Soạn bài Sóng - Xuân Quỳnh - Ngữ Văn 12 - Tập 1
1. Anh ( chị ) có nhận xét gì về âm điệu của bài thơ ? Âm điệu, nhịp điệu đó được tạo nên bởi những yếu tố nào ?
2. Hình tượng bao trùm, xuyên suốt bài thơ là hình tượng sóng. Mạch liên kết các khổ thơ là những khám phá liên tục về sóng. Hãy phân tích hình tượng này.
3. Giữa sóng và em trong bài thơ có mối quan hệ như thế nào ? Anh ( chị) có nhận xét gì về nghệ thuật kết cấu của bài thơ ? Người phụ nữ đang yêu tìm thấy sự tương đồng giữa các trạng thái của tâm hồn mình với những con sóng. Hãy chỉ ra sự tương đồng đó.
4. Bài thơ là lời tự bạch của một tâm hồn phụ nữ đang yêu. Theo cảm nhận của anh ( chị ) , tâm hồn người phụ nữ đó có đặc điểm gì ?
I - Hướng dẫn học bài
Câu 1 : Anh ( chị ) có nhận xét gì về âm điệu của bài thơ ? Âm điệu, nhịp điệu đó được tạo nên bởi những yếu tố nào ?
Âm điệu và nhịp điệu bài thơ mềm mại , tưởng như những đợt sóng ập vào bờ, dào dạt , bộc lộ cõi lòng một cách cô đúc, khúc triết nhưng lại có những âm hưởng ngân vang như những đợt sóng vỗ vào bờ .
Âm điệu, nhịp điệu đó đã được tạo bởi yếu tố : thể thơ 5 chữ, bút pháp trữ tình – lãng mạn, nhịp điệu da diết, nhẹ nhàng, mềm mại, đi theo cấu tứ - mạch cảm xúc của bài thơ một cách nhuần nhuyễn .
Dữ dội / và dịu êm ( 2-3)
Ồn ào / và lặng lẽ ( 2-3)
Sông / không hiểu nổi mình (1-4)
Sóng / tìm ra tận bể (1-4)
Sử dụng vần chân / vần cách : như một vòng tuần hoàn của từng đợt sóng.
Câu 2 : Hình tượng bao trùm, xuyên suốt bài thơ là hình tượng sóng. Mạch liên kết các khổ thơ là những khám phá liên tục về sóng. Hãy phân tích hình tượng này.
- Hình tượng nghệ thuật đại diện cho chủ thể trữ tình trong bài thơ là sự xuất hiện với mật độ dày đặc: những con sóng.
- Khách thể đời sống : Sóng – “tập thể những cơn sóng” đại diện cho khát vọng lớn lao, cho đời sống tâm hồn phong phú luôn hướng đến một lí tưởng cao cả của cuộc đời : khát vọng về sự bình yên, những điều bình dị của cuộc sống của người phụ nữ với trái tim nồng ấm , hồn hậu. Song hành cùng hình tượng “em” thể hiện các bình diện của con người đang chìm đắm vào trong thế giới của xúc cảm khi đối diện với những xúc tác của đời sống.
- Ở khổ thơ thứ nhất và khổ thơ thứ 2 : Hình tượng con sóng với các trạng thái đối cực, đỉnh điểm của dồn nén, và bắt đầu cuộc hành trình của nó trải dài trên bề mặt khi không tìm được lời giải đáp – song hành cùng hình tượng em với nỗi khát vọng của tình yêu cũng luôn cồn cào, tha thiết , trào dâng trong đời sống tâm hồn. ( Dữ dội- dịu êm , ồn ào- lặng lẽ , bồi hồi)
- Ở khổ thơ thứ 3 và khổ thơ thứ 4 : Là nỗi băn khoăn, trăn trở của con sóng khi đã ùa ra bề mặt, và sự lặn lục lại những chất chứa trong lòng của hình tượng “em” – sự tràn ngập đồng thuận với lời nghi vấn về những xúc cảm trong lòng.
“ Em nghĩ về biển lớn
Từ nơi nào sóng lên ?”
- Ở khổ thơ thứ 5 : Khổ thơ đặc biệt trong bài thơ khi những cảm xúc dâng trào đạt dến đỉnh điểm là khổ thơ mang tính cô đúc, chắt lọc, dồn nén mạch nguồn của những con sóng, và cả con sóng trên bề mặt hòa nhập vào con “sóng lòng” và xúc cảm tự thân của hình tượng trữ tình : “Em”
“Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức.”
- Ở khổ thơ thứ 6 và thứ 7 : là con sóng của thủy chung- con sóng của quy luật tự nhiên –luôn hướng về vạch đích của chính nó, và trái tim của hình tượng “em” cũng vậy – sự đồng nhất lí tưởng , thế giới tâm hồn của hai hình tượng
- Khổ thơ thứ 8 và khổ thớ thứ 9 là suy ngẫm về những năm tháng cuộc đời – về những quy luật bất biến của tạo hóa , và khát vọng được hòa nhập, “tan ra” cùng tình yêu biển lớn, tình yêu cuộc đời
“Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ.”
Câu 3 : Giữa sóng và em trong bài thơ có mối quan hệ như thế nào ? Anh ( chị) có nhận xét gì về nghệ thuật kết cấu của bài thơ ? Người phụ nữ đang yêu tìm thấy sự tương đồng giữa các trạng thái của tâm hồn mình với những con sóng. Hãy chỉ ra sự tương đồng đó.
