Soạn bài Viết bài làm văn số 3 Nghị luận văn học
1.
a )Tính dân tộc trong bài thơ việt Bắc ( Tố Hữu ) được biểu hiện cụ thể ở những phương diện nào? Trình bày vắn tắt và nêu dẫn chứng minh họa
b) Phân tích tâm trạng của tác giả khi nhớ về miền tây Bắc Bộ và những người đồng đội trong đoạn thơ sau :
Sông.Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
Nhớ vê rừng núi nhớ chơi vơi
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bõ quên đời!
Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người
Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi.
(Quang Dũng, Tây Tiến)
2. Vẻ đẹp bi tráng của hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng
3. Câu thơ “cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn” ( Đất Nước , Nguyễn Khoa Điềm ) có nét tương đồng với những lời ca dao nào ? Phân tích ngắn gọn ý nghĩa câu thơ này trong sự đối chiếu , so sánh với những bài ca dao mà anh chị đã liên tưởng.
4. Phân tích và so sánh hình tượng đất nước trong đoạn trích Đất Nước (trong trường ca Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm) và bài thơ đất nước của Nguyễn Đình Thi
Câu 1 – Gợi ý đề bài - Trang 132 SGK ngữ văn 12 tập 1
a) Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc ( Tố Hữu ) được biểu hiện cụ thể ở những phương diện nào ? Trình bày vắn tắt và nêu dẫn chứng minh họa.
MB :
1. Giới thiệu bài thơ Việt Bắc :
Trong đời thơ Tố Hữu, đã từng có nhiều bài thơ đáng nhớ, thể hiện phong cách thơ trữ tình - chính trị , đậm đà màu sắc dân tộc : nhờ cách tận dụng chất liệu văn học dân gian và giọng thơ trìu mến, chân tình, gần gũi như lời ca dao xứ Huế.Một trong những bài thơ hội tụ đầy đủ những yếu tố đó, chính là Việt Bắc – bài thơ được sáng tác vào thời điểm đặc biệt, khi Trung ương Đảng và chính phủ rời chiến khu để về Hà Nội.
2. Tính dân tộc được thể hiện trong bài thơ Việt Bắc như thế nào ? ( khái quát)
Đối với Việt Bắc, Tố Hữu đã thể hiện tính dân tộc ở cả bình diện nội dung và hình thức nghệ thuật biểu hiện : Về thể thơ, hình ảnh biểu hiện được chắt lọc, giọng thơ....
1. Đối với nội dung thể hiện trong bài thơ :
Chủ đề :
Qua những hồi ức, tưởng niệm về quá khứ, cùng cuộc hành trình mười lăm năm gian khó nơi Việt Bắc, vừa đẹp và tinh khiết nhưng cũng gian khó , nguy nan với quân –dân nơi đây , Tố Hữu đã tái hiện lại một trang sử chói lọi trong lịch sử dân tộc , và trong lòng những người đọc : khẳng định vẻ đẹp của tình quân dân của mối quan hệ con người trong thời chiến
Bức tranh thiên nhiên Việt Bắc ( bộ tứ bình) gắn với đời sống thường nhật, đậm đà vẻ đẹp con người và cảnh vật vùng miền.
Nội dung : Cuộc chia tay đầy luyến tiếc nhưng vẫn mang những nét đẹp của xúc cảm đời thường giữa quân dân Việt Bắc và những người chiến sĩ trở lại Hà Nội.
2. Đối với hình thức nghệ thuật thể hiện trong bài thơ :
Sử dụng thể thơ lục bát dân tộc , tuy nhiên vẫn cho phép mọi sự tìm tòi sáng tạo về âm luật trong một số bài thơ :
“Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng”
Sự kết hợp hài hòa giữa thể thơ dân tộc , và giọng điệu trữ tình , thủ thỉ , âm hưởng nhỏ nhẹ như kể một câu chuyện xưa. : khiến giọng thơ như lời mẹ ru , sử dụng hiệu quả mạch cảm xúc trong suốt bài thơ : từ nhỏ nhẹ, dịu dàng, đến khi hồi tưởng về thời kì kháng chiến thì mạnh mẽ , dứt khoát, hùng hồn :
“ Ta với mình, mình với ta /Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh”
...
