Soạn bài Việt Bắc Tố Hữu - Tiếp theo
1. Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ. Phân tích sắc thái tâm trạng, lối đối đáp của nhân vật trữ tình trong đoạn trích.
2. Qua hồi tưởng của chủ thể trữ tình, vẻ đẹp của cảnh và người Việt Bắc hiện lên như thế nào ?
3. Khung cảnh hùng tráng của Việt Bắc trong chiến đấu , vai trò của Việt Bắc trong cách mạng và kháng chiến đã được Tố Hữu khắc họa ra sao ?
4.
Nhận xét về hình thức nghệ thuật đậm đà tính dân tộc trong đoạn trích.
Lời giải:
I. Bố cục của bài thơ :
Phần 1 : 8 câu thơ đầu : Từ “Mình về mình có nhớ ta” đến “ cầm tay nhau biết nói gì hôm nay” : Lời quyến luyến, xốn xang của người con từng xa Việt Bắc, nay nhớ lại những ngày tháng nơi đó.
Phần 2 :
12 câu thơ tiếp theo : Tưởng nhớ đến những năm tháng nghĩa tình , kháng chiến với con người nơi Việt Bắc
18 câu thơ tiếp theo : Hình ảnh đẹp của những con người Việt Bắc thân thương, mộc mạc gần gũi
10 câu thơ tiếp theo : Bức tranh tứ bình nơi Việt Bắc
Phần 3 :
10 câu thơ tiếp theo : “nhớ khi giặc đến giặc lùng” cho đến “nhớ từ Cao - Lạng, nhớ sang Nhị Hà” : những năm tháng kháng chiến ròng rã của quân dân , tình quân dân trong khói lửa
Những câu thơ còn lại ... hết : Những tháng ngày vang dội của quân dân ta khắp cả nước : về Việt Bắc- cội nguồn của chiến thắng.
Vai trò của Việt Bắc trong kháng chiến và cách mạng
II. Hướng dẫn học bài :
Câu 1 : Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ. Phân tích sắc thái tâm trạng, lối đối đáp của nhân vật trữ tình trong đoạn trích.
Hoàn cảnh sáng tác của bài thơ : Tháng 10- 1954 , những người kháng chiến từ căn cứ miền núi trở về miền xuôi, Trung ương Đảng và chính phủ rời chiến khu Việt Bắc về lại thủ đô. Nhân sự kiện đó, Tố Hữu đã sáng tác Việt Bắc như một lời quyến luyến, một nỗi thương nhớ, và một miền kí ức về cả thời khói lửa, bom đạn nhưng ấm áp tình người nơi việt Bắc.
Sắc thái tâm trạng, lối đối đáp của nhân vật trữ tình trong đoạn trích : Đó là tình cảm gắn bó, quyến luyến không muốn rời xa nơi đã từng gắn bó ròng rã nhiều năm.
Lối đối đáp của nhân vật trữ tình: ta- mình, mình- ta: lối đối đáp đầy ân tình, như một lời thủ thỉ, nhắn gửi đến những người ở lại, cùng những cảm xúc chân thật được thổi vào từng câu thơ. “ Mình về mình có nhớ ta....?”
Câu 2: Qua hồi tưởng của chủ thể trữ tình, vẻ đẹp của cảnh và người Việt Bắc hiện lên như thế nào ?
Bình luận : Vẻ đẹp của thiên nhiên và con người Việt Bắc luôn hài hòa xen kẽ trong từng câu thơ của Tố Hữu. Dường như vẻ đẹp nơi đây luôn tràn đầy sức sống, từng nhịp thở ấm áp và cả sự tươi vui, khỏe khoắn của nét đẹp lao động con người.
• Thiên nhiên Việt Bắc hiện lên với muôn hình vạn trạng nhưng luôn gần gũi, là nguồn cội, là quê hương cách mạng.
-Việt Bắc hiện lên trong những tháng ngày gian khó đánh giặc :
“ mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù “, “Trám bùi để rụng, măng mai để già.” , “hắt hiu lau xám” ....
-Việt Bắc hiện lên như một bức tranh trữ tình với bốn mùa Xuân , Hạ , Thu , Đông :
“rừng xanh hoa chuối đỏ tươi”, “ngày xuân mơ nở trắng rừng “, “ve kêu rừng phách đổ vàng “...
Bức tranh bốn mùa hiện lên với đầy đủ các cảm nhận về giác quan , sự hài hòa về màu sắc, tạo nên vẻ sống động cho Việt Bắc.
