Soạn bài Tràng giang - Huy Cận

1. Anh (chị) hiểu thế nào về câu thơ đề từ Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài? Đề từ đó có mối liên hệ gì với bức tranh thiên nhiên và tâm trạng của tác giả trong bài thơ?


2. Nêu cảm nghĩ về âm điệu chung của toàn bài thơ.


3. Vì sao nói bức tranh thiên nhiên trong bài thơ in đậm màu sắc cổ điển mà vẫn gần gũi, thân thuộc?


4. Tình yêu thiên nhiên ở đây có thấm đượm lòng yêu nước thầm kín không? Vì sao?


5. Phân tích đặc sắc nghệ thuật của bài thơ (thể thơ thất ngôn, thủ pháp tương phản, các từ láy, các biện pháp tu từ,...)

Lời giải:
Câu 1 trang 30 - SGK Ngữ văn 11 tập 2: Anh (chị) hiểu thế nào về câu thơ đề từ Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài? Đề từ đó có mối liên hệ gì với bức tranh thiên nhiên và tâm trạng của tác giả trong bài thơ?
 
Trả lời:
- Câu thơ đề từ: “Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài” thâu tóm toàn bộ mạch cảm xúc tâm trạng của tác giả trong bài thơ. Đứng trước vũ trụ bao la, cá nhân càng trở nên nhỏ bé, tầm thường. 
- Cảnh: trời rộng, sông dài: không gian mênh mông, rộng lớn. Mang tầm vũ trụ. Biện pháp nghệ thuật ẩn dụ cho thấy nỗi nhớ của nhà thơ.
- Cảm xúc chủ đạo của bài thơ chính là nỗi buồn, tâm trạng khắc khoải trước vũ trụ bao la bát ngát.
 
Câu 2 trang 30 - SGK Ngữ văn 11 tập 2: Nêu cảm nghĩ về âm điệu chung của toàn bài thơ.
 
Trả lời: 
- Âm điệu chung của bài thơ: buồn, bâng khuâng, man mác da diết, sầu nặng
- Nhịp thơ 3 - 4 tạo nên một âm điệu đều đều, bình lặng.
- Âm điệu giống như, dập dềnh trên sông và trên biển.
 
Câu 3 trang 30 - SGK Ngữ văn 11 tập 2: Vì sao nói bức tranh thiên nhiên trong bài thơ in đậm màu sắc cổ điển mà vẫn gần gũi, thân thuộc?
 
Trả lời:
- Màu sắc cổ điển: hìnhảnh ước lệ thường được sử dụng trong thơ cổ. Hình ảnh “tràng giang’, “sóng gợn” và “con thuyền xuôi mái” “sông dài, trời rộng; mây đùm núi bạc; bóng chiều; vời con nước” khói hoàng hôn”... mang vẻ đẹp tĩnh lặng, nhẹ nhàng thường thấy trong thơ cổ. 
+ Giọng điệu, âm hưởng có chút gì đó mang âm hưởng cổ kính, trang nghiêm, đậm chất Đường thi:
-> Bức tranh thiên nhiên hoang sơ, rộng lớn và nhuộm màu tâm trạng.
- Gần gũi, quen thuộc: Bài thơ mang cả nét hiện đại. 
+ Hình ảnh “củi một cành khô”: mộc mạc, bình dị gần gũi, ít gặp trong thơ cổ.
=> Hệ thống hình ảnh vừa cổ điển, vừa gần gũi thân thuộc nêu trên tạo cho bài thơ một vẻ đẹp độc đáo: đơn sơ mà tinh tế, cổ điển mà quen thuộc.
 
Câu 4 trang 30 - SGK Ngữ văn 11 tập 2: Tình yêu thiên nhiên ở đây có thấm đượm lòng yêu nước thầm kín không? Vì sao?
 
Trả lời:
* Tình yêu thiên nhiên của tác giả vẫn luôn chứa đựng và ấp ủ một lòng yêu nước da diết, thầm kín. Bởi vì: 
+ Thiên nhiên trong bài thơ là những hình ảnh bình dị, quen thuộc của cảnh sắc quê hương đất nước, gắn bó sâu đậm với nhà thơ
+ Thiên nhiên trong Tràng giang buồn, sầu. Qua đó bộc lộ nỗi buồn trước thực trạng của nước ta lúc bấy giờ. -> một tình yêu quê hương tha thiết, nồng nàn
 
Câu 5 trang 30 - SGK Ngữ văn 11 tập 2: Phân tích đặc sắc nghệ thuật của bài thơ (thể thơ thất ngôn, thủ pháp tương phản, các từ láy, các biện pháp tu từ,...)
 
Trả lời:
- Bài thơ có sự kết hợp hài hoà của hai yếu tố cổ điển và hiện đại.
- Thể thơ thất ngôn trang nghiêm, cổ kính, với cách ngắt nhịp quen thuộc tạo nên sự cân đối, hài hòa
- Ngôn ngữ thơ cô đọng,hàm súc
- Sử dụng thủ pháp nghệ thuật ước lệ tượng trưng
- Sử dụng nhiều từ Hán-Việt tạo nên vẻ trang trọng cổ kính của bài thơ
- Các biện pháp tu từ: nhân hóa, ẩn dụ, so sánh, điệp ngứ, đối
- Sử dụng thành công các loại từ láy: láy âm (Tràng Giang, đìu hiu, chót vót, ...), láy hoàn toàn (điệp điệp, song song, lớp lớp, dợn dợn,…)
 
Luyện tập
 
Câu 1 - Luyện tập trang 30 - SGK Ngữ văn 11 tập 2: Cách cảm nhận về không gian và thời gian trong bài thơ này có gì đáng chú ý?
 
Trả lời:
 
- Không gian rộng lớn: sông nước, trời đều rất bao la. Tất cả các chiều của không gian đều có xu hướng "mở ra" không giới hạn, tất cả thấm sâu nỗi buồn nhân thế, nỗi buồn cô đơn của nhà thơ.
- Thời gian trong Tráng giang là dòng thời gian từ hiện tại về quá khứ xa xôi. Sao đó thời gian lại đi từ dòng sông thời tiền sử trở về hiện tại. Qua đó, tác giả muốn tìm điểm tựa tinh thần ở quê hương, đất nước. 
=> Không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật ở Tràng giang đã góp phẩn thể hiện sâu sắc tư tưởng, tình cảm của tác giả.
 
Câu 2 - Luyện tập trang 30 - SGK Ngữ văn 11 tập 2: Vì sao câu thơ cuối Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà lại làm cho người đọc liên tưởng đến hai câu thơ trong bài Lầu Hoàng Hạc của Thôi Hiệu?
 
Trả lời:
- Vì câu cuối mang một âm hưởng của Đường thi. Cả hai tác giả đều dùng hình ảnh “khói sóng trong hoàng hôn” để diễn tả nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương, da diết của mình. Thôi Hiệu trong bài “Hoàng Hạc Lâu” kết thúc bằng hai câu thơ:
“Nhật mộ hương quan hà xứ thị
Yên ba giang thượng sử nhân sầu” 
- Tuy nhiên, khác với Thôi Hiệu, Huy Cận chẳng cần đến khói sóng mà câu thơ bỗng òa lên nức nở. Nỗi nhớ nhà nhớ quê như hòa với tình yêu sông núi. Đó là tâm trạng chung của mỗi người dân mất nước. 
+ Mở rộng xem đầy đủ