Soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận
I - Luyện Tập Trên Lớp
1. Hãy nhắc lại các thao tác lập luận mà anh (chị) đã học cùng những đặc trưng cơ bản của từng thao tác.
2. Trong đoạn trích dưới đây, tác giả đã vận dụng kết hợp những thao tác lập luận nào?
Thế mà hơn 80 năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta. Hành động của chúng trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa.
Về chính trị, chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự đo dân chủ nào.
Chúng thi hành những luật pháp dã man. Chúng lập ba chế độ khác nhau ở Trung, Nam, Bạc để ngăn cản việc thống nhất nước nhà của ta, để ngăn cản dân tộc ta đoàn kết.
Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu.
Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân.
Chúng dùng thuốc phiện, rượu cồn để làm cho nòi giống ta suy nhược.
Về kinh tế, chúng bóc lột dân ta đến xương tuỷ, khiến cho dân ta nghèo nàn, thiếu thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều. Chúng cướp không ruộng đất, hầm mỏ, nguyên liệu.
Chúng giữ độc quyền in giấy bạc, xuất cảng và nhập cảng.
Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lí, làm cho dân ta, nhất là dân cày và dân buôn, trở nên bần cùng.
Chúng không cho các nhà tư sản ta ngóc đầu lên. Chúng bóc lột công nhân ta một cách vô cùng tàn nhẫn.
(Hồ Chí Minh, Tuyên ngôn Độc lập)
3. Viết một bài văn nghị luận (vận dụng kết hợp ít nhất ba thao tác lập luận khác nhau) bày tỏ ý kiến về một vấn đề đang đặt ra trong đời sống văn hoá – tinh thần của con người.
II. Luyện Tập Ở Nhà
1. Sưu tầm những bài (đoạn) văn hay, trong đó tác giả đã sử dụng kết hợp thành công nhiều thao tác lập luận khác nhau.
2. Viết một văn bản nghị luận ngắn, trong đó vận dụng kết hợp ít nhất ba thao tác lập luận khác nhau để trình bày quan điểm, ý kiến của anh (chị) về:
– Nét đặc sắc mà anh (chị) đã phát hiện từ một bài thơ (một thiên truyện, một kịch bản văn học);
– Một tác phẩm văn học mới ra đời và đang được nhiều người quan tâm bàn luận;
– Một nội dung kiến thức ngữ văn cần được tìm hiểu sâu hơn, kĩ hơn.
Câu 1 - Trang 174 SGK Ngữ Văn 12 Tập 1: Các thao tác lập luận đã học cùng những đặc trưng cơ bản của từng thao tác :
1.1: Thao tác giải thích : Là cắt nghĩa một sự vật, hiện tượng, khái niệm để người khác hiểu rõ, hiểu đúng vấn đề. Giải thích trong văn nghị luận là làm cho người đọc hiểu rõ được tư tưởng, đạo lí, phẩm chất, quan hệ cần được giải thích nhằm nâng cao nhận thức, trí tuệ, bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm.
Cần đưa ra những câu hỏi thuộc hệ thống, để tìm và xác định hướng giải thích.
1.2 : Thao tác chứng minh : Dùng những bằng chứng chân thực, đã được thừa nhận , công nhận để chứng tỏ những đặc điểm của đối tượng khiến người đọc, người nghe thuyết phục.
1.3 : Thao tác so sánh : Làm rõ các đặc điểm của đối tượng, khi đặt trong mối tương quan với đối tượng có đặc điểm tương đương, tuy nhiên quen thuộc, gần gũi dễ hình dung hơn. Đồng thời, chỉ ra điểm giống , khác nhau.
1.4 : Thao tác bình luận : Bàn bạc, nhận xét, đánh giá một vấn đề trên các bình diện và khía cạnh. Đề xuất người đọc tán thưởng hoặc phản đối, trên quan điểm cá nhân ,nhưng cần dựa vào những chứng cứ mang tính xác thực.
1.5 : Thao tác phân tích : Phân chia đối tượng thành những thành phần nhỏ hơn ( có liên quan) để từ đó đưa đánh giá tổng quan về đối tượng , xem xét toàn diện.
Câu 2 - Trang 174 SGK Ngữ Văn 12 Tập 1: Trong đoạn trích dưới đây, tác giả đã vận dụng kết hợp những thao tác lập luận nào ?
-Tác giả vận dụng thao tác chứng minh : Sau khi đưa ra lí lẽ về việc : thực dân Pháp không cho chúng ta một chút tự do dân chủ nào
Người viết đã đưa ra một loạt dẫn chứng, làm sáng tỏ cho luận điểm trên : Chúng thi hành những luật pháp dã man. Chúng lập ba chế độ khác nhau ở Trung, Nam Bắc để ngăn cản việc thống nhất nước nhà của ta, để ngăn cản dân tộc ta đoàn kết.
-Thao tác lập luận phân tích : Đưa ra luận điệu : Thực dân Pháp là những kẻ tàn ác , thô bạo trên nhiều khía cạnh : từ khía cạnh chính trị, cho đến kinh tế.
