Soạn bài Tuyên ngôn độc lập Tiếp theo

1. Nêu bố cục của bản Tuyên ngôn độc lập

2 . Việc trích dẫn bản Tuyên ngôn Độc lập (1776) của nước Mĩ và bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền (1793) của cách mạng Pháp trong phần mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập của tác giả có ý nghĩa gì ? 

3 .Trong phần thứ hai của bản tuyên ngôn, tác giả đã lập luận như thế nào để khẳng định quyền độc lập tự do của nước Việt Nam ta?

4 .Tuyên ngôn độc lập thể hiện phong cách nghệ thuật của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong văn chính luận: ngắn gọn, trong sáng, giản dị mà súc tích, đanh thép, sắc sảo. Hãy làm sáng tỏ điều đó?

 

Lời giải:
1. Bố cục của bản Tuyên Ngôn Độc Lập được thảo soạn bởi Hồ Chủ Tịch :
 
Từ : “Hỡi đồng bào cả nước .... Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được” 
Hồ  Chủ Tịch đưa ra những lí lẽ làm cơ sở, tiền đề cho những vấn đề được nêu ra qua các khía cạnh kế đến 
thế mà hơn 80 năm nay .... Dân tộc đó phải được độc lập !” 
Phơi bày tội ác của chủ nghĩa thực dân Pháp và Nhật, ngợi ca tinh thần chiến đấu quyết liệt của quân dân, bác bỏ những luận điệu xảo trá , đặt nền tảng cho cơ sở chính nghĩa cuộc chiến tranh. 
Các bình diện được thể hiện để làm rõ nội dung chính cho đoạn này :
1. Nêu tội ác thực dân Pháp về mặt chính trị,  về kinh tế.
2. Các sự kiện, dữ kiện thông tin lịch sử chính xác làm bằng chứng cho luận điệu trên.
3. Khẳng định tinh thần đoàn kết của quân dân , làm nên chiến thắng. 
 
Đoạn còn lại đến hết : Lời tuyên bố , khẳng định độc lập của toàn dân Việt Nam. 
 
 Câu 2 :  Việc trích dẫn bản Tuyên ngôn Độc lập (1776) của nước Mĩ và bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền (1793) của cách mạng Pháp trong phần mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập của tác giả có ý nghĩa gì ? 
 
+ Đối tượng hướng đến trong Bản Tuyên Ngôn Độc Lập không đơn thuần chỉ là những người con dân đất Việt, mà còn là sự thông báo đến tất thảy đối tượng thù địch trong , ngoài nước, những phần tử có dã tâm xâm lược nước ta ,  đồng thời là lời tuyên bố khảng khái đến toàn thế giới.
+ Việc sử dụng đồng nhất hai bản tuyên ngôn : Bản tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp (1791) và bản tuyên ngôn độc lập của Mĩ (1776) làm luận điệu và cơ sở hình thành nên những lập luận kế đến , nhằm tạo ra tương phản đặc biệt giữa hành động và lời nói cũng như những Tuyên Ngôn mà hai nước đế quốc đã thực hiện , một mặt là cách nói có phần oán trách , sâu cay , sắc xảo và đầy tinh tế: đưa ra những hành động, luận điệu trong quá khứ từng được coi là lẽ phải , chính nghĩa để làm đòn bẩy cho những hành động thủ ác , trái với luân lí đã được đề ra. 
+ Tuy nhiên, quan trọng hơn hết, Tuyên Ngôn Độc Lập (1945) của Hồ Chủ Tịch đã ngầm khẳng định : Cuộc kháng chiến của quân dân ta, năm 1945, có tầm vóc, ý nghĩa , giá trị tương đương với những cuộc kháng chiến giành độc lập của hai nước đế quốc : Mĩ , Pháp , nên những người dân đất Việt có quyền được hưởng những thành tựu của họ, và cũng là quyền lợi cơ bản của con người : sống, tự do , mưu cầu hạnh phúc. 
+ Thể hiện vị thế bình đẳng , công bằng của đất nước ta trước bộ mặt toàn thế giới, thông báo về sự tồn tại, phát triển, sự khai sinh ra đất nước Việt Nam trước năm châu bốn bể. 
\(\Rightarrow\) Có thể thấy việc trích dẫn này chính là cách sử dụng luận cứ rất khôn ngoan, sắc xảo, góc cạnh, đề được ra  những bình diện chính yếu khiến văn bản có tính sâu sắc . Nhưng quan trọng hơn hết, đã tạo ra ấn tượng về thủ pháp “ đòn bẩy “ , và như dân gian từng nói : Phản đòn ngược .
 
