Soạn bài Hạnh phúc của một tang gia - Trích Số đỏ Vũ Trọng Phụng

1. Hạnh phúc của một tang gia là một phần của nhan đề chương XV tiểu thuyết Số đỏ do chính Vũ Trọng Phụng đặt. anh ( chị) có suy nghĩ gì về nhan đề này và tình huống trào phúng của đoạn trích?


2. Vì sao cái chết của cụ cố tổ lại là niềm “ hạnh phúc” của mọi thành viên trong đại gia đình cụ? phân tích niềm hạnh phúc khác nhau của mỗi người trong đại gia đình cụ cố Hồng và những người đến đưa đám tan do cái chết của cụ cố tổ đem lại.


3. Anh chị hãy phân tích cảnh đám ma gương mẫu.


4. Từ niềm “hạnh phúc” của các nhân vật do cái chết của cụ cố tổ đem lại và cảnh tượng của cái “ đám ma gương mẫu”, anh chị nhận xét như thế nào về xã hội “ thượng lưu” thành thị đương thời? Thái độ của nhà văn đối với xã hội này ra sao?


5. Anh chị có nhận xét gì về nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng ở đoạn trích này?

Lời giải:
I. Tìm hiểu chung
 
1. Tác giả
- Vũ Trọng Phụng (1912 – 1939) sinh tại Hà Nội, trong một gia đình  nghèo. Ông quê ở làng Hảo (Bẩn – Yên Nhân), huyện Mĩ Hào, tỉnh Hưng Yên.
- Sáng tác của Vũ Trọng Phụng toát lên niềm căm phẫn mãnh liệt cái xã hội đen tôl, thối nát đương thời mà ông từng gọi là “chó đểu”. Vũ Trọng Phụng có phong cách nghệ thuật độc đáo và đóng góp đáng kể vào sự phát triêh của văn xuôi Việt Nam hiện đại, nhất là ở phóng sự. Ông được nhiều người khi Tây gọi là “nhà tiều thuyêì hiện đại”, “ông ma phóng sự Bắc kì”.
- Quan điểm nghệ thuật: các ông coi tiểu thuyết cữ là tiểu thuyết, còn tôi và những người có cùng chí hướng như tôi coi tiếu thuyết là sự thực ở đời.
 
2. Tác phẩm
a. Số đỏ
- Được coi là tác phẩm xuất sắc nhất của văn học Việt Nam, có thể “làm vinh dự cho mọi nền văn học” (Nguyễn Khải)
- Đăng báo Hà Nội từ số 40 ngày 7/10/1936, in thành sách năm 1938.
b. Đoạn trích: Hạnh phúc của một tang gia
- Thuộc chương 15 của tiểu thuyết Số đỏ.
 
II. Hướng dẫn học bài
 
Câu 1: Hạnh phúc của một tang gia là một phần của nhan đề chương XV tiểu thuyết Số đỏ do chính Vũ Trọng Phụng đặt. anh ( chị) có suy nghĩ gì về nhan đề này và tình huống trào phúng của đoạn trích?
 
Trả lời:
- Nhan đề: Do nhà biên soạn sách đặt. Nhan đề chứa đựng mâu thuẫn trào phúng hàm chứa tiếng cười chua chát, kích thích trí tò mò của người đọc: Nhà có tang mà lại vui vẻ, sung sướng, hạnh phúc → Hạnh phúc của một gia đình vô phúc, niềm vui của lũ con cháu đại bất hiếu. 
- Tình huống đặc sắc: Nhan đề phản ánh một sự thật mỉa mai, hài hước và tàn nhẫn: Con cháu của đại gia đình này thật sung sướng khi cụ cố tổ chết. → Tình huống trào phúng chủ yếu của toàn bộ chương truyện.
 
Câu 2: vì sao cái chết của cụ cố tổ lại là niềm “ hạnh phúc” của mọi thành viên trong đại gia đình cụ? phân tích niềm hạnh phúc khác nhau của mỗi người trong đại gia đình cụ cố Hồng và những người đến đưa đám tan do cái chết của cụ cố tổ đem lại.
 