-Việt Bắc thể hiện trong khung cảnh làng bản ấm cúng , quây quần :
Nhớ từng bản khói cùng sương
Sớm khuya bếp lửa người thương đi về
+ Cảnh sinh hoạt trong thời kì kháng chiến ở chiến khu:
Nhớ sao lớp học i tờ
Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan
Nhớ sao ngày tháng cơ quan
Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo
+ Cảnh sinh hoạt thể hiện tình quân dân khăng khít đặc trưng của Việt Bắc:
Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều
Chày đem nện cối đều đều suối xa
• Con người Việt Bắc hiện lên đầy gắn bó , gần gũi , khăng khít , chân tình :
-Trong mối quan hệ hài hòa với thiên nhiên, con người Việt Bắc hiện lên đầy ân tình, như mang đến hơi thở cho cảnh vật :
“ Nhớ người mẹ nắng cháy lưng / Địu con lên rẫy , bẻ từng bắp ngô”
Hay vẻ đẹp lao động của con người hài hòa trong bức tranh tứ bình :
“Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng ,”... “nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang”,.... “ Nhớ cô em gái hái măng một mình”....
Những vất vả, khó khăn trong kháng chiến nhưng con người luôn đầy ắp, chan chứa tình yêu thương:
Thương nhau chia củ sắn bùi
Bát cơm sẻ nửa chăn sui đắp cùng.
Câu 3 : Khung cảnh hùng tráng của Việt Bắc trong chiến đấu , vai trò của Việt Bắc trong cách mạng và kháng chiến đã được Tố Hữu khắc họa ra sao ?
Trong miền nhớ của nhà thơ, Tố Hữu đã khắc họa lại những năm tháng gian khó mà hào hùng, đồng thời đó còn là vẻ đẹp của những con người trong không gian rộng lớn : những hoạt động sôi nổi của dân công, chiến sĩ :
“nhớ sao lớp học i tờ
Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan
Nhớ sao ngày tháng cơ quan
Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo.”
Đó là những tháng ngày gian khổ của dân quân và chiến sĩ, nhưng trong cơn bĩ cực, những nét đẹp hào hùng về con người như một bản hùng ca vẫn được cất lên.
Cả dân tộc cùng hướng về mục tiêu- lí tưởng lớn : Đánh đổ đế quốc , nên mọi hành động mang tính chất lao động- dựng xây cho tập thể lớn , đều đẹp và quý giá , không gian về tập thể, các khách thể đời sống hòa nhập được khắc họa rõ nét.
Rồi vẻ đẹp của khúc khải hoàn như cất lên với những hình ảnh hùng tráng :
“ Núi giăng thành lũy sắt dày
Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù.”
“Những đường Việt Bắc của ta
Đêm đêm rầm rập như là đất nung
Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan.”
Và một loạt những hình ảnh của hào thế chống giặc : sự hồi nhập của truyền thống xa xưa với sự trỗi dậy từ tro tàn: Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay....
Một loạt hệ thống từ láy đặc tả tính chất của khí thế những người ra trận được sử dụng , trở thành hiệu ứng quan trọng, góp phần điểm tô bức tranh của những vị anh hùng.
Câu 4 : Nhận xét về hình thức nghệ thuật đậm đà tính dân tộc trong đoạn trích:
Tính dân tộc được xét trên các bình diện về nội dung và hình thức nghệ thuật biểu hiện. Đối với hình thức nghệ thuật sử dụng nhiều chất liệu dân tộc trong đó :
1. Thể thơ : Thể thơ lục bát (6/8) - thể thơ dân tộc , thơ như có âm hưởng của lời ru , lời ca dao. Sử dụng các tiểu đối trong bài : “ ta với mình, mình với ta/ lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh.” Các tiểu đối có tính chất gắn kết và làm uyển chuyển, mềm mại hơn, góp phần làm nên thành công cho thể thơ, cùng giọng điệu thơ
2. Sử dụng những hình ảnh gần gũi, đặc trưng tiêu biểu cho mảnh đất Việt Bắc : ( bức tranh tứ bình) , và là hình ảnh cho lối sống, văn hóa của người Việt : “uống nước nhớ nguồn” : “Nhìn cây nhớ núi – nhìn sông nhớ nguồn”.
3. Sử dụng lối xưng hô : ta- mình, mình-ta tạo nên mối liên kết giữa chủ thể trữ tình đại diện cho một tập thể con người- cho mảnh đất Tây Bắc, cũng là cách xưng hô quen thuộc của người Việt khi tâm tình, thỏ thẻ.
