Soạn bài Thực hành một số phép tu từ cú pháp
1. Trong các đoạn văn, thơ sau, có những câu không những lặp lại một số từ ngữ mà còn lập lại kết cấu cú pháp.
– Hãy xác định những câu có lặp kết cấu cú pháp và phân tích kết cấu cú pháp đó.
– Cho biết phép lặp đó có tác dụng như thế nào.
Đoạn văn a)
Sự thật là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa. Khi Nhật hàng Đồng minh thì nhân dân ca nước ta đã nổi dậy giành chính quyền, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
Sự thật là dân ta đã lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Phát
Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỉ mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hoà.
(Hồ Chí Minh, Tuyên ngôn Độc lập)
Đoạn văn b)
Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta
Những cánh đồng thơm mát
Những ngả đường bát ngát
Những dòng sông đô nặng phù sa.
(Nguyễn Đình Thi, Đất nuớc)
Đoạn văn c)
Nhớ sao lớp học i tờ
Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan
Nhớ sao ngày tháng cơ quan
Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo.
Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều
Chày đêm nện cối đều đều suối xa…
2. So sánh hiện tượng lặp kết cấu cú pháp trong những câu văn xuôi, những câu thơ ở bài tập 1 với kết cấu của những câu thuộc các thể loại khác sau đây để thấy điểm giống nhau và khác nhau (về số tiếng trong câu, sự đối xứng, nhịp điệu và tác dụng,…) của chúng:
a) Tục ngữ
– Bán anh em xa, mua láng giềng gần.
– Gần mực thì đen, gằn đèn thì rạng.
b) Câu đối:
Cụ già ăn củ ấu non.
Chú bé tạo cây đại lớn.
Thơ Đường luật:
Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ,
Người khôn, người đến chốn lao xao.
(Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nhàn)
c) Văn biền ngẫu
Kẻ đâm ngang, người chém ngược, làm cho mã tà ma ní hồn kinh; bọn hè trước, lũ ó sau, trối kệ tàu sắt tàu đồng súng nổ.
(Nguyễn Đình Chiểu, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc)
Câu 1. Trong các đoạn văn , thơ sau có những câu không những lặp lịa một số từ ngữ mà còn lặp lại kết cấu cú pháp
Đoạn văn a)
· Những câu có lặp kết cấu cú pháp :
- Nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa.
- Sự thật là dân ta đã lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp.
- Pháp chạy, Nhật hàng , vua Bảo Đại thoái vị . Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập .
Tác dụng : khiến các câu có sự liên kết logic, các sự kiện liên tiếp xảy ra theo thứ tự , sự kiện này là tiền đề cho sự kiện tiếp theo, các câu hài hòa , nhịp nhàng tạo tiết tấu hùng dũng cho văn bản.
Đoạn văn b)
· Những câu có lặp kết cấu cú pháp :
- Câu 1 và câu 2 :
Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta
Sự lặp lại của kết cấu cú pháp khiến câu thơ mang đầy vẻ tự hào, thể hiện được niềm vui, hân hoan của người viết, nhấn mạnh tính chất của sự vật : trời , núi thuộc về Chúng ta.
- Câu 3 , 4, 5
Những cánh đồng thơm ngát
Những ngả đường bát ngát
Những dòng sông đỏ nặng phù sa
Sự lặp lại của lượng từ trong đầu câu thơ : nhấn mạnh vào số nhiều ,số lượng của sự vật được nhắc đến, gợi mở sự trù phú, ấm no, sự đầy đặn và không thể xác định
Đoạn văn c)
Cấu trúc được lặp lại trong 3 câu thơ : Nhớ sao
“Nhớ sao lớp học i tờ
Nhớ sao ngày tháng cơ quan
Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều”
Chỉ tình cảm tha thiết, gắn bó , nỗi nhớ da diết của người viết với từng chủ thể được nêu trong câu thơ – và nỗi nhớ được hòa vào nỗi nhớ chung là nỗi nhớ tháng ngày ở Việt Bắc.
