Soạn bài Chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận - Ngữ Văn 12 - Tập 1
1. Lỗi liên quan đến việc nêu luận điểm
2. Lỗi Liên quan đến việc nêu luận cứ
3. Lỗi về cách thức lập luận
Lời giải:
Chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận .
Câu 1 - Trang 194 SGK Ngữ Văn 12 Tập 1: Lỗi liên quan đến việc nêu luận điểm
a) Đoạn văn chưa nêu rõ ràng luận điểm, hệ thống luận cứ bổ sung và dẫn chứng xác đáng, chi tiết, kết hợp các thao tác lập luận như phân tích, bình luận.
Sửa : thay đổi luận điểm được đưa ra ở đầu đoạn văn : Cảnh vật trong bài thơ Thu Điếu của Nguyễn Khiếu phần nào đã lột tả được nỗi cô đơn, hiu quạnh trong lòng người viết...
b) luận điểm dài dòng, rườm rà, không rõ ràng, không trình bày được đúng bản chất của vấn đề.
Sửa : Luận điểm chính : Câu thơ phần nào thể hiện được khát vọng làm bậc trượng phu trong trời đất. ( hoặc : Người làm trai thời xưa luôn mang theo món nợ công danh.)
c) Chưa thấy luận điểm trong đoạn văn cũng như không thấy được luận điểm nào triển khai đầy đủ , logic với luận cứ được nêu ra.
Sửa : Luận điểm chính : văn học dan gian là kho tàng kinh nghiệm của cha ông ta được bồi dưỡng, đúc kết từ xưa.
Câu 2 - Trang 194 SGK Ngữ Văn 12 Tập 1: Lỗi Liên quan đến việc nêu luận cứ
a) Nguyên nhân sai : Dẫn thơ trong bài thơ “tràng giang” – Huy Cận sai.
Bên cạnh đó, luận cứ đưa ra chưa chính xác, mơ hồ , không rõ nội dung.
Chữa lỗi : “nắng xuống trời lên sâu chót vót
Sông dài , trời rộng ,bến cô liêu.”
Khi những ánh nắng của ngày dần trút xuống , thì không gian của chiều tối như dâng lên ngập kín , phản sắc xuống mặt sông, khiến lòng sông trở nên sâu đến vô tận.
b) Lỗi nêu luận cứ chưa chính xác, thiếu toàn diện.
Khi đưa ra luận cứ : anh hùng thời nào cũng có , cần đưa dẫn chứng ít nhất từ 2 ,3 nhân vật, và tiêu biểu cho từng thời kì.
Ví dụ : khởi nghĩa của Bà Triệu, Mai Hắc Đế, Triệu Việt Vương, Phùng Hưng...Rồi sau này là những cuộc cách mạng, duy tân, thay đổi đất nước
c) Lỗi nêu luận cứ lộn xộn, không theo trình tự logic, không phù hợp với luận điểm
Ải Chi Lăng, Cửa biển Bạch Đằng là những địa danh, không phải là những tên tuổi anh hùng có công với đất nước.
Cách sửa : Nên bỏ hai câu sử dụng địa danh
Câu 3 - Trang 195 SGK Ngữ Văn 12 Tập 1: Lỗi về cách thức lập luận
1. Xác định , phân tích các lỗi về cách thức lập luận trong các đoạn văn sau :
a) Trình bày luận cứ thiếu logic, lộn xộn .Hệ thống luận cứ không đủ làm sáng tỏ cho luận điểm chính : “Vẻ đẹp và số phận người phụ nữ..”
Sửa : Trong lịch sử văn học Việt Nam, từ đông tây kim cổ, đã có rất nhiều người viết về đề tài này : ví như Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Tú Xương , Nguyễn Dữ, Đặng Trần Côn .... Hay đến sau này là Nguyên Hồng, Nam Cao, là Nguyễn Công Hoan, Bùi Hiển, ... Người phụ nữ trong mỗi trang văn mang số phận khác nhau, những giọt nước mắt và nỗi thống khổ , muôn hình vạn trạng ( từ đó dẫn dắt đến Nguyễn Du)
b) Luận cứ và dẫn chứng không toàn diện. Luận điểm được nêu ra : “ Nam Cao viết nhiều về nông thôn” .
Sửa : Dưới những mái nhà trong các tác phẩm của Nam Cao, là những vắng lặng, tiêu điều, xác xơ , là những con người bần nông sống cùng cái đói, miếng ăn, nước mắt , là những cuộc chất vấn lương tâm trước đồng tiền và danh dự,vẻ đẹp của thế giới tâm hồn , những hủ tục , những khao khát thoát li khỏi đời sống đầy đau khổ, bế tắc ( lấy ví dụ trong các tác phẩm : Một đám cưới, lão hạc, Lang Rận ,một bữa bo, chí phèo , đời thừa...)
c) Luận điểm trong đoạn văn không rõ ràng : Phần đầu mơ hồ, không ăn nhập với những gì triển khai ở phần sau. Sửa lỗi : Bỏ câu Tinh tế và sâu lắng....
Dẫn dắt trực tiếp : Mùa thu là đề tài quen thuộc trong thơ ca Trung Đại Việt Nam. Một trong những nhà thơ nổi trội ,chuyên dành ngòi bút , tụng ca sắc thu chính là Nguyễn Khuyến với chùm thơ thu : Thu Vịnh, Thu Điếu, Thu Ẩm.
+ Mở rộng xem đầy đủ