“Những đường Việt Bắc của ta / Đêm đêm rầm rập như là đất rung.”
Cách xưng hô- sử dụng lời nói của nhân dân , thể hiện chân tình- thân mật , sử dụng đại từ phiếm chỉ : ( Ta- Mình., mình –ta , tiếng ai )
Hệ thống từ láy , điệp ngữ, các câu đối...v..v
b) Phân tích tâm trạng của tác giả khi nhớ về miền tây Bắc Bộ và những người đồng đội trong đoạn thơ sau :
Sông.Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
Nhớ vê rừng núi nhớ chơi vơi
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bõ quên đời!
Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người
Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi.
(Quang Dũng, Tây Tiến)
MB : Giới thiệu bài thơ Tây Tiến :
Với phẩm chất hào hoa, với những hình ảnh bi tráng thể hiện phong cách thơ Quang Dũng , tất cả đã hội tụ trong bài thơ Tây Tiến- bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ Quang Dũng.
Giới thiệu đoạn trích- nêu nội dung khái quát.
Trong bài thơ, 14 câu thơ đầu là những mạch cảm xúc đầu tiên khi những bản đàn về Tây Tiến khẽ ngân vang trong tâm thức nhà thơ, là cuộc hành trình bao năm gian khổ được tái hiện lại một cách chân thật : Từ đó thể hiện nỗi nhớ khi nhẹ nhàng, bâng khuâng , khi cồn cào , da diết, đó vừa là nỗi nhớ về cuộc hành quân gian khổ thể chất, song cũng là nỗi nhớ được cảm nhận về mặt tinh thần qua hình ảnh bình dị, gần gụi
TB : 1. Quang Dũng đã tưởng nhớ về cuộc hành trình đầy gian khổ, lam lũ với những người đồng đội qua khắp những địa điểm chốn rừng thiêng nước độc
1a. Mở đầu những dòng thơ viết về các anh, về những bước chân của từng người lính qua những nẻo đường là hai câu thơ cảm thán , theo dòng cảm xúc hiện tại của tác giả, đưa ông về quá khứ
1b. Những câu thơ vẽ ra với những đường nét khi đậm, khi thanh, khi cheo leo, dốc ngược: “ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống” , khi lại như vừa tụt xuống đáy vực và con người trở thành chủ thể trữ tình nhỏ bé trước không tận của thiên nhiên, sự xoay vần của con tạo.
-Chủ thể trung gian : “Súng ngửi trời” thể hiện nét anh dũng , oai nghiêm , lẫm liệt như những vị tướng lĩnh của các chàng lính .
- Những giây phút đau thương , nét đẹp hi sinh vì lí tưởng của những người lính :
“Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũi bỏ quên đời !”
3. Vẻ đẹp tinh thần khi nhớ về những người dân Việt Bắc , tình quân dân ấm nồng bên “cơm lên khói”
“Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”
Tác dụng của khổ thơ đong đầy nỗi nhớ : là nền tảng hình thành nên những trang tuyệt đẹp về Tây Tiến trong tâm thức, tinh thần người cầm bút
Tổng kết : Nỗi nhớ trong đoạn đầu của Tây Tiến là nỗi nhớ đầy đủ trọn vẹn về cuộc hành trình gian khổ trong thể xác, và những xoa dịu, những bù đắp về tinh thần.
MB : Giới thiệu về bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng
Giới thiệu về hình tượng người lính :là hình tượng xuyên suốt cả bài thơ : là nền tảng của mạch cảm xúc,mạch thơ , hình tượng người lính vừa anh dũng, quả cảm, vừa ngang nhiên trước muôn trùng gian khó, song lại mang vẻ đẹp trữ tình .