Trả lời:
- Cái chết của cụ cố tổ là niềm “ hạnh phúc” của mọi thành viên trong gia đình cụ vì: khi cụ cố tổ chết mọi người sẽ được nhận một số tiền lớn, mỗi người đều có lòng tham và coi tiền bạc là tất cả.
- Niềm hạnh phúc khác nhau của mỗi người trong đại gia đình cụ cố Hồng và những người đến đưa đám tan do cái chết của cụ cố tổ đem lại:
Con cháu trong gia đình:
+ Ông Văn Minh: vui vì được chia gia tài
+ Bà Văn Minh và ông Typn: được khoe một mốt váy áo đại tang mới.
+ Cô Tuyết: được khoe cái thân thể, bộ ngực của mình trước mọi người.
+ Cụ Cố Hồng: mơ màng, muốn cả thiên hạ biết gia đình ông là gia giáo, có phúc.
+ Ông Phán Mọc Sừng: vui vì cái sừng vợ cắm trên đầu mà được cụ cố Hồng nói rằng sẽ chia cho con gái và rể thêm một số tiền.
Những người đến đưa tang:
+ Cảnh sát Min Đơ và Min Toa: đang lúc thất nghiệp lại có việc làm.
+ Những ông tai to mặt lớn: khoe râu mới, khoe huân huy chương, có dịp được nhìn tận mắt tấm thân nõn nà của Tuyết mà không tốn tiền.
+ Những người đi đưa tang có dịp được đưa tình, liếc mắt, chiêm nhau, cười tình với nhau,…
+ Hàng phố được xem một đám ma lớn chưa từng có
 
Câu 3: Anh chị hãy phân tích cảnh đám ma gương mẫu.
 
Trả lời:
- Đám ma được Vũ Trọng Phụng miêu tả bằng một bút pháp trào lộng, hài hước. Đám ma mà như đám rước vậy, lại được tổ chức theo lối “hổ lốn”! Đủ kèn ta, kèn Tây, kèn Tàu. Lại có hàng trăm câu đối, vòng hoa, bức trướng. Người đi đưa đông đúc, sang trọng nhưng không ai nghĩ đến người chết mà chỉ để “chim nhau, cười tình với nhau”. Không nhưng thế đám còn là đám to nhất từ trước đến nay. 
 
Câu 4: Từ niềm “hạnh phúc” của các nhân vật do cái chết của cụ cố tổ đem lại và cảnh tượng của cái “ đám ma gương mẫu”, anh chị nhận xét như thế nào về xã hội “ thượng lưu” thành thị đương thời? Thái độ của nhà văn đối với xã hội này ra sao?
 
Trả lời:
- Nhận xét: Đám ma diễn ra như một tấn đại hài kịch, tự nó phơi bày sự lố lăng, vô đạo đức của cái xã hội thượng lưu ngày trước.
- Thái độ của nhà văn đối với xã hội này: tác giả đã phê phán mạnh mẽ bản chất giả dối và sự lố lăng, đồi bại của xã hội “thượng lưu thành thì”, đồng thời thể hiện niềm căm phẫn mảnh liệt đối với xã hội đen tối, thối nát đương thời. Ông “chửi” cái xã hội đó là xã hội khốn nạn, chó đểu.
 
Câu 5: Anh chị có nhận xét gì về nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng ở đoạn trích này?
 
Trả lời:
- Một trong những thủ pháp quen thuộc được nhà văn sử dụng là những chi tiết đối lập gay gắt nhưu tồn tại một sự vật, một con người.
- Các thủ pháp cường điệu, nói ngược, mỉa mai,… đều được sử dụng một cách tài tình, đan xen linh hoạt,….
- Tác giả có con mắt tinh tường để nhìn thấy và miêu tả đúng cái nét riêng của nhân vật trong tấn đại hài kịch.