Câu 2 : So sánh hiện tượng lặp kết cấu cú pháp trong những câu văn xuôi, những câu thơ ở bài tập 1 với kết cấu của những câu thuộc các thể loại khác nhau sau đây để thấy điểm giống nhau và khác nhau :
· Giống nhau giữa những những câu văn xuôi , thơ ở bài tập 1 với những câu tục ngữ , đối, đường luật, văn biền ngẫu : Đều sử dụng phép lặp cú pháp
· Khác nhau :
· Đối với số tiếng trong câu : ở Tục ngữ, đối, đường luật, biền ngẫu : đòi hỏi các tiếng trong câu trước và câu sau phải hài hòa , số tiếng đều nhau giữa câu trước và câu sau, giữa các vế trong câu . Trong khi đó với văn xuôi và thơ tự do , những câu lặp kết cấu cú pháp không nhất thiết phải có số lượng tiếng bằng nhau tuyệt đối.
· Sự đối xứng : về từ loại và cấu tạo của các từ : Trong câu đối, thơ đường luật , văn biền ngẫu : những từ trong câu sử dụng cấu trúc lặp cú pháp là cùng một loại từ : ví dụ như tính từ, danh từ, động từ v..v.
(vắng vẻ- lao xao )
Nhưng đối với thơ tự do và trong câu văn , không đòi hỏi hoàn toàn chính xác về từ loại ( Những ngả đường bát ngát- những dòng sông đỏ nặng phù sa)
· Nhịp điệu : Trong các câu tục ngữ , đối, thơ đường luật và văn biền ngẫu ở những câu sử dụng cấu trúc lặp thì nhịp điệu cũng lặp lại tương ứng như vậy .
Tuy nhiên, với thơ tự do và câu văn, không chú trọng về nhịp điệu từ cách sử dụng cấu trúc lặp cú pháp- mà bằng cấu tứ, mạch cảm xúc của bài thơ
· Tác dụng : Đối với tính chặt chẽ trong tục ngữ, câu đối, thơ Đường luật , văn biền ngẫu tạo cảm giác khuôn mẫu , mẫu mực như một lời dạy bảo, khắc cốt ghi tâm còn với thơ tự do và văn xuôi tạo cảm giác mang tính chủ quan người viết : là câu chuyện tự sự, cảm xúc .
Câu 3 : Hãy tìm trong các văn bản ở ngữ văn 12 ( tập một) ba câu văn ( hoặc thơ) có dùng phép lặp cú pháp và phân tích tác dụng của phép lặp đó. :
· Em nghĩ về anh, em
Em nghĩ về biển lớn
( Sóng- Xuân Quỳnh)
Phép lặp cấu trúc thể hiện nỗi bâng khuâng, sự nghĩ suy, phân tán giữa hai chủ thể anh- em và biển lớn , hai chủ thể như tách riêng, nhưng cũng hòa làm một.
· Khi ta ở , chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi , đất đã hóa tâm hồn !
( Tiếng hát con tàu- Nguyễn Đình Thi)
Phép lặp cấu trúc trong câu thơ mang tính triết luận , cô đúc, nói lên nghĩ suy của nhà thơ về mảnh đất Tây Bắc đã gắn bó suốt nhiều năm – tình cảm da diết , nhớ thương , chủ thể trữ tình : đất đã hóa một phần con người
· Mắt ta nhớ mặt người, tai ta nhớ tiếng
Phép lặp cấu trúc thể hiện những nỗi nhớ chằng chịt, những chủ thể trữ tình cụ thể giằng xé trong tâm thức, nhưng rồi hòa hợp để làm nên một nỗi nhớ lớn hơn về con người , cảnh vật Tây Bắc
2. Phép liệt kê
a) phép liệt kê kết hợp với phép lặp từ trong đoạn văn: Không có mặc thì ta cho áo, không có ăn thì ta cho cơm, quan nhỏ thì ta thăng chức, lương ít thì ta cấp bổng, đi thủy thì ta cho thuyền, đi bộ thì ta cho ngựa, lúc trận mạc xông pha thì cùng nhau sống chết, lúc ở nhà nhàn hạ thì cùng nhau vui cười...
Tác dụng : Đưa ra nền tảng , cơ sở những việc làm đã từng đối đãi với binh lính để làm luận điểm – minh chứng cho đạo đức con người của vị tướng sĩ, song cũng là thể hiện tấm lòng của vị tướng đối với binh lính
b) Phép liệt kê kết hợp phép lặp từ trong đoạn văn : Sử dụng chỉ từ chúng ở đầu câu, liệt kê một loạt tội ác của thực dân Pháp trong nhiều câu liên tiếp
Tác dụng : Nêu lên những tội ác tày trời của thực dân Pháp , đồng thời thể hiện sự thương cảm với người dân khi phải chịu những gian khổ, áp bức bóc lột qua đó cho thấy sự thương cảm, đồng cảm của Bác với người dân, và sự quyết tâm lật đổ đế quốc.
