, sâu sắc hơn.

Tuần 27 SGK Ngữ văn 12

Số phận con người (Sô-Lô-Khốp)
Bản lĩnh kiên cường và nhân hậu của con người xô Viết Sô-lô-khốp là nhà văn dũng cảm khám phá sự thật.

Tuần 28 SGK Ngữ văn 12

Ông già và biển cả (Hê-Minh-Uê)
Hình ảnh ông lão đánh cá đơn độc dũng cảm săn đuổi con cá lớn nhất đời là một biểu tượng về vẻ đẹp của ước mơ và hành trình gian khổ của con người để biến ước mơ thành hiện thực. Sự chuyển hóa từ bức tranh với những nét trần trụi, chân thực, giản dị sang một lớp nghĩa hàm ẩn, rộng lớn- đó chính là phong cách của Hê- minh-uê và cũng là sự thể hiện nguyên lý sáng tác của ông: Tác phẩm nghệ thuật như một “Tảng băng trôi”.
Diễn đạt trong văn nghị luận
Khi viết bài văn nghị luận, cần chú ý: Về cách dùng từ ngữ: Lựa chọn từ ngữ chính xác, phù hợp với vấn đề cần nghị luận; tránh dùng từ lạc phong cách hoặc những từ sáo rỗng, cầu kì.;Kết hợp sử dụng các phép tu từ, từ vựng và một số từ ngữ mang tính biểu cảm, gợi hình tượng để bộc lộ cảm xúc phù hợp. Về cách sử dụng kết hợp các kiểu câu: kết hợp một số kiểu câu trong đoạn, trong bài để tạo nên giọng điệu linh hoạt, biểu hiện cảm xúc; Sử dụng các phép tu từ cú pháp để tạo nhịp điệu, nhấn mạnh rõ hơn thái độ, cảm xúc.

Tuần 29 SGK Ngữ văn 12

Hồn Trương Ba, da hàng thịt (Lưu Quang Vũ)
Qua đoạn trích vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” Lưu Quang Vũ muốn gửi tới người đọc thông điệp: được sống làm người quý giá thật, nhưng được sống đúng là mình, sống trọn vẹn những giá trị mình vốn có và theo đuổi còn quý giá hơn. Sự sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi con người được sống tự nhiên với sự hài hòa giữa thể xác và tâm hồn. Con người phải luôn luôn biết đấu tranh với nghịch cảnh, với chính bản thân, chống lại sự dung tục, để hoàn thiện nhân cách và vươn tới những giá trị tinh thần cao quý.
Diễn đạt trong văn nghị luận (tiếp theo)
Giọng điệu cơ bản của lời văn nghị luận là trang trọng, nghiêm túc nhưng ở mỗi phần trong bài văn có thể thay đổi sao cho phù hợp với nội dung cụ thể.

Tuần 30 SGK Ngữ văn 12

Nhìn về vốn văn hóa dân tộc (Trình Đình Hượu)
Từ hiểu biết sâu sắc về vốn văn hóa dân tộc, tác giả đã phân tích rõ những mặt tích cực và một số hạn chế của văn hóa truyền thống. Bài viết có văn phong khoa học, chính xác, mạch lạc. Nắm vững bản sắc văn hóa dân tộc, chúng ta có thể phát huy điểm mạnh, khắc phục hạn chế để hội nhập với thế giới trong thời đại ngày nay.
Phát biểu tự do

Tuần 31 SGK Ngữ văn 12

Phong cách ngôn ngữ hành chính
Ngôn ngữ hành chính là ngôn ngữ dùng trong các văn bản hành chính để giao tiếp trong phạm vi các cơ quan nhà nước hay các tổ chức chính trị xã hội, kinh tế,...hoặc giữa cơ quan với cá nhân, hay giữa các cá nhân với nhau trên cơ sở pháp lý. Phong cách ngôn ngữ hành chính có ba đặc trưng cơ bản: Tính khuôn mẫu, tính minh xác và tính công vụ.
Văn bản tổng kết
Văn bản tổng kết hoạt động thực tiễn nhằm nhìn nhận, đánh giá trung thực, khách quan kết quả, rút ra những bài học kinh nghiệm khi kết thúc một công việc; còn văn bản tổng kết tri thức nhằm tổng kết các tri thức hoặc các thành tựu nghiên cứu đã đạt được. Văn bản tổng kết hoạt động thực tiễn thường có các nội dung: mục đích, yêu cầu, những hoạt động chính, bài học kinh nghiệm,... Văn bản tổng kết tri thức lần lượt trình bày khái quát các tri thức và thành tựu nghiên cứu đã đạt được. Tùy theo yêu cầu và nội dung, văn bản tổng kết có thể thuộc phong cách ngôn ngữ hành chính hoặc phong cách ngôn ngữ khoa học.

Tuần 32 SGK Ngữ văn 12

Tổng kết phần Tiếng Việt: hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ
Tổng kết phần Tiếng Việt: hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ
Ôn tập phần Làm văn
Ôn tập phần Làm văn

Tuần 33 SGK Ngữ văn 12

Giá trị văn học và tiếp nhận văn học
Văn học có ba giá trị cơ bản: nhận thức, giáo dục, thẩm mỹ. Các giá trị của văn học được thực hiện thông qua quá trình tiếp nhận văn học với các tính chất và cấp độ khác nhau.
Tổng kết phần Tiếng Việt: lịch sử, đặc điểm loại hình và các phong cách ngôn ngữ
Tổng kết phần Tiếng Việt: lịch sử, đặc điểm loại hình và các phong cách ngôn ngữ

Tuần 34 SGK Ngữ văn 12

Ôn tập phần Văn học
Ôn tập phần Văn học

Tuần 35 SGK Ngữ văn 12

Kiểm tra tổng hợp cuối năm
Kiểm tra tổng hợp cuối năm