Soạn bài Một người Hà Nội Nguyễn Khải
1. Nhân vật trung tâm của truyện là cô Hiền. Nhận xét về tính cách cô Hiền. Đặc biệt là suy nghĩ, cách ứng xử của cô trong từng thời đoạn của đất nước. Vì sao tác giả cho cô Hiền là "một hạt bụi vàng " của Hà Nội?
2. Nêu cảm nghĩ về nhân vật "tôi",Dũng, người mẹ của Tuất,những thanh niên Hà Nội và cả,những người tạo nên "nhận xét không mấy vui vẻ" của nhân vật "tôi" về Hà Nội?
3. Chuyện cây si cổ thụ ở Đền Ngọc Sơn bị bão đánh bật rễ rồi lại hồi sinh, gợi cho anh chị suy nghĩ gì?
4. Giọng điệu trần thuật và nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nguyễn Khải có gì đáng chú ý?
- Nguyễn Khải (1930-2008) tên khai sinh là Nguyễn Mạnh Khải, sinh tại Hà Nội, là nhà văn được rèn luyện, trưởng thành trong quân ngũ.
- Nguyễn Khải viết văn từ 1950, bắt đầu được chú ý từ tiểu thuyết Xung đột. Trước 1975, sáng tác cuả ông tập trung về đời sống nông thôn trong quá trình xây dựng cuộc sống mới; Sau 1975, ông đề cập đến nhiều vấn đề xã hội - chính trị có tính thời sự và đặc biệt quan tâm đến tính cách, tư tưởng, tinh thần của con người hiện nay trước những biến động phức tạp của đời sống.
- Tác phẩm tiêu biểu: Một người Hà Nội(1990),Thời gian của người, Ra đảo....
- Xuất xứ: Rút từ tập truyện “Một người Hà Nội” (1990).
Câu 1 trang 98 -SGK Ngữ văn 12 tập 2: Nhân vật trung tâm của truyện là cô Hiền. Nhận xét về tính cách cô Hiền. Đặc biệt là suy nghĩ, cách ứng xử của cô trong từng thời đoạn của đất nước. Vì sao tác giả cho cô Hiền là "một hạt bụi vàng " của Hà Nội?
Nhân vật bà Hiền, một người Hà Nội tiêu biểu.
- Chú ý các chi tiết : nếp sống có chiều sâu văn hoá ; quan điểm về hôn nhân, về chuyện sinh con ; cách quản lí gia đình, dạy dỗ con cái ; sự lịch lãm, khôn khéo trong cách ứng xử ;…
- Những chiêm nghiệm về lẽ đời: Chú ý lời nhận xét của bà Hiền về Chính phủ, chuyện bán nhà, ngăn chồng mở xưởng in,… Tất cả cho thấy bà Hiền hiểu lẽ đời, có đầu óc thực tế, có bản lĩnh, dám nói thẳng, nói thật.
- Bà Hiền là người đặc biệt đề cao lòng tự trọng: Bà bằng lòng cho người con trai đầu lòng đi bộ đội vì “không muốn nó sống bám vào sự hi sinh của bạn bè. Nó dám đi cũng là biết tự trọng”, sẵn sàng chấp nhận khi người con trai thứ hai muốn tiếp bước anh vì “ngăn nó tức là bảo nó tìm đường sống để các bạn nó phải chết, cũng là một cách giết chết nó”
=> So sánh nhân vật bà Hiền với “những hạt bụi vàng” góp phần “làm cho đất kinh kì sáng chói những ánh vàng” cho thấy sự trân trọng, ngợi ca của Nguyễn Khải đối với nhân vật này. Tác giả cho rằng cô Hiền là "Hạt bụi vàng"của Hà Nội là vì: cô Hiền - một người HN bình thường cũng như bao người HN khác – cùng đất nước trải qua nhiều biến động thăng trầm, nhưng vẫn giữ được cốt cách người HN – “bản lĩnh và có văn hoá” Cô sống rất chân thành.
Câu 2 trang 98 -SGK Ngữ văn 12 tập 2: Nêu cảm nghĩ về nhân vật "tôi",Dũng, người mẹ của Tuất,những thanh niên Hà Nội và cả,những người tạo nên "nhận xét không mấy vui vẻ" của nhân vật "tôi" về Hà Nội?
Chân dung những con người HN khác Xung quanh cô Hiền là những HN khác đó là
- Dũng,đứa con trai đầu lòng mà cô Hiền rất yêu quý
+ Yêu nước, quyết đem tuổi trẻ của mình phục vụ cho Tổ Quốc: năm 1965 giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ đang diễn ra ác liệt, vừa tốt nghiệp, anh tình nguyện xin đi đánh Mỹ, chiến đấu suốt 10 năm, trong số 660 thanh niên ưu tú lên đường dịp ấy, bây giờ chỉ còn lại trên dưới 40 người.
+ Sống chân thành, đằm thắm: nhớ về những đồng đội hy sinh Dũng xót xa.
- Mẹ Tuất: Vô cùng thương con, nhưng cô Hiền nén chịu đựng với nghị lực phi thường. Gặp lại bạn chiến đấu của con, “bà run bần bật nhưng ko khóc” thậm chí lại còn an ủi Dũng: “ nín đi con….may rồi”
- Đó là 1 ông bạn trẻ đạp xe như gió… làm xe người khác suýt đổ, lại còn phóng xe vựơt qua rồi lên mặt chửi: “ tiên sư cái anh già!” tục tằn thô bỉ.
- Đó là những người mà nhân vật “tôi” quên đường hỏi thăm:
+ Người trả lời sẵng hoặc hất hàm
+ Người thì giương mắt nhìn như một con thú lạ à ko còn sự tao nhã, thanh lịch của đất Tràng An 1000 năm văn hiến:
“ Chẳng thơm cũng thể hoa nhài
Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An"
Cây si đổ, người ta tìm mọi cách nâng dậy và làm cho cây si sống lại. Vẻ đẹp của người Hà Nội còn đó, không thể mất – một Hà Nội với truyền thống văn hiến rạng rỡ ngàn năm sẽ luôn được bảo vệ, trường tồn và phát triển.
- Đặc sắc là giọng điệu trần thuật.
- Giọng đa thanh trải đời nhưng tự nhiên, dân dã, vừa trĩu nặng suy tư, vừa đầy chất triết lý à Tất cả làm nên chất tự sự vừa đời thường vừa hiện đại.
- Cách thức xây dựng tình huống, xây dựng nhân vật mang tính chất khám phá. Tình huống gặp gỡ giữa nhân vật “tôi” và nhân vật như cô Hiền, Dũng qua đó để khám phá hiện thực cuộc sống.
- Ngôn ngữ phong phú, đa dạng, phù hợp với giọng điệu của từng nhân vật.
+ Nhân vật “tôi”: đầy vẻ suy tư, chiêm nghiệm, day diết lại thoáng vẻ hài hước và trải đời.
+ Nhân vật cô Hiền: đầu óc thực tế, thông minh, tư duy logic mạch lạc à cách nói ngắn gọn, dứt khoát, rõ ràng. Đoạn đối thoại với chồng trong việc mở cửa hàng in.
+ Nhân vật Dũng: 1 người lính 10 năm dày dạn trận mạc, thấu hiểu những hy sinh mất mát , giọng đau đớn xót xa