Hình tượng mang nét đẹp bi tráng
TB: Vẻ đẹp bi tráng được thể hiện qua con mắt lãng mạn , qua tư tưởng và ngòi bút hiện thực.
Giải thích: “vẻ đẹp của những ước vọng cao cả và những biểu hiện cao nhất của đời sống tinh thần đối lập lại với thực tiễn vật chất.”
1. Vẻ đẹp tinh thần của những người lính trong mối quan hệ tình quân- dân, vẻ đẹp của những chàng trai nhận ra lí tưởng, nguyện hi sinh và cống hiến
2. Nhờ bút pháp lãng mạn, Quang Dũng đã cho thấy một thế giới riêng đẹp hơn , chân thực hơn , thể hiện sự tưởng tượng phóng khoáng trong việc đúc tạc nên hình tượng những người lính Tây Tiến.
- Sự hi sinh kiên cường bất khuất và sự chịu đựng trong gian khó được nhìn qua con mắt hiện thực mà lãng mạn.
( so sánh hình ảnh: heo hút cồn mây súng ngửi trời- Đầu súng trăng treo)
( Hình ảnh những người lính mắc bệnh sốt rét, và trong cơn nguy kịch, đôi mắt vẫn tràn ngập lí tưởng, vẻ đẹp tinh thần, qua ngòi bút hiện thực không còn tàn khốc mà lấp lánh nét đẹp như hạt bụi vàng. )
Giọng thơ kiêu bạc, oai hùng , “gieo Thái Sơn nhẹ tựa hồng mao”:
“Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất.”
3. Người lính Tây Tiến thể hiện đầy đủ bình diện của một con người mang vẻ đẹp trọn vẹn cả về tinh thần, về ý chí, lí tưởng, tình cảm
Đánh giá: Sự nâng đỡ, chắp cánh về hình thức nghệ thuật: bút pháp lãng mạn, tư tưởng của nhà thơ hình thành nên vẻ đẹp và bức tượng đài cho những người lính Tây Tiến.
b ) cảm nhận của anh ( chị) về hình tượng thiên nhiên và con người Việt Bắc trong đoạn thơ:
MB : Giới thiệu về bài thơ Việt Bắc
Giới thiệu về vẻ đẹp của bức tranh tứ bình : là vẻ đẹp thiên nhiên đặc trưng của vùng miền Tây Bắc , vẻ đẹp thiên nhiên được thổi hồn và hơi thở bởi mang theo vẻ đẹp lao động con người
-Hai câu thơ đầu : Lời dẫn vào bức tranh thiên nhiên tứ bình bằng một nỗi nhớ tha thiết, cồn cào : khái quát nỗi nhớ con người và thiên nhiên.
- Tám câu thơ tiếp theo : Vẻ đẹp trong bức tranh thiên nhiên- bức tranh con người lao động
- Bức tranh với những màu sắc đủ đầy, hòa quyện, là sự giao chuyển của mùa, cho đến khi những mùa đạt đến độ viên mãn : cảm nhận qua các tri giác : Từ chớm Xuân cho đến Xuân tròn , rồi đột ngột sang Hạ và hình ảnh mùa Thu là hình ảnh của quê hương hòa bình no ấm
- Sự gài gắm về hoạt động con người trong bức tranh, khiến cảnh vật thiên nhiên như có hơi thở, nhịp đập : con người lao động – nét đẹp bình dị thường ngày : Không rõ mặt , điểm tên, nhưng qua những hành động đều là những con người mang nét đẹp chung , nét đẹp của người dân quật cường, những con người hậu phương
- Vẻ đẹp sống động của khoảnh khắc hoa chuối nở, cho đến khi những cánh hoa mơ đạt đến độ tròn trịa, sắc vàng lan tỏa cả một rừng phách khi ve kêu ,và mọi thứ như khép đến độ tròn trịa, tuyệt mĩ khi ánh trăng hòa bình báo hiệu Thu.
