Soạn bài Việt Bắc Tố Hữu

Hướng dẫn đọc hiểu
 
1. 
Nêu những nét lớn trong cuộc đời Tố Hữu. 
 
2. Những chặng lớn trong thơ Tố Hữu gắn bó như thế nào với những chặng đường cách mạng của bản thân nhà thơ, với những giai đoạn phát triển của cách mạng Việt Nam. 
 
3.  Tại sao nói thơ Tố Hữu mang tính chất trữ tình chính trị.
 
4. Tính dân tộc trong hình thức nghệ thuật thơ Tố Hữu biểu hiện ở những đặc điểm cơ bản nào?
 
Luyện tập 
 
  Chọn một bài thơ của Tố Hữu mà anh chị yêu thích nhất. Phân tích một đoạn trong bài thơ đó.
Lời giải:
Phần 1 : Về tác giả 
 
Câu 1 : Nêu những nét lớn trong cuộc đời Tố Hữu. 
Tố Hữu (1920- 2002) tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành, quê ở làng Phù Lai , nay thuộc xã Quảng Thọ , huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên- Huế.
Sinh trưởng trong gia đình có truyền thống ( bố là nhà nho, mẹ là nhà thơ) , Tố Hữu sớm được nuôi dưỡng tình yêu với văn học dân gian. 
Tuổi thanh niên, Tố Hữu tham gia phong trào đấu tranh cách mạng và trở thành người lãnh đạo chủ chốt của đoàn thanh niên Dân chủ ở Huế. Sau đó, được kết nạp Đảng Cộng sản Đông Dương. 
Trong suốt những năm hoạt động cách mạng, ông đã bị giam giữ ở nhiều nhà tù , rồi ông vượt ngục Đắc Lay ( tháng 3 -1942) , tiếp tục tham gia cách mạng , trở thành người chiến sĩ kiên cường trên mặt trận tư tưởng, văn hóa
Trong hai cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc, cho đến năm 1986, Tố Hữu đã liên tục giữ những chức vụ quan trọng trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và Nhà nước ( Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam, Bí thư Trung ương Đảng, Phó chủ tịch và Hội đồng bộ trưởng).
Năm 1996, nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. 
 
Câu 2 : Những chặng lớn trong thơ Tố Hữu gắn bó như thế nào với những chặng đường cách mạng của bản thân nhà thơ, với những giai đoạn phát triển của cách mạng Việt Nam. 
 
  Tố Hữu là một trong những lá cờ đầu của nền văn nghệ cách mạng Việt Nam. Toàn bộ những chặng đường , những trang sử bi hùng của dân tộc, gắn liền với cuộc hành trình , phát triển của thơ Tố Hữu. 
Đồng thời, cũng là những chặng đường vận động trong quan điểm, tư tưởng và bản lĩnh nghệ thuật của nhà thơ. 
Mỗi tập thơ- mỗi tác phẩm của Tố Hữu là sự phản ánh trọn vẹn từng chặng đường cách mạng, đồng thời thể hiện quan điểm , tư tưởng của nhà thơ- một lòng hướng về quân dân. 
 
I. Tập thơ Từ ấy (1937 - 1946)
 
Tập thơ là chặng đường đầu tiên của đời thơ Tố Hữu, là cột mốc son chói lọi đánh dấu quan điểm, tư tưởng của người thanh niên một lòng hướng mình theo Đảng, nhà nước, ủng hộ cách mạng, kháng chiến, say đắm trong tình quân nhân. 
 
1. Dân chủ  : Tâm sự của người thanh niên “băn khoăn đi tìm lẽ yêu đời”. Đồng thời cảm thông sâu sắc trước những mảnh đời bất hạnh , tìm lẽ đấu tranh , phá bỏ xiềng xích cho những “mảnh đời đó”.
 
2. Xiềng xích : Sáng tác trong cảnh ngục tù, tâm tư của người trẻ tuổi tha thiết yêu cuộc sống, khao khát tự do, sự quyết tâm dâng cao của người chiến sĩ trẻ yêu cách mạng, kháng chiến. 
 
3. Giải phóng : Sáng tác từ khi vượt ngục, đến những ngày đầu giải phóng vĩ đại của toàn dân tộc. Ca ngợi thắng lợi cách mạng, nền độc lập, tự do của Tổ Quốc, khẳng định niềm tin vững chắc của nhân dân vào chế độ mới. 
 
