Soạn bài Phong cách ngôn ngữ khoa học

Luyện tập :
1. Bài Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX (trong ngữ văn 12 tập một), là một văn bản khoa học. Hãy cho biết
a) Văn bản đó trình bày những nội dung khoa học gì ?
b) Văn bản đó thuộc ngành khoa học nào ?
c) Ngôn ngữ khoa học ở dạng viết của văn bản đó có đặc điểm gì dễ nhận thấy ?
 
2.
Giải thích và phân biệt thuật ngữ khoa học với từ ngữ thông thường qua các ví dụ sau trong môn Hình học: điểm, đường thẳng, đoạn thẳng, mặt phẳng, góc, đường tròn, góc vuông, ...
 
3. Hãy tìm các thuật ngữ khoa học và phân tích tính lí trí, logic của phong cách ngôn ngữ khoa học thể hiện ở đoạn văn sau:
 
Những phát hiện của nhà khảo cổ nước ta chứng tỏ Việt Nam xưa kia đã từng là nơi sinh sống của người vượn. Năm 1960 tìm thấy ở núi Đọ (Thiệu Hóa, Thanh Hóa) nhiều hạch đá, mảnh tước, rìu tay có tuổi 40 vạn năm. Cùng năm đó phát hiện ở núi Voi , cách núi Đọ 3km , một di chỉ xưởng ( vừa là nơi cư trú vừa là nơi chế tạo công cụ) của người vượn, diện tích 16 vạn m2. Ở Xuân Lộc ( Đồng Nai) cũng đã tìm thấy công cụ đá của người vượn. 
 
4. Hãy viết một đoạn văn thuộc loại văn bản khoa học phổ cập về sự cần thiết của việc bảo vệ môi trường sống (nước, không khí và đất)
Lời giải:
1. Văn bản khoa học và ngôn ngữ khoa học
 
Văn bản khoa học gồm 3 loại chính :- Các văn bản khoa học chuyên sâu, bao gồm : Chuyên khảo, luận án, luận văn, tiểu luận, báo cáo khoa học....( Là các loại văn bản mang tính chuyên ngành khoa học cao sâu)
- Các văn bản khoa học giáo khoa : giáo trình, sách giáo khoa, thiết kế bài dậy ... Những văn bản yêu cầu Khoa học còn có yêu cầu về sư phạm, trình bày nội dung từ dễ đến đến khó, từ thấp đến cao, phù hợp với trình độ học sinh theo từng cấp, từng lớp, có định lượng kiến thức từng tiết, từng bài, ...
- Các văn bản khoa học phổ cập ( khoa học đại chúng) bao gồm các văn bản báo và sách phổ biến khoa học kĩ thuật ....nhằm phổ biến rộng rãi kiến thức khoa học cho đông đảo bạn đọc, không phân biệt trình độ chuyên môn. Yêu cầu : viết dễ hiểu, hấp dẫn.
 
2. Ngôn ngữ khoa học : Dùng trong giao tiếp thuộc lĩnh vực khoa học ( Khoa học Tự nhiên – toán, Vật lí , hóa học , sinh học,...) ,Khoa học Xã hội và Nhân văn ( Ngữ văn, triết học, Tâm lí học, Lịch sử) v...v
 
3. Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ khoa học bao gồm:
 
Tính khái quát, trừu tượng
Tính lí trí, logic
Tính khách quan phi cá thể
 
Luyện tập :
 
Câu 1 : Bài Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX (trong ngữ văn 12 tập một), là một văn bản khoa học. Hãy cho biết:
 
a) Văn bản đó trình bày những nội dung khoa học gì ?
 
Văn bản trình bày nội dung khoa học về lịch sử văn học Việt Nam từ những năm 1945 đến thế kỉ XX
-Trong đó chia làm hai giai đoạn : Từ năm 1945 đến năm 1975 . Và từ năm 1975 đến hết thế kỉ XX. Trong mỗi giai đoạn, chú ý tới:
- Hoàn cảnh lịch sử, hoàn cảnh xã hội, văn hóa của đất nước.
- Những đặc điểm cơ bản của văn học vào thời kì này. 
Đồng thời, nói về quan điểm, tư tưởng, sự cải tiến, thành tựu trong các thể loại : Truyện ngắn, tiểu thuyết, thơ , kịch....
 
b) Văn bản đó thuộc ngành khoa học nào ?
 
-Văn bản đó thuộc ngành khoa học xã hội. 
Chứng minh : Văn bản thuộc văn bản khoa học giáo khoa : Chuyen về khoa học Xã hội và Nhân Văn . 
Trình bày nội dung từ dễ đến khó, thấp đến cao, tuần tự, phò hợp với trình độ học sinh
Có phần luyện tập và thực hành: Câu hỏi – bài tập.
 
c) Ngôn ngữ khoa học ở dạng viết của văn bản đó có đặc điểm gì dễ nhận thấy ?
 
Văn bản sắp xếp các thuật ngữ theo tầng lớp, lớp lang, có thể dễ dàng nhận ra một số thuật ngữ thuộc chuyên ngành Văn học như : Truyện ngắn , Kí, Văn xuôi , thể loại, Kí sự, thể thơ truyền thống, thơ hướng nội, cảm hứng lãng mạn anh hùng, đường lối văn nghệ ,...
Từng đề mục thời gian của tiến trình văn học được sắp xếp lần lượt bắt đầu từ năm 1945, phân chia rõ ràng, dễ nhận dạng.
Hệ thống luận cứ được sắp xếp tường tận rõ ràng, làm sáng ý cho luận điểm, từ luận điểm này đến luận điểm khác tạo ra mắt xích, mối nối chặt chẽ,  là nền tảng cốt yếu khiến cho cả bài văn dễ ấn tượng, và bật được ý chủ đạo.
 