Hai hình tượng có sự quấn quít, tương thích với nhau , song hành cùng nhau suốt cả bài thơ, Sự phát triển của hình tượng Sóng- từ những hỗn độn với trạng thái thuộc hai cực đối lập , từ dữ dội, đến dịu êm cũng như những nghĩ suy vì không hiểu lòng mình đã trở thành nền tảng, là bức tranh toàn cảnh để nói lên cõi lòng của nhân vật trữ tình “em”
Từ đó cùng tìm ra “tiếng nói chung” để được hòa tan, vỡ òa thành “trăm con sóng” nhỏ cùng biển lớn tình yêu, biển lớn cuộc đời, góp phần xây dựng đời sống tinh thần phong phú cho chủ thể trữ tình.
Sự tương đồng giữa hai hình tượng, và của người phụ nữ đang chìm đắm trong bể lớn tình yêu :
· Lúc băn khoăn , nghĩ suy về tình yêu về muôn phần của cuộc sống :
“ Trước muôn trùng sóng bể
Em nghĩ về anh, em
Em nghĩ về biển lớn
Từ nơi nào sóng lên ?
· Lúc bày tỏ trực diện nỗi nhớ thương da diết bằng những ngôn từ mãnh liệt và cả sự vỡ òa của từng đợt sóng
“ Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức.”
· Lúc nhìn nhận tính khách quan của con sóng, để rồi nói về quy luật của tình yêu , sự phát triển của cảm xúc trong chủ thể trữ tình
“Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ.”
- Đối với nghệ thuật kết cấu của bài thơ nằm trong mạch cảm xúc , và sự phát triển của mạch cảm xúc kéo dài suốt cả bài thơ. Khi tương tác với chủ thể đời sống mang tính khách quan : trước biển lớn, trước quy luật tự nhiên của những đợt sóng vào bờ , và trước những nghĩ suy về cuộc đời, năm tháng trôi đi tạo ra chất xúc tác với thế giới tâm hồn : những cảm xúc tự ý nhị ,cho đến mãnh liệt, và tuôn trào, trở thành khát vọng, lí tưởng , tiếng nói chung cho hai hình tượng sóng đôi : Sóng- Em
Câu 4 : Bài thơ là lời tự bạch của một tâm hồn phụ nữ đang yêu. Theo cảm nhận của anh ( chị ) , tâm hồn người phụ nữ đó có đặc điểm gì ?
- Trước hết, đối với bài thơ , cảm xúc không chỉ gói gọn trong những suy nghĩ tình cảm, nó còn là sự dằn vặt tự thân, sự trải nghiệm khi đối diện trước muôn ngả của cuộc đời , khát vọng được hòa nhập được cống hiến
“Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ”
- Đó là quá trình trải nghiệm của tuổi trẻ, tâm hồn người phụ nữ trở nên nhạy cảm, dễ tiếp nhận những khách thể đời sống xung quanh, song đó cũng là trái tim với ước vọng thủy chung, khát khao những ước muốn đời thường, bình dị, thể hiện lí tưởng khát vọng lớn lao khi đặt tình cảm cá nhân, tình yêu trong mối quan hệ cộng đồng.
Có nhiều câu thơ, bài thơ so sánh tình yêu với sóng và biển . Hãy sưu tầm những câu thơ, bài thơ đó.
1, Biển (Xuân Diệu)
Anh không xứng là biển xanh
Nhưng anh muốn em là bờ cát trắng
Bờ cát dài phẳng lặng
Soi ánh nắng pha lê…
Bờ đẹp đẽ cát vàng
Thoai thoải hàng thông đứng
Như lặng lẽ mơ màng
Suốt ngàn năm bên sóng…
Anh xin làm sóng biếc
Hôn mãi cát vàng em
Hôn thật khẽ, thật êm
Hôn êm đềm mãi mãi
Đã hôn rồi, hôn lại
Cho đến mãi muôn đời
Đến tan cả đất trời
Anh mới thôi dào dạt…
Cũng có khi ào ạt
Như nghiến nát bờ em
Là lúc triều yêu mến
Ngập bến của ngày đêm
Anh không xứng là biển xanh
Nhưng cũng xin làm bể biếc
Để hát mãi bên gành
Một tình chung không hết
Để những khi bọt tung trắng xoá
Và gió về bay toả nơi nơi
Như hôn mãi ngàn năm không thoả,
Bởi yêu bờ lắm lắm, em ơi!
2, Thuyền Và Biển (Xuân Quỳnh)
Em sẽ kể anh nghe
Chuyện con thuyền và biển:
“Từ ngày nào chẳng biết
Thuyền nghe lời biển khơi
Cánh hải âu, sóng biếc
Đưa thuyền đi muôn nơi
Lòng thuyền nhiều khát vọng
Và tình biển bao la
Thuyền đi hoài không mỏi
Biển vẫn xa… còn xa
Những đêm trăng hiền từ
Biển như cô gái nhỏ
Thầm thì gửi tâm tư
Quanh mạn thuyền sóng vỗ
Cũng có khi vô cớ
Biển ào ạt xô thuyền
(Vì tình yêu muôn thuở
Có bao giờ đứng yên?)
Chỉ có thuyền mới hiểu
Biển mênh mông nhường nào
Chỉ có biển mới biết
Thuyền đi đâu, về đâu
Những ngày không gặp nhau
Biển bạc đầu thương nhớ
Những ngày không gặp nhau
Lòng thuyền đau – rạn vỡ
Nếu từ giã thuyền rồi
Biển chỉ còn sóng gió”
Nếu phải cách xa anh
Em chỉ còn bão tố
Tình của sóng ( Sen Nguyễn), thơ tình người lính biển ( Trần Đăng Khoa) v...v