- Đánh giá chung về vẻ đẹp của con người và thiên nhiên- sự bổ trợ qua lại lẫn nhau trong cả hai bình diện
( Có thể so sánh với một số bài thơ, con người trở thành chủ thể đơn côi giữa bốn bề đất trời : Giang gian ba lãng kiêm thiên dũng
Tái thượng phong vân tiếp địa âm – Thu hứng – Đỗ Phủ )
Câu 3 – Gợi ý đề bài - Trang 134 SGK ngữ văn 12 tập 1: Câu thơ “cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn” ( Đất Nước , Nguyễn Khoa Điềm ) có nét tương đồng với những lời ca dao nào ? Phân tích ngắn gọn ý nghĩa câu thơ này trong sự đối chiếu , so sánh với những bài ca dao mà anh chị đã liên tưởng.
MB : Giới thiệu bài thơ Đất Nước-
Giới thiệu câu thơ trong khổ thơ thứ nhất : “ Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn” : câu thơ là minh chứng tiêu biểu- nền tảng bồi đắp nên tư tưởng : đất nước được hình thành từ những điều đơn sơ, mộc mạc , giản dị trong cuộc sống
TB : Câu thơ trên nằm trong mối quan hệ hài hòa với những dẫn chứng mà nhà thơ đưa ra , về những nét đẹp văn hóa, con người hình thành nên đất nước ngàn năm.
Tay nâng đĩa muối chấm gừng
Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau.
1. Nhà thơ không trích dẫn cả câu ca dao xưa, mà chỉ lấy chất liệu hình ảnh ca dao : “ gừng cay muối mặn” từ đó cụ thể hóa hình ảnh bằng việc gài gắm chi tiết : vợ - chồng :mối quan hệ gắn bó keo sơn, không thể tách rời.
2. “bằng” từ nối của phép so sánh : mối quan hệ của vợ- chồng, của cha – mẹ là mối quan hệ thiêng liêng, cao cả, thủy chung , son sắt, đặt trong hình ảnh cụ thể hóa : gừng cay, muối mặn : khắc sâu , nhấn mạnh mối quan hệ thủy chung của những tâm hồn trở thành trăm chiếc cầu nối đến sự thống nhất và hài hòa của tất cả những mạch huyết đang chảy của cả dân tộc.
3. Sử dụng chất liệu thông minh , hài hòa giữa sắc đẹp truyền thống và cả nét sáng tạo trong thơ
b) Phân tích vẻ đẹp hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến- Quang Dũng .
MB : Giới thiệu bài thơ Tây Tiến – nội dung khái quát của bài thơ, chủ đề
Dẫn dắt : một trong những yếu tố góp phần làm nên thành công của bài thơ chính là việc xây dựng thành công hình tượng người lính Tây Tiến : kiêu bạc , ngang tàn, hào hoa với những nét đẹp từ tâm hồn trẻ
TB : 1. Vẻ đẹp từ ngòi bút hiện thực- mà lãng mạn :đúc tạc nên con người kiêu bạc , ngang tàng, chịu gian khó, hi sinh vì lí tưởng
- Cuộc hành trình gian truân của những người lính được miêu tả trong bức tranh Tây Bắc : Sài Khao, Mường Lát, Pha Luông – những địa hình hiểm trở, rừng thiêng nước độc
- Người lính trở thành chủ thể trữ tình nhỏ bé trước thiên nhiên- hình tượng trung gian cây súng : kết nối hai không gian – không gian của vũ trụ và không gian của thế giới con người đầy lí tưởng, kiêu bạc , ngang nhiên.
Những vị tráng sĩ , xứng tầm vóc vũ trụ, những con người “gieo Thái Sơn nhẹ tựa Hồng mao”.
Gian khó và những cực nhọc chốn rừng thiêng nước độc được nhìn qua con mắt hết mực trữ tình, lãng mạn, nâng tầm vóc những người lính.