Câu 2 : giải thích và phân biệt thuật ngữ khoa học với từ ngữ thông thường qua các ví dụ sau trong môn hình học:
 
- Điểm : Là những chấm nằm trên một đoạn thẳng, hoặc một mặt phẳng, không gian có diện tích lớn hơn.
Giải thích theo ngôn ngữ khoa học : Điểm
- Đường thẳng : Đoạn không cố định , kéo dài về hai phía.
Giải thích theo ngôn ngữ khoa học : Đường thẳng được hiểu là một đường dài vô hạn, mỏng vô cùng, thẳng tuyệt đối và không bị giới hạn về hai phía.
- Đoạn thẳng : Cố định bởi hai đầu, không thể kéo dài về hai phía. 
Theo ngôn ngữ khoa học : Đoạn thẳng là một phần của đường thẳng mà bị giới hạn bởi hai đầu mút, và là quỹ tích của tất cả những điểm nằm giữa hai đầu mút này trong quan hệ thẳng hàng.
- Góc : Là vị trí, thể hiện điểm giới hạn của một vật ( góc trời, góc bàn, góc phòng ....)
Theo ngôn ngữ khoa học : góc là những gì nằm giữa hai đường thẳng cắt nhau tại một điểm. Hai đường thẳng được gọi là cạnh của góc. Giao điểm của chúng gọi là đỉnh của góc
- Góc vuông : là vị trí, thể hiện điểm giới hạn của một vật có hình vuông.
Theo ngôn ngữ khoa học : Là góc bằng đúng 90 độ, được tạo bởi hai đoạn thẳng cố định, hoặc đường thẳng.
 
Câu 3 :  Hãy tìm các thuật ngữ khoa học và phân tích tính lí trí, logic của phong cách ngôn ngữ khoa học thể hiện ở đoạn văn sau:
 
Những phát hiện của nhà khảo cổ nước ta chứng tỏ Việt Nam xưa kia đã từng là nơi sinh sống của người vượn. Năm 1960 tìm thấy ở núi Đọ (Thiệu Hóa, Thanh Hóa) nhiều hạch đá, mảnh tước, rìu tay có tuổi 40 vạn năm. Cùng năm đó phát hiện ở núi Voi , cách núi Đọ 3km , một di chỉ xưởng ( vừa là nơi cư trú vừa là nơi chế tạo công cụ) của người vượn, diện tích 16 vạn m2. Ở Xuân Lộc ( Đồng Nai) cũng đã tìm thấy công cụ đá của người vượn. 
 
  Tính lí trí trong phong cách ngôn ngữ khoa học : Luận điểm mang tính đúng đắn, khi đưa ra một lời tuyên bố, thông báo , đã làm sáng tỏ, thuyết phục bằng những câu văn sau đấy, móc nối với câu đầu tiên ( câu đưa ra luận điểm) 
Đối với tính logic trong văn bản : Câu đầu tiên thể hiện chủ đề chính của toàn bộ đoạn văn, những câu tiếp theo bồi đắp cho câu thứ nhất, những câu văn kết nối logic, mạch lạc, rõ ý , cùng tập trung làm rõ chủ đề. 
Câu 1 : nêu lên luận điểm : về việc Việt Nam xưa kia đã là nơi sinh sống của người vượn
Các câu tiếp theo : Là luận cứ nêu rõ những chứng tích tiêu biểu , kèm theo những số đo cụ thể , làm rõ ý cho luận điểm 
 
Câu 4 : Hãy viết một đoạn văn thuộc loại văn bản khoa học phổ cập về sự cần thiết của việc bảo vệ môi trường sống ( nước, không khí và đất)
 
  Có thể thấy, vấn đề nhiệt lượng trái đất đang ngày một tăng đã được cấp báo đến đa số các quốc gia trên toàn thế giới. Chính vì vậy, hàng năm , vào ngày 05 tháng 06, ngày Môi trường thế giới (đã chính thức được công bố bởi Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc -United Nations Environment Programme ) , 150 quốc gia trên thế giới hưởng ứng , cùng chung tay bảo vệ môi trường sống xung quanh . Tuy nhiên, do quá trình ô nhiễm không khí, đất, nước đã kéo dài suốt nhiều thập kỉ, đi cùng sự phát triển của đô thị hóa, hiện đại hóa , đã tác động phần nhiều đến sức khỏe, tình trạng sinh sống của một số dân cư ở các nước đang phát triển, điển hình là Việt Nam. Các nguồn nước đặc biệt là các chất thải hóa học từ nhà máy,  chưa qua xử lý xả thẳng ra sông , hồ , ao , ngòi ; sự gia tăng chóng mặt của phương tiện giao thông – nhất là phương tiện cá nhân ; đốt rừng làm nương rẫy ; phá hoại rừng đầu nguồn ; để mặc đất trống đồi trọc ; liên tục xảy ra hỏa hoạn do người dân kém ý thức... tất thảy các điều đó đã trở thành nguyên nhân chính yếu gây ra ô nhiễm môi trường nặng nề. Không có đất thì không thể ở, không có nước thì không thể uống, không có không khí thì không thể thở, nhưng con người đã và đang nói chung vẫn điềm nhiên phá hoại món quà được ban tặng từ tạo hóa , và đầu độc, giết hại chính bản thân mình. Cần khẳng định, nhìn nhận lại các giá trị của những thành tố tạo nên sự sống đó, để chung tay bảo vệ , yêu thương .