Soạn bài Vội vàng Xuân Diệu

1. Bài thơ có thể chia làm mấy đoạn? Nêu ý chính của từng đoạn.
 

2. Xuân Diệu cảm nhận về thời gian như thế nào? Vì sao nhà thơ có tâm trạng vội vàng, cuống quýt trước sự trôi qua nhanh chóng của thời gian?
 

3. Hình ảnh thiên nhiên, sự sống quen thuộc được tác giả cảm nhận và diễn tả như thế nào? Hãy chỉ ra những nét mới trong quan niệm của Xuân Diệu về cuộc sống, tuổi trẻ và hạnh phúc.
 

4. Hãy nhận xét về đặc điểm của hình ảnh, ngôn từ và nhịp điệu của đoạn thơ cuối bài. Nhà thơ đã sáng tạo được hình ảnh nào mà anh (chị) cho là mới mẻ, độc đáo nhất?

Lời giải:
Câu 1 trang 23 - SGK Ngữ văn 11 tập 2: Bài thơ có thể chia làm mấy đoạn? Nêu ý chính của từng đoạn.
 
Trả lời:
Bài thơ có thể được chia thành ba đoạn:
- Đoạn 1 (13 câu thơ đầu): Bộc lộ tình yêu cuộc sống trần thế tha thiết.
- Đoạn 2 (từ câu 14 đến câu 29): Nỗi băn khoăn về sự ngắn ngủi của kiếp người trước sự trôi qua nhanh chóng của thời gian.
- Đoạn 3 (còn lại): Lời giục giã cuống quýt, vội vàng để tận hưởng những giây phút tuổi xuân của mình giữa mùa xuân của cuộc đời, của vũ trụ.
 
Câu 2 trang 23 - SGK Ngữ văn 11 tập 2: 
Xuân Diệu cảm nhận về thời gian như thế nào? Vì sao nhà thơ có tâm trạng vội vàng, cuống quýt trước sự trôi qua nhanh chóng của thời gian?
 
Trả lời: 
* Cảm nhận về thời gian:
- Xuân Diệu đã đưa ra một quan niệm mới, một cảm nhận mới về thời gian: thời gian vận động tuyến tính, một đi không trở lại. 
* Nhà thơ có tâm trạng vội vàng, cuống quýt trước sự trôi qua nhanh chóng của thời gian vì:
- Nhà thơ yêu say đắm cuộc sống, những gì tươi trẻ nhất của cuộc sống.
- Xuân Diệu cảm nhận mỗi khoảnh khắc trôi qua là một sự mất mát, chia lìa. Nên cần cuống quýt tận hưởng không những điều tươi đẹp sẽ biến mất
- Do ý thức sâu sắc về "cái tôi" cá nhân, về sự tồn tại có ý nghĩa của mỗi cá nhân trên đời.
 
Câu 3 trang 23 - SGK Ngữ văn 11 tập 2:  Hình ảnh thiên nhiên, sự sống quen thuộc được tác giả cảm nhận và diễn tả như thế nào? Hãy chỉ ra những nét mới trong quan niệm của Xuân Diệu về cuộc sống, tuổi trẻ và hạnh phúc.
 
Trả lời:
a. Hình ảnh thiên nhiên, sự sống quen thuộc
* 4 câu thơ đầu:
- Điệp ngữ: “Tôi muốn” kết hợp với “tắt nắng” và “buộc gió” -> Ước muốn đoạt quyền của tạo hóa, níu kéo thời gian. -> Ước muốn kì lạ, vô lý.
- Mục đích: Cho màu đừng nhạt mất, cho hương đừng bay đi. Nhà thơ muốn níu giữ những vẻ đẹp của trần thế, những hương sắc của đời.
* 9 câu thơ tiếp: Nhà thơ tìm được một thiên đường ngay trên mặt đất.
- “Tuần tháng mật, hoa đồng nội, lá cành tơ,…” -> Cõi trần tràn đầy nhựa sống mùa xuân. Hình ảnh gần gũi, đầy tình tứ mang màu sắc tình tứ, mang màu sắc rực rỡ.
- Điệp ngữ: “Này đây…này đây” -> Tạo nhịp thơ tuôn chảy ào ạt, ngôn ngữ thơ phong phú, mới lạ.
- “Yến anh…khúc tình si” ->Âm thanh réo rắt, vẻ đẹp kỳ diệu của tự nhiên, tình yêu đắm say ngây ngất.
- So sánh cuộc sống thiên nhiên như người đang yêu, như tình yêu đôi lứa đắm say, tràn trề hạnh phúc.
b. Quan niệm mới về cuộc sống về tuổi trẻ và hạnh phúc: Đối với Xuân Diệu, thế giới này đẹp nhất và đáng để ông ở lại là vì có con người giữa tuổi trẻ và tình yêu. Thời gian quý giá nhất của mỗi đời người là tuổi trẻ.
 
Câu 4 trang 23 - SGK Ngữ văn 11 tập 2:  Hãy nhận xét về đặc điểm của hình ảnh, ngôn từ và nhịp điệu của đoạn thơ cuối bài. Nhà thơ đã sáng tạo được hình ảnh nào mà anh (chị) cho là mới mẻ, độc đáo nhất?
 
Trả lời:
- Hình ảnh trong đoạn thơ cuối gần gũi, quen thuộc mà tươi mới, giàu sức sống, đầy quyến rũ và tình tứ. Đó là những hình ảnh rất táo bạo, đầy cảm giác và có tính sắc dục.
- Ngôn từ của bài thơ tự nhiên, gần với lời nói thường, nhưng đã được nâng lên thành nghệ thuật. 
- Nhịp điệu của đoạn thơ dồn dập, sôi nổi, hối hả, cuồng nhiệt.
 
Luyện tập

Câu 1 - Luyện tập trang 23 - SGK Ngữ văn 11 tập 2:  Trong Nhà văn hiện đại, nhà phê bình, nghiên cứu văn học Vũ Ngọc Phan đã viết: "Với những nguồn cảm hứng mới: yêu đương và tuổi xuân, dù lúc vui hay lúc buồn, Xuân Diệu cũng ru thanh niên bằng giọng yêu đời thấm thía".
Qua phân tích bài thơ Vội vàng, anh (chị) hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
 
Trả lời:
- Giới thiệu quan điểm của nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan.
- Nội dung nhận định: nói về lòng yêu đời, yêu cuộc sống mãnh liệt trong thơ Xuân Diệu. Đó là "giọng yêu đời thấm thía". Lòng yêu đời ấy, theo Vũ Ngọc Phan, xuất phát từ hai nguồn cảm hứng có quan hệ mật thiết với nhau: Tình yêu và tuổi trẻ. Dù ở tâm trạng nào, thơ Xuân Diệu cũng bộc lộ lòng yêu đời ấy.
- Chứng minh qua bài thơ Vội vàng: làm rõ tình yêu và tuổi trẻ; khát vọng sống và yêu của nhà thơ trong bài thơ.
+ Mở rộng xem đầy đủ