-Thao tác lập luận bình luận : Đánh giá, nhận xét về hành động của thực dân Pháp:
Thế mà hơn 80 năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng , bác ái , đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta. Hành động của chúng trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa.
Câu 3 - Trang 175 SGK Ngữ Văn 12 Tập 1: Viết một bài văn nghị luận ( vận dụng kết hợp ít nhất ba thao tác lập luận khác nhau) bày tỏ ý kiến về một vấn đề đang đặt ra trong đời sống văn hóa- tinh thần của con người.
Về vấn nạn bạo lực học đường.
Mở bài :Có thể thấy, trong xã hội hiện đại, mỗi học sinh khi đi học đều phải đối diện với những gánh nặng nhất định : sự kì vọng từ gia đình từ điểm số đến thành tích, rồi những mối quan hệ ở trường , lớp, áp lực tinh thần khi đứng trước cánh cổng tương lai ... Tuy nhiên, vấn nạn ở học đường , trong đó là nạn bạo lực học đường: sự bất hòa giữa những mối quan hệ trong trường , lớp :thầy cô- học sinh, học sinh – học sinh dẫn đến những mâu thuẫn và phát triển thành bạo lực... vẫn là vấn đề nhức nhối nhất, không chỉ gây tổn hại về mặt thể chất, mà còn tác động sâu sắc đến tinh thần của những người đã và đang là nạn nhân của nạn bạo lực học đường.
Thân bài : Luận điểm 1 : Bạo lực học đường đang là con dao giết chết những học sinh, tróc những vết thương và cào mòn tâm hồn trong sáng của các em học sinh , hay thậm chí là những người thầy, cô.
1.1 Vấn nạn : Không thiếu những câu chuyện bắt nạt ở trường lớp xảy ra trong khu vực,trong thành phố hàng giờ , hàng phút, mỗi ngày khi học sinh đến trường. Bạo lực học đường xuất phát từ những mâu thuẫn, sự đối nghịch giữa quan điểm của các cá nhân khi giao tiếp, khi tranh luận , thậm chí nó đặc biệt nảy sinh đối với những học sinh có cá tính riêng biệt , có các triệu chứng liên quan đến thần kinh , hoặc tâm trí khi tự “rào sẵn”cơ chế bảo vệ mình, bằng việc đi bắt nạt, hãm hại những bạn học sinh khác.
Luận cứ : Bạo lực vẫn nhen nhóm như những ngọn lửa ấp ủ ở những trường học, chỉ đợi thời cơ sẽ bùng nổ, để lại tổn thất nặng nề.
Dẫn chứng : Không thiếu những câu chuyện, các em học sinh trở thành nạn nhân, hoặc là kẻ tội đồ gây ra làn sóng bạo lực học đường
Em H. Sau khi bị bạn học ép đã nuốt 9 viên bi sắt , suýt tử vong ; rồi câu chuyện về bạn A, bạn B bị cô lập ở lớp học, bị bắt nạt bằng nhiều hình thức hủy hoại danh dự và nhân phẩm : như xé sách vở, bài viết, làm hỏng đồng phục v...v , rồi thậm chí là những cuộc đụng độ , đánh nhau ở trường học
Điều đó không chỉ xảy ra ở những mối quan hệ giữa học sinh – học sinh, đó còn là mối quan hệ giữa thầy- trò, giữa phụ huynh- giáo viên v...v
1.2 Hệ quả của những câu chuyện này, tưởng chừng nhỏ, nhưng rất lớn, đó là những vết thương tổn vĩnh viễn cho các em sau này. Không chỉ vậy,đó là vấn nạn nhức nhối ảnh hưởng đến việc giáo dục , dậy dỗ ở nhà trường, ở nơi chỉ có thể tồn tại sự văn minh, văn hóa và thị hiếu cao cấp. Vậy thì tại sao quỷ sứ có thể lọt vào nơi có tình yêu thương được ?
Dẫn chứng : Trường hợp những học sinh bị thương tổn về thể chất,nguy hiểm tính mạng, nằm viện không thiếu. Các em đánh nhau, rồi các em làm tổn thương thể chất của hai phía . Nhưng quan trọng là cả hai bên đều tổn hại tinh thần. Chưa có đúng – sai giữa kẻ bắt nạt và người bị bắt nạt nhưng có thể thấy hậu quả ảnh hưởng rất lớn đối với hai phía. Và cần sự xoa dịu, xử lý đúng pháp luật , hợp tình hợp lý.
1.3 Biện pháp xử lí các vấn đề được đưa ra- liên hệ thực tế
KB : Khẳng định lại vấn nạn bạo lực học là vấn nạn cần được loại bỏ, xử lý triệt để trong nhà trường .
Cần làm gì để phối hợp với cơ quan các chức, nhà trường, bản thân để cải thiện tình hình .
Bài học cho bản thân.