II. Tập thơ Việt Bắc ( 1946-1954)
 
  Sự vận động và thay đổi trong đời thơ Tố Hữu : là tiếng nói mạnh mẽ, thiết tha về những con người tham gia vào cuộc kháng chiến chống Pháp. Sự yêu thương, cảm thông,cảm phục sâu xa hướng về những con người bình dị , ca ngợi Đảng và Bác Hồ , cuộc kháng chiến kiên cường bất khuất trong suốt gần chục năm. 
Thể hiện thành công tình yêu thương giữa những “tế bào” trong xã hội , giữa người với người, tình quân –dân, tình hậu phương- tiền tuyến, rồi tình yêu thiên nhiên, đất nước, hài hòa và hội tụ trong một mối quan hệ lớn , trong bản trường ca lớn về tình yêu thương. 
 
III. Tập thơ Gió lộng (1955 - 1961)
 
Ngoài ghi nhớ, đúc tạc nên bức tượng tưởng nhớ công lao của thế hệ cha ông, của cuộc cách mạng, Tố Hữu tập trung xây dựng hình ảnh tươi vui , đầy sức sống của miền Bắc xã hội chủ nghĩa. 
Đồng thời, thể hiện nỗi đau chia cắt, tình cảm thiết tha , sâu nặng với miền Nam ruột thịt. Vừa là nỗi nhớ thương quê hương, song cũng thể hiện niềm căm phẫn. 
 
IV. Tập thơ Ra trận (1962 - 1971) và Máu và hoa (1972 - 1977)
 
Cả hai tập thơ đều là những tiếng ca vui , reo mừng, cổ vũ cho khí thế quyết liệt của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước , niềm vui toàn thắng. 
Song, đó còn ghi lại một chặng đường cách mạng đầy gian khổ, hi sinh, khẳng định niềm tin sâu sắc vào sức mạnh tiềm tàng của xứ sở quê hương, những người Việt Nam mới. 
 
V. Một tiếng đờn ( 1992) và Ta với ta (1999) 
 
Một bước chuyển mới trong thơ Tố Hữu. Dòng chảy sôi động của cuộc sống đời thường sau cuộc chến trường kì ( sau năm 1975) . Bên cạnh đó là quá trình đúc kết, nhìn lại cả những trang lịch sử oai hùng, nhưng cũng bi thương của dân tộc. 
Có thể thấy, qua mỗi chặng đường, mỗi tập thơ, tất cả những tác phẩm Tố Hữu đều phục vụ cho quá trình phản ánh, cho tình cảm lớn lao, hòa nhịp với dòng chảy của thời đại, của dân tộc . 
 
Câu 3 :  Tại sao nói thơ Tố Hữu mang tính chất trữ tình chính trị.
 
1. Trước hết, vì hồn thơ của ông luôn hướng đến những tình cảm lớn lao, lẽ sống lớn, có tính khái quát, cái tôi được đặt chung với cái ta , cảm hứng luôn hòa nhịp cùng thời đại, sự vận động của con người trong thời đại đó. 
 
2. Thơ Tố Hữu mang tính sử thi, coi những sự kiện chính trị lớn của đất nước và con người là đối tượng thể hiện chủ yếu, khắc họa những bối cảnh rộng lớn, coi trọng những vấn đề chung, dòng chảy chung tác động đến vận mệnh dân tộc. 
Từ đó , nhân vật trong thơ cũng là những con người gắn liền với sự nghiệp chung, những con người phi thường, nhân vật trữ tình mang phẩm chất tiêu biểu cho dân tộc.
 
3.Tất cả những vấn đề lớn lao lại được thể hiện trọn vẹn qua giọng thơ tâm tình, thủ thỉ rất tự nhiên, đằm thắm, chân thành. ( qua cách xưng hô, qua cách sử dụng hệ thống ngôn từ gần gũi, hình ảnh trong sáng , nhạc điệu “chất Huế” đầy.
 
Câu 4 : Tính dân tộc trong hình thức nghệ thuật thơ Tố Hữu :
 
  Tính dân tộc được thể hiện trên cả bình diện nội dung và hình thức nghệ thuật:
 
1. Đối với nội dung : Thơ Tố Hữu mang đậm vẻ đẹp của con người, tình cảm , mối quan hệ giữa người với người trong thời đại mới , nhưng vẫn hoài niệm, đúc tạc công ơn của những thế hệ đi trước ,mọi sự kiện đều hòa vào dòng chảy chung của dân tộc
 
2. Đối với hình thức nghệ thuật : Tố Hữu sử dụng thành công các thể thơ  dân tộc (thơ lục bát, thơ bảy chữ), ngôn ngữ thơ , lời nói quen thuộc của nhân dân. Thơ ông có nhạc điệu , như lời mẹ ru, dễ đi vào lòng người. 
 
