Soạn bài Lưu biệt khi xuất dương

HƯỚNG DẪN HỌC BÀI

1. Đọc Tiểu dẫn, chú ý bối cảnh lịch sử đất nước và những ảnh hưởng từ nước ngoài để hiểu bài thơ.
2. Tư duy mới mẻ, táo bạo và khát vọng hành động của nhà chí sĩ cách mạng trong buổi ra đi tìm đường cứu nước được biểu lộ như thế nào?
3. Anh (chị) có nhận xét gì về hai câu 6 và 8 của bản dịch thơ so với nguyên tác (đối chiếu với phần dịch nghĩa)?
4. Theo anh (chị), những yếu tố nào đã tạo nên sức lôi cuốn mạnh mẽ của bài thơ này?
 

LUYỆN TẬP 
Viết một đoạn văn trình bày những cảm nhận của anh (chị) về hình ảnh nghệ của anh (chị) về hình ảnh nghệ thuật ở hai câu thơ cuối bài.

 

Lời giải:

HƯỚNG DẪN HỌC BÀI

Câu 1 trang 5 SGK Ngữ Văn tập 2: Đọc Tiểu dẫn, chú ý bối cảnh lịch sử đất nước và những ảnh hưởng từ nước ngoài để hiểu bài thơ.

Trả lời:

- Năm 1905, trước lúc lên đường sang Nhật Bản, Phan Bội Châu làm bài thơ này để từ giã bạn bè, đồng chí. 
- Hoàn cảnh đất nước: Lúc này, đất nước đã mất chủ quyền, phong trào Cần Vương đã bị dập tắt. 
- Ảnh hưởng từ nước ngoài: tư tưởng dân chủ tư sản từ nước ngoài tràn vào Việt Nam ngày càng mạnh.
Câu 2 trang 5 SGK Ngữ Văn tập 2: Tư duy mới mẻ, táo bạo và khát vọng hành động của nhà chí sĩ cách mạng trong buổi ra đi tìm đường cứu nước được biểu lộ như thế nào?

Trả lời:

- Quan niệm mới về chí làm trai và tư thế tầm vóc của con người trong vũ trụ: tức là phải biết sống cho phi thường, hiển hách, dám mưu đồ những việc kinh thiên động địa, xoay chuyển càn khôn. 
- Ý thức trách nhiệm cá nhân trước thời cuộc: chí làm trai gắn liền với cái tôi, nhưng không phải là cái "tôi" cá nhân mà là một cái "tôi" công dân đầy tinh thần trách nhiệm trước cuộc đời.
- Sự hăm hở của người ra đi qua khát vọng muốn vượt theo cánh gió dài trên biển rộng để thực hiện lí tưởng cách mạng.
Câu 3 trang 5 SGK Ngữ Văn tập 2: Anh (chị) có nhận xét gì về hai câu 6 và 8 của bản dịch thơ so với nguyên tác (đối chiếu với phần dịch nghĩa)?
Trả lời:
* Câu 6 và 8 của bản dịch thơ so với nguyên tác có sự khác biệt là:
- Câu 6: Nguyên tác: "Nguyện trục trường phong Đông hải khứ". Nhưng câu thơ dịch chỉ chú ý đến "vượt bể Đông" mà không chú trọng đến ý thơ thể hiện được nhà thơ ý thức được gian khó. Do đó làm mất đi đôi chút lớn lao, mạnh mẽ, can trường của nhân vật trữ tình.
- Câu 8: Câu thơ dịch làm mất đi cái kì vĩ, hào sảng của hình ảnh "nhất tề phi" - "cùng bay lên" đầy lãng mạn, hùng tráng.
Câu 4 trang 5 SGK Ngữ Văn tập 2: Theo anh (chị), những yếu tố nào đã tạo nên sức lôi cuốn mạnh mẽ của bài thơ này?
Trả lời: 
* Những yếu tố tạo nên sức lôi cuốn mạnh mẽ của bài thơ.
- Khát vọng sống hào hùng, mãnh liệt của nhân vật trữ tình.
- Tư thế con người kì vĩ, đầy lãng mạn, sánh ngang tầm cùng vũ trụ.
- Khí phách ngang tàng, dám đương đầu với mọi thử thách.
- Giọng thơ tâm huyết, sâu lắng mà sục sôi, hào hùng.
LUYỆN TẬP 
Viết một đoạn văn trình bày những cảm nhận của anh (chị) về hình ảnh nghệ của anh (chị) về hình ảnh nghệ thuật ở hai câu thơ cuối bài.
Bài làm
Hai câu thơ kết như chuẩn bị cho một hành động kiệt xuất của những người mang tư tưởng lớn, chí khí lớn:
                                      Muốn vượt bể Đông theo cánh gió,
                                     Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi.

Không gian là biển Đông rộng lớn. Hình tượng thơ vừa kỳ vĩ, lớn lao vừa lãng mạn, thơ mộng: Biển Đông "Đông hải" có ngọn gió dài "trường phong", ngàn lớp sóng bạc "thiên trùng bạch lãng". Lối nói nhân hóa “ thiên trùng bạch lãng nhất tề phi” tái hiện hình ảnh người anh hùng vượt biển lớn đi tìm đường cứu nước
Câu thơ 7 có âm điệu rắn rỏi, thể hiện lời nguyện thề dứt khoát, thiêng liêng với chính mình, trước bạn bè, đồng chí và đồng bào. Câu thơ 8 với âm điệu nhịp nhàng, bay bổng, cao dần, xa dần làm cho lời nguyện biến thành hành động, dạt dào niềm lạc quan, phơi phới niềm tin. Hình ảnh đầy lãng mạn nhưng cũng rất hào hùng, đưa nhận vật sánh ngang tầm vũ trụ. Đồng thời thể hiện khát vọng lên đường của nhân vật trữ tình sẵn sàng vượt mọi hiểm nguy, gian nan thử thách để tìm con đường cứu nước cho dân tộc.