Tất cả những từ ngữ được sử dụng trong bài phê bình thuộc Hoài Thanh toàn tập , tập 2, 1999 đã bộc lộ trọn vẹn về ngoại hình, đặc điểm tính cách nhân vật trong Truyện Kiều – Nguyễn Du một cách sát đáng. Sử dụng từ ngữ có tính chất miêu tả về con người đúng đắn nhằm tăng thêm tính thuyết phục và dễ hiểu, dễ tiếp thu và hình dung của người đọc về thế giới nhân vật trong Truyện Kiều.
• Đối với nhân vật Kim Trọng ( hay còn gọi là chàng Kim) , được miêu tả là con người hết mực chung tình , điều đó hợp lí với việc chàng luôn dành trọn con tim mình đối với tình yêu cho Thúy Kiều , thể hiện nghĩa cử cao đẹp đối với nàng. Nhưng chữ “chung tình” ở đây còn là vẻ đẹp của bậc hiền nhân quân tử, có chữ nghĩa , trước sau như một , sự thống nhất mạch lạc trong suy nghĩ và tư tưởng. Dù Kim Trọng được nhận xét “nhân vật phức hợp nhất” nhưng vẫn hiện lên tài hoa dưới ngòi bút Nguyễn Du, thể hiện một phần con người qua Hoài Thanh :
Trông chừng thấy một văn nhân
Lỏng buông tay khấu bước lần dặm băng.
Đề huề lưng túi gió trăng,
Sau chân theo một vài thằng con con.
Tuyết in sắc ngựa câu giòn,
Cỏ pha màu áo nhuộm non da trời,
Nẻo xa mới tỏ mặt người,
Khách đà xuống ngựa tới nơi tự tình.
• Đối với nhân vật Thúy Vân : được miêu tả là cô em gái ngoan , điều đó cũng hoàn toàn phù hợp với việc Thúy Vân là người biết trên biết dưới, chú trọng mối quan hệ trong gia đình, nhận lời “trao duyên” để an lòng Thúy Kiều.
“Thúy Vân chợt tỉnh giấc xuân,
Dưới đèn ghé đến ân cần hỏi han:
“Cơ trời dâu bể đa đoan,
Một nhà để chị riêng oan một mình.
Cớ chi ngồi nhẫn tàn canh,
Nỗi riêng còn mắc mối tình chi đây?”
• Đối với nhân vật Hoạn Thư : Người đàn bà bản lĩnh khác thường , biết điều mà cay nghiệt
Hoạn Thư luôn làm trăm điều để thực hiện được mục đích của mình mà không nề hà, thậm chí hành hạ Thúy Kiều , thỏa lòng ghen tuông .
• Đối với nhân vật Thúc Sinh : Anh chàng sợ vợ.
Thúc Sinh tiêu biểu cho người đàn ông bất lực ở xã hội bấy giờ, hoàn toàn nhẫn nhịn trước gia thế và việc làm của Hoạn Thư, mặc dù thấy Kiều bị hành hạ mà không nỡ nên lời.
Sinh càng như dại như ngây,
Giọt dài giọt ngắn chén đầy chén vơi.
Ngảnh đi chợt nói chợt cười,
Cáo say chàng đã giạm bài lảng ra.
Tiểu thư vội thét: Con Hoa!
Khuyên chàng chẳng cạn thì ta có đòn.
Sinh càng nát ruột tan hồn,
Chén mời phải ngậm bồ hòn ráo ngay.
• Đối với nhân vật Từ Hải : Chợt hiện ra, chợt biến đi như một vì sao lạ.
Người anh hùng bước đến cuộc đời Kiều, nâng đỡ nàng, khiến nàng được “báo ân báo oán” , rửa hận, và cũng vì nàng mà phải “chết đứng”
Bỗng đâu có khách biên đình sang chơi,
Râu hùm, hàm én, mày ngài,
Vai năm tấc rộng, thân mười thước cao.
Đường đường một đấng anh hào,
. Côn quyền hơn sức lượcthao gồm tài.
Đội trời đạp đất ở đời,
Họ Từ tên Hải, vốn người Việt đông.
• Đối với các nhân vật phản diện : Tú Bà “ làn da nhờn nhợt” , Mã Giám Sinh “ mày râu nhẵn nhụi”, “chải chuốt”, “dịu dàng” của Sở Khanh , miệng thề “xoen xoét” : Bạc Bà, Bạc Hạnh
• Chỉ ghi vội vài nét, nhưng chỉ vài nét mà cả xã hội ghê tởm đó sống nhơ nhúc dưới ngòi bút Nguyễn Du.
Đối với những nhân vật phản diện, Nguyễn Du không quá chú trọng vào đặc điểm, tính cách, mà mỗi nhân vật có những nét đặc trưng đại diện cho chính phần xấu xa của con người mình.
*Tất cả các ví dụ về câu thơ đều được lấy từ tác phẩm Truyện Kiều- Nguyễn Du nhằm đối chiếu, so sánh*
Câu 2 : Đặt lại các dấu câu vào vị trí thích hợp để đảm bảo sự trong sáng của đoạn văn:
Đoạn văn cũ : Tôi có lấy ví dụ về một dòng sông dòng sông vừa trôi chảy vừa phải tiếp nhận dọc đường đi của mình những dòng nước khác dòng ngôn ngữ cũng vậy một mặt nó phải giữ bản sắc cố hữu của dân tộc nhưng nó không được phép gạt bỏ từ chối những gì mà thời đại đem lại.
Đoạn văn đã được thêm dấu :
“Tôi có lấy ví dụ về một dòng sông : Dòng sông vừa trôi chảy , vừa phải tiếp nhận dọc đường đi của mình những dòng nước khác. Dòng ngôn ngữ cũng vậy. Một mặt nó phải giữ bản sắc cố hữu của dân tộc nhưng nó không được phép gạt bỏ, từ chối những gì mà thời đại đem lại. “
Một ví dụ khác :
“ Tôi có lấy ví dụ về một dòng sông. Dòng sông vừa phải trôi chảy vừa phải tiếp nhận (dọc đường đi của mình) những dòng nước khác. Dòng ngôn ngữ cũng vậy: một mặt nó phải giữ bản sắc cố hữu của dân tộc nhưng nó không được phép gạt bỏ từ chối những gì mà thời đại đem lại.”
Câu 3 : Nhận xét về việc dùng từ nước ngoài trong trường hợp sau. Hãy thay những từ ngữ mà anh (chị) cho là lạm dụng từ ngữ tiếng Việt tương ứng.
Trong trường hợp trên, đoạn văn đa số sử dụng từ ngữ nước ngoài thích hợp. Nhất là khi đó là bài báo về công nghệ thông tin, đòi hỏi những từ ngữ chuyên môn mà Tiếng Việt không thể đáp ứng đầy đủ và đúng nghĩa. Tuy nhiên, có thể thay thế một số từ khiến đoạn văn rõ ràng, mạch lạc hơn với người đọc :
1. Những từ nên thay : File, Hacker
2. Những từ sau khi thay lại :
- File : Tập tin
- Hacker : Tin tặc.