Luyện tập 
 
  Chọn một bài thơ của Tố Hữu mà anh chị yêu thích nhất. Phân tích một đoạn trong bài thơ đó.
 
Bài làm :
Gợi ý dàn ý phân tích bài thơ Việt Bắc : Vẻ đẹp bức tranh tứ bình trong bài thơ 
 
Luận điểm 1 : Hai câu thơ tiền đề mở ra cả bức tranh tứ bình đầy màu sắc, sức sống, gợi mở về vẻ đẹp của thiên nhiên Việt Bắc, song cũng là những nét khắc họa vẻ đẹp con người nơi đây. 
Ta về , mình có nhớ ta
Ta về, ta nhớ những hoa cùng người.”
-Cách xưng hô : ta- mình, mình- ta cùng nhạc điệu trong câu thơ khiến hai câu tựa đề cho bức tranh như thắm nhuần tình cảm của nhà thơ , nỗi thương nhớ, những câu hỏi ngỏ , như rạo rực trong lòng để rồi phải thốt lên : “ ta về, ta nhớ những hoa cùng người.”
- Sự lặp lại của từ : “ta về” Không những là trạng thái của nhân vật trữ tình ( tác giả ) mà còn hòa vào giọng điệu chung của những người con phải xa Việt Bắc. 
 
 Luận điểm 2 : Bức tranh Việt Bắc được xây dựng nên từ khoảnh khắc thời gian dần dịch chuyển từ những ngày đông tàn sang đến ngày xuân. Khoảnh khắc thêm thiêng liêng khi có hơi ấm của con người. 
 
Câu 2 : Xuân Diệu viết: "Tố Hữu đã đưa thơ chính trị lên đến trình độ là thơ rất đỗi trữ tình". Anh chị hiểu nhận xét đó như thế nào?
 
Trước hết, cần phân tích nhận xét ở các khía cạnh : Yếu tố trữ tình của Tố Hữu trong thơ chính trị về nội dung và hình thức. 
 
1. Đối với nội dung : 
 
-Thơ Tố Hữu là những lời bộc bạch, chân tình, thật thà từ tình cảm cá nhân, hòa quyện với mối quan hệ cộng đồng, với tình cảm lớn lao , dõi theo , phản ánh những bước đi của lịch sử , những diễn biến lớn, nằm trong bối cảnh rộng lớn. 
- Song, quan trọng hơn, Tố Hữu quan tâm đến những vấn đề rất con người, những mảnh đời , những số phận với niềm thương cảm sâu sắc và sự nhân văn. 
- Mặc dù đi cùng với dòng chảy lịch sử và cuộc cách mạng, tuy nhiên thơ Tố Hữu không phải những thứ khô khan, giáo điều, không phải lời hô hào , kêu gọi mang tính áp đặt, sáo rỗng mà được thể hiện ở những mối quan hệ rất con người, ở những tình cảm chân thành, sâu sắc.
- Tiếng nói trong thơ là tiếng nói của người thanh niên yêu nước, thấy tâm hồn mình rung động trước ánh sáng và lí tưởng của Đảng, nhà nước, thấy biết ơn, muốn hi sinh và dâng hiến trước công lao của Bác – vị cha già dân tộc. Đó cũng là lời nhắn nhủ , trò chuyện, tin yêu tới đồng bào, tới tiền tuyến- hậu phương, tới những người đã hi sinh, cống hiến....
 
2. Đối với hình thức nghệ thuật :
 
- Thơ Tố Hữu đạt đến độ thành công đặc biệt khi vận dụng thể thơ truyền thống của dân tộc ,những bài thơ lục bát : Khi con tu hú, Việt Bắc, Bầm ơi, Kính gửi cụ Nguyễn Du....những bài thơ theo thể thất ngôn : Quê mẹ, mẹ Tơm, Bác ơi ! , theo chân Bác ,... 
\(\Rightarrow\) Đó là hồn thơ mộc mạc , thân thương , hội tụ những nét đẹp đáng quý của cha ông, tiếp nối truyền thống, đưa nó đến mực tinh hoa vào đương thời. 
-Thơ Tố Hữu có âm hưởng ca dao, nhẹ nhàng như lời mẹ ru , thơ giàu tính nhạc điệu, như những lời thủ thỉ , tâm tình.