4. Biện pháp so sánh, ẩn dụ quen thuộc trong ca dao , cùng hệ thống từ láy, từ tượng hình, tượng thanh .
Luyện tập
Câu 1 : Nêu rõ nét tài hoa của Tố Hữu trong việc sử dụng cặp đại từ xưng hô ta – mình trong bài thơ
Điệp từ Ta – mình , mình- ta đặt trong mối quan hệ hài hòa với câu thơ mang âm hưởng ca dao được sử dụng để mở đầu ở mỗi khổ thơ : “ Mình về mình có nhớ ta”, “ta với mình, mình với ta” như một lời nhắn nhủ, một lời tâm tình thỏ thẻ , tự cõi lòng khiến cho giọng thơ mang tính chân thật , gần gũi
Với điệp từ : mình - ta , ta – mình trong một số trường hợp chỉ các đối tượng khác nhau : như người dân Việt Bắc- bản thân người tự sự : sự đan quyện và linh hoạt trong việc sử dụng cách xưng hô khiến câu thơ như xóa nhòa khoảng cách giữa người sáng tạo- chủ thể trữ tình được nhắc đến.
Cặp đại từ xưng hô Mình- ta là một sản phẩm cô đúc và được chắt lọc từ chất liệu văn hóa dân gian ,chất liệu hiện thực lối sống và văn hóa cộng đồng, là nét đẹp của người Việt- khiến bài thơ dù chỉ ngân hai , ba câu thơ cũng đã hiện lên phần nào nét đẹp Việt.
Đồng thời thể hiện mối quan hệ khăng khít , gắn bó giữa tác giả và những người dân ở Việt Bắc
Câu 2 : Chọn trong đoạn trích hai đoạn tiêu biểu
- Một đoạn về vẻ đẹp của cảnh và người Việt Bắc
- Một đoạn về khung cảnh hùng tráng của Việt Bắc trong kháng chiến.
Phân tích một trong hai đoạn đó :
• Khung cảnh hùng tráng của Việt Bắc trong kháng chiến
Mở bài : Giới thiệu vị trí đoạn thơ- mối quan hệ của nó trong cả bài thơ đồng thời nhấn mạnh : là đoạn thơ tiêu biểu đúc tạc nên cảnh tượng hùng tráng của Việt Bắc trong kháng chiến
- Đoạn thơ thể hiện khí chất anh hùng, khác thường, vẻ đẹp đại diện , tượng trưng cho những con người Việt Bắc và khí thế trên đường ra trận.
- “ Rầm rập như là đất rung”, “ điệp điệp trùng trùng” , “đỏ đuốc từng đoàn “ , “muôn tàn lửa bay “ hàng loạt những hình ảnh nối tiếp nhau , tưởng chừng ánh sáng của những ngọn lửa đã soi sáng từng mặt người , với khí thế, dáng đứng của những bậc trượng phu , những bức tượng đài. Tố Hữu đã tái hiện lại sống động một trang sử thi : những hình ảnh như hòa quyện vào nhau , như rung chuyển bởi sự tác động của từ mang tính tượng thanh- tái hiện không gian : “rầm rập”, từ tượng hình “ điệp điệp, trùng trùng” : cảm giác con người đang xoay chuyển quy luật của con tạo.
- Bên cạnh mở ra không gian đầy khí thế hào hùng, đoạn thơ còn làm rõ vẻ đẹp trữ tình lãng mạn mang nét sử thi của hành động mang tính lịch sử , và lí tưởng trở thành kim chỉ nam soi đường : “đèn pha bật sáng như ngày mai lên.” Trong cái mịt mù, tối tăm và ảm đạm của không gian : nghìn đêm thăm thẳm cùng lớp màn sương giăng kín – đó là nghìn đêm của lịch sử, nghìn đêm của tiềm thức được khơi dậy và bị đẩy lùi bởi ánh sáng của lí tưởng, ánh sáng của ngày mai
- Bốn câu thơ cuối là niềm vui , hạnh phúc, sự hứng khởi, là khúc khải hoàn khi nhận được tin vui ùa về từ trăm miền và một loạt địa danh hiện ra.
Tổng kết : Đoạn thơ sử dụng hình ảnh quen thuộc ,nhưng được hình tượng hóa, sử thi hóa, như đúc tạc, tạo khối , khắc vào tâm trí người đọc về một thế giới của những anh hùng mang lí tưởng, đang ùa những bước chân hầm hập khí thế ra trận.
Nhạc điệu thơ hùng tráng, tiết tấu nhanh nhẹn, cô đọng , nhưng để lại âm hưởng vang vọng như một lời kêu gọi những chiến sĩ lên đường.
+ Mở rộng xem đầy đủ