2. Con người với những nét đẹp tâm hồn của một tuổi trẻ : tuổi trẻ đó tràn đầy nhựa sống, mang nét hào hoa và cũng mơ mộng, biết yêu thương, và cần yêu thương.
-Cảm quan của con người trước vẻ đẹp của thiên nhiên, cảnh vật, vẻ đẹp con người, gửi gắm tình cảm qua sự huyền ảo trong người- cảnh : “Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”, tiếng khèn, nhạc xây hồn thơ, hồn lau nẻo bến bờ , dáng người trên độc mộc, hoa đong đưa....
- Trong lúc nguy nan, gian khó, gần gũi với cái chết , con người vẫn mơ màng về những suối nguồn tình cảm : “ Đêm mơ Hà Nội dáng Kiều thơm”v...v
Đó không chỉ đơn thuần là vẻ đẹp của một nhân vật trữ tình cụ thể, đó là vẻ đẹp của cả một Hà Nội đã được ôm trọn trong đôi mắt những người lính . Sự cảm nhận tinh tế về con người và về từng nét tinh tế đúc tạo nên Hà Nội, làm nên một hồn thơ, một tấm chân tình yêu thương tha thiết, ngay cả trong lúc nguy nan :những người lính biết rung động, biết yêu và khao khát cái đẹp. Sự hòa quyện của tâm hồn nghệ sĩ- chiến sĩ.
3. Hình tượng nhân vật chính là khách thể đời sống được tái hiện một cách sáng tạo , thể hiện các giá trị trực quan độc lập để tô sáng cho tình cảm , ý niệm của bài thơ , của tác giả à xây dựng nên chủ đề bài thơ.
MB : Giới thiệu khái quát hai bài thơ – nội dung hai bài thơ : Đất nước- Nguyễn Khoa Điềm- Đất nước – Nguyễn Đình Thi
Dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận : Hình tượng đất nước là hình tượng muôn đời trong những áng thơ văn, truyền cảm hứng cho người viết , song đối với mỗi nhân sinh quan- thế giới quan khác nhau, đúc tạc nên những “đất nước” khác biệt
TB : Sự giống nhau giữa hai hình tượng đất nước trong hai bài thơ :
1. Tuy nhiên, trong mối quan hệ thống nhất, Đất Nước được biểu hiện như một nguồn sống đầy nhiệt huyết, ôm trọn tuổi trẻ, sức lực , với tình yêu dồi dào và niềm tự hào vô bờ của hai ngòi bút. Tư tưởng thơ hiện đại, đổi mới...
2. Hai nhà thơ đặt hình tượng Đất nước vào trục thời gian – không gian : một mốc đánh dấu sự hình thành- đổi thay – phát triển của đất nước
Sự khác nhau giữa hai hình tượng :
1. Bút pháp thơ là yếu tố quan trọng xây dựng nên cảm quan và chủ đề cho bài thơ : Trong khi Nguyễn Khoa Điềm chọn hướng đi trữ tình- triết luận , thì với Nguyễn Đình Thi thì Đất Nước được nhìn nhận qua con mắt lãng mạn , hào hoa . Chính vì vậy mối quan hệ của hình tượng- thời gian , không gian và đặc điểm về hình tượng cũng khác biệt
· Với Nguyễn Khoa Điềm ông đặt hình tượng đất nước trong mối quan hệ thời gian- không gian trừu tượng – được sắp xếp theo mạch cảm xúc, cảm quan, sự nhìn nhận về nền tảng sự hình thành của đất nước
“ Đất nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc”
· Trong khi đó, Nguyễn Đình Thi chú trọng vào cột mốc lịch sử, những tháng năm hào hùng và đầy gian thương mà đất nước phải trải qua –Đó là những mốc thời gian cụ thể, những sự việc, sự vật có thật, những trải nghiệm xương máu :
“Tôi nhớ những ngày thu đã xa...
Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội
Những phố dài xao xác hơi may”
Song, nhà thơ còn đặt hình tượng trong mốc thời gian : quá khứ- tương lai, thể hiện sự tin tưởng, cảm quan về một đất nước anh hùng “rũ bùn đứng dậy chói lòa “ trong tương lai.
· Chính bởi bút pháp trữ tình- triết luận, hình ảnh Nguyễn Khoa Điềm mang tính cô đúc và chắt lọc, có âm hưởng, chất liệu của dân gian – xây dựng hình tượng theo phương hướng từ cụ thể đến khái quát, từ những điều gần gụi, thường ngày đến cái chung và lớn lao hơn.
( Tóc mẹ bới sau đầy, cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn, hạt gạo , cái kèo , cái cột ...)
· Trong khi đó, Nguyễn Đình Thi lựa chọn hình tượng mang yếu tố tiêu biểu, điển hình, là cái khuôn của đất nước hào hùng, đất nước của những người không bao giờ khuất :
“Người ra đi đầu không ngoảnh lại
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy”
Qua đặc điểm, mối quan hệ của hình tượng với thời gian và không gian và bút pháp , cho dù có sự khác biệt nhưng đều đúc tạc nên một đất nước muôn đời, một đất nước trong lòng người.
2. Khác nhau về cấu tứ của bài thơ : là cách cắt nghĩa, lí giải khái quát hiện tượng đời sống ( mà ở đây là hình tượng đất nước) bằng hình tượng tổng quát chi phối toàn bộ cảm xúc, suy tưởng và miêu tả nghệ thuật.
· Sự khác biệt giữa cấu tạo của hai bài thơ
MB : Giới thiệu về bài thơ – hình tượng người lính được nêu trong bài thơ
Đặt mối quan hệ của hình tượng người lính trong đoạn thơ : Chủ yếu khai thác vẻ đẹp , lãng mạn, tài hoa , những người tráng sĩ, anh hùng kiêu bạc.
TB : 1. Người lính để lại trong lòng người những vẻ đẹp nao lòng của tâm hồn trẻ trong hoàn cảnh gian khó , bi thương.
“Quân xanh màu lá dữ oai hùm”
Ngay trong cơn sốt rét, những lúc nguy kịch, những đường nét vẽ về các anh vẫn hướng đến tâm hồn của nghệ sĩ yêu mến cái đẹp, khao khát được chạm đến vẻ đẹp con người, vẻ đẹp thiên nhiên , những nét tinh tế khi nhắc đến : “ đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.”
HÌnh tượng những người lính được tô đậm bởi bút pháp lãng mạn, với khuynh hướng thể hiện rõ nét những khía cạnh bộc lộ được cái phi thường, cái cao cả
Secnusepxki đã định nghĩa : “cái cao cả là cái lớn hơn, mạnh hơn rất nhiều những hiện tượng khác mà chúng ta thường so sánh.”
2.Vẻ bi tráng
Cái chết là hiện thực đầy khốc liệt và tang thương, nhưng được nâng đỡ bởi cảm hứng lãng mạn, phi thường , lí tưởng – là giá trị cao quý nhất của thế giới tinh thần thuộc về đặc điểm của hình tượng.
Giọng thơ ngang tàn , kiêu bạc : “ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”
Giữa hiện thực khốc liệt và câu thơ mang hàm ý ngang tàng, kiêu bạc là một mạch nối được chắp bút bởi cảm hứng lãng mạn, và sự xoay chuyển tình huống của một khối óc và con tim ấm áp, luôn chú trọng đến giá trị tinh thần – đời sống tình cảm, lí tưởng của con người .
Hai câu thơ cuối là vẻ đẹp bi hùng , cao cả :
“ Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành.”
KB : Khái quát lại giá trị về hình tượng người lính trong khổ thơ- đặt mối quan hệ trong cả bài
Từ đó, là cơ sở làm sáng tỏ nội dung và chủ đề bài thơ.