Câu 3 : Trong phần thứ hai của bản tuyên ngôn, tác giả đã lập luận như thế nào để khẳng định quyền độc lập tự do của nước Việt Nam ta?
 
- Người viết tiếp tục tạo ra những lớp lang dày dặn cho luận điểm của mình về vấn đề Việt Nam cần và có quyền được hưởng tự do độc lập :
Trước hết, việc Pháp lợi dụng tự do bình đẳng bằng những lời lẽ để nhân danh “khai hóa văn minh” , thực hiện ách nô dịch trên toàn bộ đất nước ta :
Lập luận được chứng minh bằng ba khía cạnh : Về kinh tế, về chính trị  và những chứng cớ lịch sử rõ ràng, thể hiện âm mưu bán nước ta cho Nhật của Pháp. 
Đối với vấn đề chính trị và kinh tế  : Bác đã sử dụng những từ ngữ chỉ mức độ, nhằm thể hiện tính nghiêm trọng của sự việc : “ tuyệt đối không cho “, “một chút tự do dân chủ nào”. Sử dụng những từ ngữ chỉ từ có tính lặp lại : “chúng”, luôn được sắp xếp ở vị trí đầu câu khi đưa ra một tội ác mới của thực dân Pháp. Lần lượt các tội ác được phơi bày theo thứ tự lớp lang, câu chữ rành mạch, vế rõ ràng khiến đoạn văn có sức hút mãnh liệt, khiến người nghe dễ dàng ngộ ra tội ác của thực dân . Và các từ miêu tả và từ hành động  có tính tuyệt đối trong các câu văn khiến người nghe có thể đánh giá được tính ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp những hành động thực dân Pháp đã làm  : Dã man, ngăn cản , thẳng tay chém giết, tắm , bóc lột, thiếu thốn, xơ xác, tiêu điều....
Về vấn đề quân sự : ( cũng như những dẫn chứng lịch sử cụ thể làm rõ hơn tính chất hung bạo của thực dân Pháp). : 
Nhân dân ta chịu ảnh hưởng bởi cuộc chiến tranh thế giới thứ hai , một cổ hai tròng : Pháp , Nhật , hơn 2 triệu người chết đói . Nhưng trong hoàn cảnh đó, Pháp đã “bán nước ta hai lần cho Nhật” nhưng vẫn mang danh nghĩa “bảo hộ”.  Bác nêu liên tục những  dữ kiện trong cùng một mốc lịch sử : Ngày 09 tháng 03 năm nay ( tức năm 1945)  để cho thấy những hành động dã thú, trái luân lí và những lời hứa hẹn của thực dân Pháp liên tục được bưng bít , nhưng không thể phủ kín tất cả. Bác đã đặt ra cơ sở cho chính nghĩa mới, cho công lí mới, bác bỏ  toàn bộ luận điệu xảo trá của Pháp , đồng thời vạch mặt, xoáy đúng vào những hành động dơ bẩn chúng đã làm trong cùng một thời điểm. 
Từ oán trách, đến tố cáo, vạch mặt, xoáy đúng vào trọng tâm tội ác của kẻ thù, Bác đã khiến toàn bộ văn bản có tầng lớp, đưa các tội ác ,hành động của thực dân Pháp theo từng bình diện , với văn phong mạch lạc , dễ hiểu,  ngắn gọn, có tính hùng hồn , trở thành dấu ấn khó quên cho người nghe. 
 