Câu 1 - Trang 176 SGK Ngữ Văn 12 Tập 1 : Sưu tầm những bài ( đoạn) văn hay , trong đó tác giả đã sử dụng kết hợp thành công nhiều thao tác lập luận khác nhau.
Tham khảo sách thi nhân Việt Nam- Hoài Thanh và Hoài Chân (1932-1941)
Những bài văn nghị luận xã hôi ( G.S T.S Trần Đăng Suyền)
Câu 2 - Trang 174 SGK Ngữ Văn 12 Tập 1: Viết một văn bản nghị luận ngắn,trong đó vận dụng kết hợp ít nhất ba thao tác lập luận khác nhau để trình bày quan điểm , ý kiến của anh chị về :
Một nội dung kiến thức ngữ văn cần được tìm hiểu sâu hơn , kĩ hơn.
MB : Giới thiệu vấn đề cần bàn luận đến : nghệ thuật trào phúng trong các tác phẩm của Nguyễn Công Hoan.
Thường, trong văn học, người ta thường chú ý đến những bình diện thu hút người đọc hơn ví dụ như tính nhân văn, tính hiện thực , hình tượng nhân vật , quá trình phát triển tâm lý nhân vật , người đọc thường chú trọng đến những bình diện của đời sống khách thể do người viết sáng tạo nên, nhưng thường không đưa ngược lại câu hỏi : làm thế nào để xây dựng một đời sống có tính quần tụ , đến những cá thể độc đáo, góp phần làm nên nội dung và chủ đề , đó chính là nhờ bút pháp, nghệ thuật của bút pháp . Ở đây là nghệ thuật trào phúng trong các tác phẩm của Nguyễn Công Hoan.
TB : Giải thích : nghệ thuật trào phúng là gì : ( Thao tác giải thích) :
Một loại đặc biệt của sáng tác văn học và đồng thời là một nguyên tắc phản ánh nghệ thuật trong đó các yếu tố của tiếng cười mỉa mai, châm biếm, phóng đại, khoa trương , hài hước v..v được sử dụng để chế nhạo, chỉ trích, tố cáo, phản kháng... những cái tiêu cực, xấu xa, lỗi thời, độc ác trong xã hội.
Trào phúng trong văn học gắn liền với phạm trù mĩ học cái hài với các cung bậc hài hước u mua, châm biếm . Văn học trào phúng bao hàm một lĩnh vực rộng lớn với những cung bạc cái hài khác nhau từ những truyện cười, truyện tiếu lâm , đến tiểu thuyết mà ở đây là truyện ngắn của Nguyễn công Hoan.
Thao tác chứng minh :
Trong một số truyện ngắn của cây bút đời đầu- lá cờ của văn học hiện thực những năm 39 -45, đã có một số thành tựu đầu tiên trong việc sử dụng tiếng cười u mua , châm biếm , xây dựng thế giới nhân vật là những kẻ có ngoại hình và đặc điểm có tính gây hài , đạt ở tột cùng ở tính biểu hiện , nhận dạng , hoặc những trường hợp “cười ra nước mắt” :
Ví dụ : truyện “đồng hào có ma” : gã Huyện Hinh được miêu tả rằng : “chà! chà! béo ơi là béo! béo đến nỗi giá có thằng dân nào vô ý, buột mồm ra nói một câu sáo rằng: "nhờ bóng quan lớn", là ông tưởng ngay nó nói xỏ ông.”
Thao tác phân tích :
Với nhân vật mang tính tiêu biểu như vậy, thường nhà văn để lại những nét nguệch ngoạc để u mua, châm biếm. Nhưng quả nhiên, tiếng cười không phải là tiếng cười hời hợt bởi nhân hình, thế thái, mà bởi bản chất của xã hội đã thay đổi mục rũa từ bên trong : “Tôi cực lực công kích sách vệ sinh đã dạy ta ăn uống phải sạch sẽ, nếu ta muốn được khỏe mạnh, béo tốt. thuyết ấy sai. trăm lần sai! nghìn lần sai! vì tôi thấy sự thực, ở đời này, bao nhiêu những anh béo, khỏe, đều là những anh thích ăn bẩn cả. thì đấy, các ngài cứ hãy nhìn ông huyện hinh, hẳn các ngài phải chịu ngay rằng tôi không nói đùa.”Câu chuyện béo đến chảy mỡ, không hẳn là thứ yếu tố chính thức gây ra tiếng cười, mà là tiếng cười sâu xa, tiếng cười với xã hội,với những quyển sách hay thuyết dậy ăn uống sạch. Mà không hẳn “ăn uống” đã là hoạt động con người ta vẫn hay làm thường ngày. “ăn uống” còn là những thói đục khoét, cướp bóc nghiễm nhiên của lũ quan lại thời ấy. Người ta cười , cũng bởi lẽ , ngòi bút Nguyễn Công Hoan dám nhìn nhận những thực tế đầy chua xót và ảm đạm với con mắt hài hước, châm biếm, tưởng chừng như “ngồi” trên mọi sự đời mà bàn tán.
Thao tác bình luận :