Soạn bài Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc

1. Tìm những luận điểm chính của bài viết. Anh (chị) thấy cách sắp xếp các luận điểm đó có gì khác với trật tự thông thường?

 2. Theo tác giả , vì sao văn thơ Nguyễn Đình Chiểu cũng giống như “ những vì sao có ánh sáng khác thường” , “ con mắt của chúng ta phải chăm chú nhìn mới thấy”?

3. Tác giả đã giúp chúng ta nhận ra “ánh sáng khác thường” nào của ngôi sao sáng Nguyễn Đình Chiểu trên bầu trời văn nghệ Việt Nam, qua :
- Cuộc sống và quan niệm sáng tác của nhà thơ;
- Thơ văn mà ông sáng tác để phục vụ cuộc chiến chống xâm lược bảo vệ Tổ quốc;
- Truyện Lục Vân Tiên?

4. Vì sao tác giả lại cho rằng ngôi sao Nguyễn Đình Chiểu đáng phải sáng tỏ hơn nữa không chỉ thời ấy, mà còn cả trong thời đại hiện nay?

5. Có thể thấy bài văn nghị luận này không khô khan mà trái lại, có sức hấp dẫn, lôi cuốn. Vì sao ?

Lời giải:
I. Tác giả Phạm Văn Đồng (1906-2000)
 
• Là nhà cách mạng lớn của nước ta, trong thế kỉ XX , quê ở xã Đức Tân , huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. 
• Từng tham gia hai cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc , đạt được nhiều thành tựu to lớn và có công cống hiến cho cách mạng  trong suốt cả đời người. 
• Ông còn là một nhà giáo dục tâm huyết, một nhà lí luận văn hóa văn nghệ lớn.  Ông đã từng đưa ra những ý kiến chỉ đạo đường lối phát triển mới của nền văn học nghệ thuật mới. Ông còn có nhiều bài nói, bài viết sâu sắc, mới mẻ, hào hứng về Tiếng Việt , và các danh nhân văn hóa Việt Nam như Nguyễn Trãi , Nguyễn Đình Chiểu, Hồ Chí Minh. ....
• Bài Nguyễn Đình Chiểu – ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc , được viết nhân kỉ niệm 75 năm ngày mất của Nguyễn Đình Chiểu. (1888)
 
II. Đối với tác phẩm
 
Câu 1: Tìm những luận điểm chính của bài viết. Anh (chị) thấy cách sắp xếp các luận điểm đó có gì khác với trật tự thông thường?
Bố cục cơ bản của : Nguyễn Đình Chiểu , ngôi sao sáng trong văn nghệ dân tộc. 
Phần đầu : Từ đầu đến trong bầu trời văn nghệ của dân tộc, nhất là trong lúc này. 
Nội dung : Những nhận xét, khẳng định ban đầu của tác giả về Nguyễn Đình Chiểu- người có công trong nền văn học nước nhà.
Phần thứ hai :
Luận điểm 1 : Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ yêu nước , mà tác phẩm là những trang bất hủ ngợi ca cuộc kháng chiến bất khuất của nhân dân .
Luận điểm 2: Thơ văn yêu nước Nguyễn Đình Chiểu làm sống lại trong lòng chúng ta ngày tháng hào hùng của dân tộc trong kháng chiến chống Pháp oanh liệt. 
Luận điểm 3 : Các nhận định về giá trị của bản trường ca “Lục Vân tiên” 
Sở dĩ có sự sắp xếp khác với trật tự thông thường : Đối với các bài phê bình về tác giả, tác phẩm khác , sẽ giới thiệu, phân tích, đánh giá và nhận định các tác phẩm có tầm vóc của tác giả, từ đó soi rọi con người họ. Tuy nhiên, đối với Nguyễn Đình Chiểu, Phạm Văn Đồng đã viết vê những cống hiến , hi sinh, cuộc đời của ông trước khi soi rọi vào những tác phẩm mang tính tầm vóc như  Lục Vân Tiên.  Phạm Văn Đồng như dành sự ưu ái, kính trọng , nể phục con người cả cuộc đời , vượt qua những truân chuyên để cống hiến vì văn học. Đồng thời, Phạm Văn Đồng còn cho thấy một quan điểm khi muốn đồng hiện cuộc đời của ông vào những áng văn, thơ của ông : Có hiểu về Nguyễn Đình Chiểu, mới thấu lẽ ở trong từng con chữ ấy. 
 
Câu 2 : Theo tác giả , vì sao văn thơ Nguyễn Đình Chiểu cũng giống như “ những vì sao có ánh sáng khác thường” , “ con mắt của chúng ta phải chăm chú nhìn mới thấy”?
 