Câu 4 : Tuyên ngôn độc lập thể hiện phong cách nghệ thuật của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong văn chính luận: ngắn gọn, trong sáng, giản dị mà súc tích, đanh thép, sắc sảo. Hãy làm sáng tỏ điều đó?
 
Đối với tính chất : Ngắn gọn, giản dị, súc tích : Toàn bộ tội ác của thực dân của những hành động sai trái, các dữ kiện lịch sử trong nửa thế kỉ, được nêu ra lớp lang, kèm bình luận và những từ ngữ tính chất chỉ mức độ được thể hiện trong phần giữa của văn bản 
Đối với tính chất trong sáng : Bác sử dụng câu từ rõ ràng, gần gũi, dễ hiểu. Các câu ghép, dồn lớp lang , không tối nghĩa  , nêu đúng trọng tâm vấn đề tuy nhiên vẫn chú trọng các nền tảng hình thành nên luận điệu .
Trong sáng ở việc dùng từ đặt câu, tuân thủ các nguyên tắc và chuẩn mực của tiếng Việt và tư tưởng tình cảm rõ ràng mạch lạc đối với các đối tượng trong văn bản. 
Đối với tính chất đanh thép, sắc xảo : 
Trước hết, đó chính là luận điệu , luận cứ đưa ra làm minh chứng cho luận điểm của Bác . 
Lời văn hùng hồn : “ một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của thực dân Pháp hơn 80 năm nay... dân tộc đó phải được tự do ! Dân tộc đó phải được độc lập ! có tính khích lệ , ủng hộ, biểu đạt cảm xúc người viết rõ ràng. 
+ bản tuyên ngôn độc lập có giá trị lớn lao , là văn kiện lịch sử hội tụ đầy đủ những tinh hoa về nghệ thuật biểu hiện trong văn học và giá trị về nội dung đối với từng người dân của đất nước Việt Nam. 
 
*Luyện tập :
 
 Lí giải vì sao bản Tuyên Ngôn Độc Lập từ khi ra đời cho đến nay là một áng văn chính luận có sức lay động sâu sắc hàng chục triệu trái tim người Việt Nam. 
 
+ Trước hết, đó là áng văn kiện lịch sử, có giá trị về mặt lịch sử đối với cả một dân tộc , thừa nhận sự nỗ lực cố gắng đấu tranh, giành nền độc lập của hàng triệu con người , thừa nhận vị trí, chỗ đứng của dân tộc đó ở tầm năm châu bốn bể. 
Sự thừa nhận đó là cần thiết đối với một dân tộc nhỏ bé, không có tiếng nói, không được xác nhận, công nhận về mặt chủ quyền , lãnh thổ . 
+ Đó là áng văn kiện có tính tổng kết, nêu tội ác của thực dân nhưng cũng đồng thời là mất mát, đớn đau , và là những kí ức kinh hoàng mà người dân Việt Nam phải trải qua 
Đối với sự thừa nhận, ngợi ca , đồng thời khắc họa nét đau đớn, mất mát , cũng đủ làm những trái tim Việt Nam vào những giờ phút được lắng nghe , như đã hiện ra cả một quãng thời gian dài “nằm gai nếm mật” đầy cay đắng, xót xa mà cảm thấy trái tim mình nghẹn lại .
 + sự thuyết phục của văn bản được thể hiện tốt bằng lập luận chặt chẽ , lí lẽ đanh thép, ngôn ngữ hùng hồn  , tố cáo mạnh mẽ tội ác thực dân , ngăn chặn âm mưu xâm lược , tái chiếm của các thế lực thù địch và bộc lộ tình cảm yêu nước, thương dân , khát vọng độc lập, tự do cháy bỏng của Hồ Chủ tịch