Soạn bài Bài thơ số 28 R.Ta-Go
1. Hình tượng so sánh trong câu thơ mở đầu:
Đôi mắt em muốn nhìn vào tâm tưởng của anh
Trăng kia muốn vào sâu biển cả
thể hiện niềm khao khát gì trong tình yêu?
2.
Lối cấu trúc đưa ra những giả định (nếu A chỉ là B) rồi phủ định (nhưng A lại là C) để đi đến kết luận được sử dụng trùng điệp trong bài nhằm mục đích gì?
3. Cách nói nghịch lí không chỉ xuất hiện ở đoạn đầu:
Anh không giấu em một điều gì
Chính vì thế mà em không biết gì tất cả về anh
mà còn được sử dụng khá nhiều lần trong bài thơ. Hãy ghi lại những câu có cách nói nghịch lí như vậy. Cách nói ấy thể hiện điều kì diệu gì trong tình yêu?
Lời giải:
Câu 1 trang 62 - SGK Ngữ văn 11 tập 2: Hình tượng so sánh trong câu thơ mở đầu:
Đôi mắt em muốn nhìn vào tâm tưởng của anh
Trăng kia muốn vào sâu biển cả
thể hiện niềm khao khát gì trong tình yêu?
Trả lời:
- Câu thơ đầu sử dụng hình ảnh so sánh tượng trưng:
+ Mắt em – trăng: diễn tả thế giới nội tâm phong phú, trong sáng.
+ Tâm tưởng của anh - biển cả: diễn tả thế giới bí ẩn, bao la.
=> Trăng và biển là biểu tượng thiên nhiên sóng đôi, thể hiện khao khát hòa chung tâm tưởng của đôi tình nhân được đẩy lên tới đỉnh điểm. Hình ảnh trong sáng, tiêu biểu cho quan niệm về con người của Ta - go và người dân Ấn Độ.
Câu 2 trang 62 - SGK Ngữ văn 11 tập 2: Lối cấu trúc đưa ra những giả định (nếu A chỉ là B) rồi phủ định (nhưng A lại là C) để đi đến kết luận được sử dụng trùng điệp trong bài nhằm mục đích gì?
Trả lời:
* Lối cấu trúc giả định A không chỉ là B mà (lại) là C trong bài thơ đã hiện thực hóa cuộc đời thành những sự vật cụ thể, tượng trưng cho sự quý giá (ngọc) và thanh cao (hoa) => thể hiện sự hi sinh của chàng trai:
+ Nếu cuộc đời là viên ngọc: nguyện “đập vỡ”, “xâu thành chuỗi quàng vào cổ em”.
+ Nếu cuộc đời là đóa hoa: “hái nó đặt lên mái tóc em”.
* Lối cấu trúc giả định A không chỉ là B mà (lại) là C trong bài thơ diễn tả hai trạng thái tâm lý trái ngược nhau: niềm vui và nỗi buồn, từ đó thể hiện khát khao phơi trải để người mình yêu thấu suốt trái tim được dễ dàng hơn.
* Mục đích: nhà thơ muốn thể hiện triết lí về cuộc đời, về trái tim:
- Sự vật của đời sống không chỉ được nhìn nhận theo một chiều mà luôn đặt trong sự nghi vấn để tìm sự thật cuối cùng.
- Trái tim tình yêu là sự tổng hòa của những tâm trạng phức tạp, thậm chí đối nghịch nhau. Tất cả những điều đó đều tồn tại không phải chỉ trong phút giây chốc lát mà là mãi mãi.
Câu 3 trang 62 - SGK Ngữ văn 11 tập 2:
Cách nói nghịch lí không chỉ xuất hiện ở đoạn đầu:
Anh không giấu em một điều gì
Chính vì thế mà em không biết gì tất cả về anh
mà còn được sử dụng khá nhiều lần trong bài thơ. Hãy ghi lại những câu có cách nói nghịch lí như vậy. Cách nói ấy thể hiện điều kì diệu gì trong tình yêu?
Trả lời:
* Những câu có cách nói nghịch lí đó là:
“Em là nữ hoàng của vương quốc đó
Ấy thế mà em có biết gì biên giới của nó đâu”
“Trái tim anh cũng ở gần em như chính đời em vậy
Nhưng chẳng bao giờ em biết chọn nó đâu”
* Cách nói đấy thể hiện một điều kì diệu trong tình yêu, đó là những cái bề ngoài thì dễ nắm bắt còn sự phong phú, phức tạp của trái tim thì không dễ nắm bắt được.
+ Mở rộng xem đầy đủ