3. Phép chêm xen
. Phân tích các bộ phận in đậm trong ba ngữ liệu SGK, và nhận xét về:
- Vị trí và vai trò ngữ pháp trong câu
- Dấu câu tách biệt bộ phận đó
- Tác dụng đối với việc bổ sung thông tin, tình cảm
a) Thị Nở xích lại . Đặt bàn tay lên ngực hắn ( thị suy nghĩ đến bây giờ mới xong) , thị hỏi hắn
-Vừa thổ hả ?
Vị trí của phần in đậm trong câu : Trong dấu ngoặc đơn
Vai trò ngữ pháp: chú giải (phụ chú)
: chú giải cho hành động – diễn biến tâm lý nhân vật trong hoàn cảnh nhất định , thể hiện tâm trạng phân vân suy nghĩ của Thị Nở khi đối diện với hoàn cảnh Chí Phèo nôn mửa do cơn say.
b) Chí Phèo hình như đã trông trước thấy tuổi già của hắn, đói rét và ốm đau, và cô độc, cái này còn đáng sợ hơn đói rét và ốm đau
Vị trí của phần in đậm trong câu : ở cuối câu, sau vế câu thứ hai
Vai trò ngữ pháp : Chú giải và định nghĩa
Định nghĩa và cảm nhận của chủ quan người viết về cô độc – mối quan hệ của nó với khách thể đời sống đã được nêu trước đó.
c) Cô bé nhà bên ( có ai ngờ)
Cũng vào du kích
Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích
Mắt đen tròn ( thương thương quá đi thôi)
Vị trí của phần in đậm trong câu : ở cuối mỗi câu , trong dấu ngoặc đơn
Vai trò ngữ pháp : Bổ sung thông tin cho câu
Những suy nghĩ, cảm xúc của người viết được gài gắm vào mỗi câu thơ, mỗi sự kiện được kể , như nỗi lòng được giấu kín.
d) Bởi thế cho nên, chúng tôi, Lâm thời Chính phủ của nước Việt Nam mới, đại biểu cho toàn dân Việt Nam, tuyên bố thoát li hẳn quan hệ thực dân với Pháp, xóa bỏ hết những hiệp ước mà Pháp đã kí về nước Việt Nam, xóa bỏ tất cả mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam.
Vị trí của phần im đậm trong câu : sau danh từ, là vế câu thứ ba của câu văn.
Vai trò ngữ pháp : Lí giải về chủ thể được nhắc trong vế trước, làm rõ, đưa thêm thông tin
Để nhấn mạnh về “chúng tôi” là ai , “chúng tôi” nắm giữ trách nhiệm, chức vụ gì đối với tập thể và khẳng định về uy quyền của người phát biểu, đại diện cho “chúng tôi”
Câu 2 : Hãy viết đoạn văn (từ 3 đến 5 câu ) về Tố Hữu và bài thơ Việt Bắc, trong đó có sử dụng phép chêm xen. Phân tích tác dụng của phép chêm xen trong trường hợp đó.
Tố Hữu – người con của mảnh đất Huế với làn điệu ca dao trữ tình , với hồn thơ hồn hậu, tình yêu lớn với cách mạng , quê hương, đồng hành suốt bao tháng năm bên những vần thơ về những trang sử hào hùng nhưng cũng đau thương của dân tộc. Với Việt Bắc ( bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ Tố Hữu) đã ghi chép lại mười lăm năm gian khổ nhưng oai hùng cùng tình cảm thiết tha , nỗi nhung nhớ khi đi xa của người cầm bút với quân , dân Việt Bắc. Tác giả đã đúc tạc nên một bức tượng đài về những người dân , quân với dáng đứng oai nghiêm - những con người phi thường, đã làm nên những điều phi thường , khiến nước Việt Nam “từ máu lửa...Rũ bùn đứng dậy sáng lòa”.
Tác dụng của phép chên xem trong các trường hợp : dùng để giải thích, lí giải , bổ sung thông tin cho chủ thể được nhắc đến trước đó.