Soạn bài Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ

 Hãy phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ Trường Giang của Huy Cận:
 
Lớp lớp mây cao đùn núi bạc
Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa
Lòng quê dợn dợn vời con nước
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà
Lời giải:
Tìm hiểu đề và lập dàn ý
Có thể thấy, đối tượng , nội dung của bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ vô cùng đa dạng phong phú. Thường là những chủ thể hiện hữu trong chính cuộc sống thường ngày, có mối quan hệ gắn bó, gần gũi với con người , là chủ thể có tri giác ( động vật, con  người) hoặc là chủ thể không có tri giác ( cây, cỏ , lá , sông, hoa v...v) nhưng tựu chung đều mang những cảm xúc chất chứa của người cầm bút. 
Nội dung của bài nghị luận về một đoạn thơ, một bài thơ-
-Tính hình thức của đoạn thơ, bài thơ đó : Đối với những thơ cổ điển, mẫu mực, cần chú trọng đến thể thơ ,niêm, luật, vần ...Với thơ tự do, thơ mới, thì cần chú trọng vào tính tạo thanh, tạo hình trong thơ. Đối với thơ nói chung , cần để ý đến câu từ , hình ảnh, nhịp điệu, âm hưởng , cấu tứ...`
- Nội dung của thơ: Từ ngôn ngữ, hình ảnh đúc kết thành hình tượng , từ đó tìm kiếm cảm xúc, lí tưởng của tác giả. 
- Từ đó tìm  ra những tình cảm thầm kín, đối chiếu soi rọi với những bài thơ có những hình ảnh , ngôn ngữ tương tự để thấy sự khác biệt trong nét tương đồng. 
Dàn bài cơ bản của bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ
1. Giới thiệu khái quát về bài thơ, đoạn thơ
2. Bàn về những giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ , đoạn thơ
3. Đánh giá chung về bài thơ, đoạn thơ. 
 
Luyện tập
 
 Hãy phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ Trường Giang của Huy Cận:
 
Lớp lớp mây cao đùn núi bạc
Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa
Lòng quê dợn dợn vời con nước
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà
 
Bài làm
 
Mở bài : Huy Cận là một trong những gương mặt tiêu biểu của phong trào thơ mới, khi cả thi đàn đang nhuốm mình trong sắc buồn thì “bỗng phe phẩy một ngọn gió yêu đời , tuy không thổi tan những đám mây âu sầu u ám, song cũng đã mấy lần ngân lên những tiếng reo vui”. Và rồi nỗi buồn Tràng Giang đã ùa về trong tập  Lửa thiêng ( 1939) , là nỗi buồn tỏa ra từ đáy hồn một người cơ hồ không biết đến ngoại cảnh. Đứng trước những đổi thay của vạn vật, trước “sông dài, trời rộng , bến cô liêu” Huy Cận đã chắp bút cho những xúc cảm nơi mình để Tràng Giang “ra đời” , cuốn những đợt sóng mãnh liệt, từ sóng bể đến sóng lòng. Xuyên suốt cả bài thơ ( gồm 4 khổ thơ ) là cuộc hành trình từ ngọn sóng gợn cho đến muôn trùng vạn vật, từ nỗi cô đơn lẻ loi nhân rộng bao trùm nhân gian, và đỉnh điểm của sự cô đơn giữa trăm bề đổi thay đó , chính là khổ thơ cuối – sự cô đúc trọn vẹn qua : 
 
Lớp lớp mây cao đùn núi bạc
Chim nghiêng bóng nhỏ cánh chiều sa
Lòng quê dợn dợn vời con nước
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”.
 