Sở dĩ , sự sáng rõ này gắn với rất nhiều bình diện thuộc về ông : Từ cuộc đời truân chuyên, đến sự vươn lên nghịch cảnh để cống hiến hết mực , dành cả cuộc đời để gắn mình với dòng chảy của lịch sử , khao khát tìm đến vẻ đẹp của chân lý, cái thiện :
Học theo ngòi bút chí công
Trong thi cho ngụ tấm lòng Xuân thu
 
Câu 3 : Tác giả đã giúp chúng ta nhận ra “ánh sáng khác thường” nào của ngôi sao sáng Nguyễn Đình Chiểu trên bầu trời văn nghệ Việt Nam, qua : 
 
- Cuộc sống và quan niệm sáng tác của nhà thơ :
Đối với khía cạnh cá nhân : là cuộc sống của Nguyễn Đình Chiểu, tuy nhiên nó đã gắn liền với những cuộc biến thiên, với cả dòng chảy lịch sử dân tộc trong những năm tháng đầu kháng chiến chống giặc . Vượt lên những nghịch cảnh cá nhân , những cản trở về vật chất , ông sống trọn vẹn với lí tưởng : “Kiến nghĩa bất vi dõng dã” . Thực hiện đạo nghĩa ở đời, hi sinh vì điều phải vì nghĩa lớn , khao khát đem đến cuộc sống công bình,xã hội ấm no, vốn là khao khát của những đấng anh hùng, trượng phu thức thời :
“ Chở  bao nhiêu đạo thuyền không  khẳm
Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà “
Thơ văn ông không phục vụ cho những câu chuyện cá nhân, đó là câu chuyện của cả dân tộc, của những con người đòi hỏi lẽ phải khi sống trong thời loạn lạc, bất công. 
-Thơ văn ông sáng tác để phục vụ cho cuộc chiến đấu chống quân xâm lược, bảo vệ tổ quốc. :
Toàn bộ những thời khắc sống động suốt 20 năm kháng chiến chống quân Pháp ròng rã của nhân dân Nam Bộ đã được tái hiện dưới ngòi bút như thần của Nguyễn Đình Chiểu. Ông thậm chí còn được kẻ địch hết lòng khâm phục vì ý chí  của mình. Đồng thời, những tác phẩm của ông đều gần gụi với người dân , nhất là ông đã tôn trọng vẻ đẹp “như những hạt bụi vàng cuộc đời” của nông dân xưa ,vốn chỉ quen cày cuốc , nay đã trở thành những người lính, chiến đấu vì lí tưởng. Ngay cả đến vẻ đẹp non nước, cỏ cây cũng mang tâm tình, mang lí tưởng, tầm vóc của con người nghĩ cho nghiệp nước 
“Bờ cõi xưa đà chia đất khác
Nắng sương nay há đội trời chung”
-Truyện Lục Vân Tiên
Bản trường ca ngợi ca chính nghĩa  , là tác phẩm tiêu biểu cho lí tưởng và con người, nhân cách sáng tỏ Nguyễn Đình Chiểu. Là vẻ đẹp của xã hội con người, nhân cách con người : đáng kính, đáng yêu , trọng nghĩa, khinh tài , trước sau một lòng của những nhân vật như : Lục Vân Tiên, Nguyệt Nga, Tiểu Đồng ,Vương Tử Trực, Hán Minh ...., những con người đó luôn đứng lên  chống lại gian dối bất công để giành về công lí. Phạm Văn Đồng đã nhìn bằng con mắt đồng cảm, có tình yêu thương với thế giới nhân vật và người sáng tạo ra thế giới nhân  vật đó, đồng thời đính chính cái nhìn về tác giả đầy đúng đắn, tránh hiểu nhầm với những người đọc tác phẩm 
 
Câu 4 : Vì sao tác giả lại cho rằng ngôi sao Nguyễn Đình Chiểu đáng phải sáng tỏ hơn nữa không chỉ thời ấy, mà còn cả trong thời đại hiện nay?
 
Để hiểu được giá trị thơ của Nguyễn Đình Chiểu, có thể thấy , đòi hỏi một sự am hiểu nhất định về cuộc đời, phong cách sống, tư tưởng đạo lí của ông.  
Trong khi một vài người phê bình thơ ông : nôm na, thô ráp , chỉ có tính truyền miệng, không mang vẻ đẹp của thơ , thì cần thông hiểu cho hoàn cảnh , số phận của ông. 
Cái nhìn phiến diện đó, phần nào đã giết chết vẻ đẹp thơ của Nguyễn Đình Chiểu. “Dẫu sao đôi chỗ  sơ sót về văn chương không thể làm giảm giá trị văn nghệ của bản trường ca thật là hấp dẫn từ đầu đến cuối “. Cần có cái nhìn bao dung hơn, kịp thời hơn, đánh giá đúng đắn hơn về thế giới nhân vật gần gụi, về lí tưởng , đạo đức của con người tài hoa.  Phạm Văn Đồng đã đánh “đúng điểm huyệt” đó.
Câu 5 : Có thể thấy bài văn nghị luận này không khô khan mà trái lại, có sức hấp dẫn, lôi cuốn. Vì sao ?
 
-  Tác giả đã  sử dụng những từ nối  chuẩn mực, cách hành văn rõ ràng khúc triết mạch lạc,  Nên đã xây dựng lối viết có hình ảnh, gợi cảm xúc, tạo dấu ấn lớn với những người đã từng đọc Nguyễn Đình Chiểu hay đơn thuần là những con người bình dị, có những đặc điểm chung với thế giới nhân vật trong các tác phẩm của ông, những con người mến chuộng đạo lý. 
- Trên hết, là tình yêu , sự mến chuộng tài năng và nhân cách, con người Nguyễn Đình Chiểu. Phải có sự đồng vọng, có cùng âm hưởng , là những người con yêu nước, quyết hi sinh, gắn bó cuộc đời mình vì cái đẹp, vì lí tưởng, vì đạo lý là người, vì đấu tranh để có hòa bình thì mới có sức viết , mới có tấm lòng sâu rộng đề mà hiểu, cảm thông đến như thế.