Soạn bài Từ ấy - Tố Hữu

1. Tố Hữu đã dùng những hình ảnh nào để chỉ lí tưởng và biểu hiện niềm vui sướng, say mê khi bắt gặp lí tưởng?



2. Khi được ánh sáng của lí tưởng soi rọi, nhà thơ đã có những nhận thức mới về lẽ sống như thế nào?

 

3. Sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm của nhà thơ được thể hiện ra sao?

 

4. Nhận xét về các biện pháp tu từ dùng trong bài thơ. Có gì đáng chú ý trong nhịp điệu của các câu thơ?
 

 

Lời giải:

Câu 1 trang 44 - SGK Ngữ văn 11 tập 2: Tố Hữu đã dùng những hình ảnh nào để chỉ lí tưởng và biểu hiện niềm vui sướng, say mê khi bắt gặp lí tưởng?
 

- Hình ảnh ẩn dụ để chỉ lí tưởng cách mạng:
+ Nắng hạ: nắng chói chang, nắng cháy bỏng, gay gắt. kết hợp với Động từ mạnh "Bừng.
+ Mặt trời chân lí: là mặt trời toả ánh sáng đúng đắn nhất, mạnh mẽ nhất, là cội nguồn của sự sống. Kết hợp với động từ mạnh “Chói”
+ Hình ảnh: Hồn tôi - vườn hoa lá - đậm hương – rộn tiếng chim.
-> Niềm vui hoá thành âm thanh, màu sắc, hương thơm.
-> Tưng bừng và tràn đầy sức sống.
=> Những câu thơ diễn tả niềm vui vô hạn và lòng biết ơn của nhà thơ khi được ánh sáng của lí tưởng cộng sản ciếu rọi. Vẻ đẹp và sức sống của lí tưởng cách mạng cũng là vẻ đẹp của tâm hồn thơ Tố Hữu.


Câu 2 trang 44 - SGK Ngữ văn 11 tập 2: Khi được ánh sáng của lí tưởng soi rọi, nhà thơ đã có những nhận thức mới về lẽ sống như thế nào?

 

- Suy nghĩ: Tôi buộc lòng tôi với mọi người, biểu hiện cho sự tự nguyện gắn "cái tôi" cá nhân vào "cái ta" chung của mọi người.
- Để tình trang trải với trăm nơi, chỉ tất cả mọi người, biểu hiện cho một tâm hồn trải rộng với cộng đồng, đồng cảm với hoàn cảnh của từng con người cụ thể.
- Hồn tôi gắn với bao hồn khổ: tình hữu ái giai cấp, ông đặc biệt quan tâm đến quần chúng lao khổ.
- Hình ảnh: "Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời" mang tính ẩn dụ để chỉ đông đảo người cùng chung cảnh ngộ đoàn kết với nhau vì mục tiêu chung.
=> Quan niệm về lẽ sống của ông là sự gắn bó hài hoà giữa "cái tôi" cá nhân và "cái ta" chung của mọi người. 

 

Câu 3 trang 44 - SGK Ngữ văn 11 tập 2: Sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm của nhà thơ được thể hiện ra sao?

 

- Tình cảm cá nhân chuyển thành tình giai cấp sâu sắc, tình giai cấp đã thành tình cảm gia đình thắm thiết. Biểu hiện qua những từ thân mật như "anh, em, con" thể hiện sự thân thiết gần gũi như một gia đình.
=> Sự chuyển biến thể hiện: tấm lòng đồng cảm, xót thương đối với mọi người lao khổ. Nhà thơ hướng tới lẽ sống lớn của cuộc đời là được hòa mình vào quần chúng lao khổ, giúp đỡ, đùm bọc lẫn nhau.

 

Câu 4 trang 44 - SGK Ngữ văn 11 tập 2: Nhận xét về các biện pháp tu từ dùng trong bài thơ. Có gì đáng chú ý trong nhịp điệu của các câu thơ?

 

- Biện pháp tu từ ấn dụ: Mặt trời chân lí, vườn hoa lá, đậm hương, rộn tiếng chim
- Từ ngữ: Sử dụng điệp từ mang tính khẳng định: “đã là”, “là con”, “là em”, “là anh”. Và những từ ngữ thuộc trường nghĩa: con, em, anh tất cả tạo nên sự gắn bó, đầm ấm, thân thiết giữa nhà thơ và quần chúng lao khổ.
- Ngôn ngữ; gợi cảm, giàu hình ảnh và nhạc điệu.
- Giọng điệu: Giọng thơ sảng khoái, nhịp điệu thơ hăm hở, giàu nhạc điệu (cách ngắt nhịp thay đổi liên tục theo cảm xúc, vẫn có sức ngân vang).
- Bút pháp: Sự đa dạng của bút pháp: tự sự, trữ tình.

 

+ Mở rộng xem đầy đủ