Thân bài : 
Tính kết nối của khổ thơ này với những khổ thơ trước : 
Tầm nhìn của nhà thơ, như đang dồn dần lên vị trí cao hơn so với những chủ thể được quan sát trước đó : Sóng, con thuyền, nước, củi , bèo . Và ngay cả khi : “nắng xuống , trời lên” thì những chủ thể cũng trở thành những thước đo dồn nén toàn bộ cảnh vật xa xăm , gợn buồn trong một tấm khung được lồng cẩn thận. Và vạn vật ấy như đang trải về chiều sâu , đến ngút ngàn tầm mắt, với trăm nghìn sắc độ của màu sắc trong bức tranh .Tuy nhiên, đến khổ thơ cuối, tấm khung ấy đã vỡ ra , để lăng kính của Huy Cận trút cả lên sắc xanh của màn trời rộng lớn, và cánh chim trở cả trời chiều. Khổ thơ cuối là khổ thơ mang tính cô đúc, vừa phá vỡ tấm khung nhưng lại là khổ thơ thể hiện trữ lượng cảm xúc trọn vẹn
Phân tích điểm đặc sắc trong các câu thơ 
-“lớp lớp” – “điệp điệp” , một lần nữa Huy Cận sử dụng tính từ miêu tả mức độ , tần suất của một sự kiện, một chủ thể tuy nhiên , tính từ này còn gợi ra những liên tưởng về :hành động dồn dần lên, chất dần lên đến ngút ngàn , hai tính từ có sự liên kết với nhau : ở đầu bài thơ và ở câu thơ đầu ở khổ thơ cuối,c ho thấy sự dồn nén , gom góp lại một lần nữa, từ nỗi buồn của con sóng lan tràn đi vạn vật, nay lại tựu về trong vàn vạn đám mây. Và tất thảy những dồn nén, lưu trữ ấy, trở thành một lực lượng tích tụ lại, “đùn núi bạc” . Có thể thấy, tính “dâng” và “hạ” trong bức tranh cảnh vật được thể hiện rõ, cốt làm rõ những tâm điểm trung gian ở giữa : là con người, hay là những sinh vật nhỏ bé ,đang rợn ngợp trong không gian đó. 
 -Câu trả lời đã có ở câu thơ thứ hai : “chim nghiêng cánh nhỏ : bóng chiều sa”
Chủ thể chất chứa những nỗi buồn, chính là : Những cánh chim. Từng nỗi buồn , từng nỗi chất chứa , và đầy ắp những cảm xúc như ép lại trong bóng dáng cánh chim đang nghiêng dần, vút qua , như một điểm nhấn ở vũ trụ rộng lớn, giữa những biến thiên khôn lường của không gian và thời gian. Nhịp điệu trong câu thơ cũng rất đặc biệt : Chim nghiêng /cánh nhỏ/ Bóng chiều sa. Từng phân khúc của từng chủ thể, từng cảnh vật như một nét chấm phá, nét vẽ đặc biệt làm hài hòa tổng thể bức tranh tâm trạng. Tưởng chừng như cả một “trời nắng”đổ xuống tấm cánh đang chao liệng ấy, vì chẳng thể đưa nổi, chất chứa nổi ,mà tràn lan sang cả khoảng không gian bên ngoài. Khi vạn vật đều vội vàng, lướt qua trong khoảnh khắc, thì trời chiều đã đến tự bao giờ. “sa” cũng để diễn tả sự biến thiên nhanh vội ấy, để nhường chỗ cho một lớp cảnh khác. Khoảnh khắc giao thời của một ngày ôm trọn những xúc cảm của người cầm bút : Rợn ngợp trước đất trời, bâng khuâng, thèm khát trở một “cánh” nắng mà đành để mọi thứ lướt qua trong khoảnh khắc. 
-Từ những chủ thể cụ thể,từ bức tranh của trời chiều, bức tranh của tâm trạng, Huy Cận đi sâu vào nội tại, xúc cảm cá nhân :”lòng quê dợn dợn vời con nước / Không khói hoàng  hôn cũng nhớ nhà”
-Cần làm rõ, tại sao đang đứng trên con sông Hồng, con sông của quê hương, đứng trên mảnh đất mẹ, mà lại nhớ nhà. Không hẳn là nghĩa đen, Huy Cận nhớ về miền quê Hà Tĩnh, mà là một xúc cảm nhớ nhung khác, nhớ nhung và hoài niệm những khoảng thời gian, những quãng đời đã trôi qua trước thời giao điểm của ngày . Những con người, những gương mặt, nhịp nhàng, lặng lẽ, ẩn nỗi buồn mơ hồ  bên trong :
Ai người trước đã qua ?
Ai người sau chưa đẻ
Nghĩ trời đất vô cùng
Một mình tuôn giọt lệ 
( Trần Tử Ngang) – ( Tính liên hệ, đối chiếu, so sánh)
Tổng kết : Ai cũng hiểu Tràng Giang trong Huy Cận buồn mà ảo não, điềm đạm nhưng bơ vơ trước khôn cùng đất trời. Huy Cận đi lượm lặt những chút buồn rơi rác để rồi sáng tạo nên những vần thơ ảo não”.  
Tổng kết về nghệ thuật
Tổng kết về nội dung 
 
Kết bài : Bài thơ là sự hòa quyện của bút pháp trữ tình và nỗi lòng ảm đạm, sầu thương trước cảnh : Sông rộng , bến dài, trước muôn trùng cô liêu , đơn độc . Mượn cảnh , Huy Cận nói lên nỗi niềm của bản thân : Không có nỗi sầu đau nào bằng nỗi sầu của tuổi hai mươi. Nỗi sầu của ý thức, của con người đứng giữa những ngã rẽ cuộc đời, đó còn là niềm bơ vơ, lạc lõng khi đang đứng ngay trên mảnh đất quê hương. Đợi chờ, một “phép cứu cánh” cho tâm hồn, một “cuộc cách mạng” khơi dậy “những con sóng Tràng Giang” trong lòng. Qua bốn câu thơ của khổ thơ cuối, vừa là sự hợp nhất, tổng kết, cô đúc, dồn mạch cảm xúc của giọng thơ lên đến cao trào, song cũng là một cánh cửa mở ngỏ của niềm tin, của đợi chờ vào một chân trời sâu rộng, tươi sáng , soi rọi lòng người.