Soạn bài Tương tư Nguyễn Bính
1. Anh (chị) cảm nhận như thế nào về nỗi nhớ mong, những lời kể lể, trách móc của chàng trai trong bài thơ?
Tình cảm của chàng trai đã được đền đáp chưa?
2. Theo anh (chị) cách bày tỏ tình yêu, giọng điệu thơ, cách so sánh ví von… ở bài này có đặc điểm gì đáng lưu ý?
3. Hoài Thanh cho rằng, thơ Nguyễn Bính có “hồn xưa của đất nước”. Qua bài Tương tư anh (chị) có đồng ý với nhận xét đó không?
Câu 1 trang 50 - SGK Ngữ văn 11 tập 2: Anh (chị) cảm nhận như thế nào về nỗi nhớ mong, những lời kể lể, trách móc của chàng trai trong bài thơ?
Tình cảm của chàng trai đã được đền đáp chưa?
Trả lời:
* Nỗi nhớ mong của chàng trai được thể hiện bằng cách nói bóng gió, xa xôi:
- “Thôn Đoài, thôn Đông” Cách nói như vậy thể hiện sự ý nhị, sâu sắc của chàng trai.
- Nhà thơ sử dụng thành ngữ “chín nhớ mười mong” để tăng cấp về mức độ cảm xúc.
- Khẳng định tương tư là lẽ dĩ nhiên, là tất yếu của tình yêu cũng như chuyện nắng mưa là chuyện bình thường, tất yếu của trời.
* Nỗi nhớ da diết của chàng trai trải dài suốt tới tận cuối cùng của bài thơ nhưng tình cảm của chàng trai vẫn chưa được đền đáp.
Câu 2 trang 50 - SGK Ngữ văn 11 tập 2: Theo anh (chị) cách bày tỏ tình yêu, giọng điệu thơ, cách so sánh ví von… ở bài này có đặc điểm gì đáng lưu ý?
Trả lời:
- Cách bày tỏ tình yêu của nhân vật trữ tình kín đáo, ý nhị và có ý vị chân thành mộc mạc của chàng trai quê.
- Ngôn ngữ thơ dung dị hồn nhiên, dân dã nhưng vẫn pha chất lãng mạn mộng mơ.
- Sử dụng hệ thống ẩn dụ - hoán dụ - ước lệ một cách đặc sắc và sáng tạo.
- Hình ảnh ví von, chất liệu ngôn từ chân quê, đậm màu sắc dân gian
- Giọng điệu nhẹ nhàng, chân thành, tha thiết.
Câu 3 trang 11 - SGK Ngữ văn 11 tập 2: Hoài Thanh cho rằng, thơ Nguyễn Bính có “hồn xưa của đất nước”. Qua bài Tương tư anh (chị) có đồng ý với nhận xét đó không? Vì sao?
Trả lời:
- Hoài Thanh cho rằng trong thơ Nguyễn Bính có “hồn xưa đất nước”. Nhận định đó rất đúng với bài Tương tư. Nó được thể hiện ở những câu thơ bình dị nhất nhưng vẫn có sức lôi cuốn.
- Bên cạnh đó, bài thơ cũng được thể hiện ở cách: bày tỏ cảm xúc, cách dùng ngôn ngữ, chất liệu, màu sắc dân gian, giàu chất “chân quê”.