Soạn bài Người cầm quyền khôi phục uy quyền

1. Phân tích nghệ thuật đối lập hai nhân vật Giăng Van-giăng và Gia-ve qua đối thoại, qua hành động. Nêu ý nghĩa của biện pháp này.
 

2. Phân tích những hình ảnh so sánh và ẩn dụ:
- Ở Gia-ve, tác giả đã sử dụng một loạt chi tiết nhằm quy chiếu về một ẩn dụ. Ẩn dụ mà Huy-gô nhằm gợi lên từ hình ảnh Gia-ve là gì?
- Ở Giăng Van-giăng, ta không tìm thấy một hệ thống hình ảnh so sánh quy về ẩn dụ như ở Gia-ve. Tuy nhiên, qua diễn biến tình tiết dẫn tới đoạn kết, những chi tiết về Giăng Van-giăng có thể quy chiếu về hình ảnh của ai? (Căn cứ vào đoạn văn gồm những câu hỏi; đoạn nói về cảnh tượng mà "bà xơ Xem-pli-xơ, người độc nhất chứng kiến", câu văn miêu tả gương mặt Phăng-tin kèm theo lời bình luận của tác giả.)
 

3. Đọc đoạn văn từ câu "Ông nói gì với chị?" đến câu "có thể là những sự thực cao cả" là phát ngôn của ai? Thuật ngữ văn học dùng để chỉ tên loại ngôn ngữ này? Ở đây, trong câu chuyện kể, nó có tác dụng như thế nào?
 

4. Qua đoạn trích, hãy nêu những dấu hiệu của nghệ thuật lãng mạn chủ nghĩa.

 

Lời giải:
Câu 1 trang 80 - SGK Ngữ văn 11 tập 2: Phân tích nghệ thuật đối lập hai nhân vật Giăng Van-giăng và Gia-ve qua đối thoại, qua hành động. Nêu ý nghĩa của biện pháp này.
 
Trả lời:
*  Trước khi Phăng – tin chết:
- Giăng Van-giăng:
+ Thái độ nhẹ nhàng, nhún nhường, hành động điềm tĩnh. Tất cả đều nhằm cứu Phăng- tin
- Gia- ve:
+ Với Giăng Van–giăng: hành động lỗ mãng, ngạo ngược, tác oai tác quái
+ Thái độ trước Phăng-tin: thái độ, cách cư xử hết sức tàn nhẫn, vô lương tâm, mất hết tính người
* Sau khi Phăng–tin chết
- Giăng Van-giăng: Đối với Gia-ve: Thái độ mạnh mẽ, quyết liệt. Đối với Phăng-tin: Giăng-van-giăng giống như một vị cứu tinh, một đấng cứu thế.
- Gia- ve: Hắn là một kẻ hống hách, độc ác, tàn bạo, vô nhân tính, lòng lang dạ thú nhưng cũng rất hèn nhát, bạc nhược chỉ biết dựa vào luật pháp để thị uy lộng quyền.
=> Ý nghĩa nghệ thuật lý tưởng hóa hình tượng Giăng Van-giăng mang vẻ đẹp tuyệt đối, là hiện thân của con người giàu đức hi sinh và lòng nhân ái, đem lại niềm tin, hi vọng cho những người nghèo khổ.
 
Câu 2 trang 80 - SGK Ngữ văn 11 tập 2: Phân tích những hình ảnh so sánh và ẩn dụ:- Ở Gia-ve, tác giả đã sử dụng một loạt chi tiết nhằm quy chiếu về một ẩn dụ. Ẩn dụ mà Huy-gô nhằm gợi lên từ hình ảnh Gia-ve là gì?
 
- Ở Giăng Van-giăng, ta không tìm thấy một hệ thống hình ảnh so sánh quy về ẩn dụ như ở Gia-ve. Tuy nhiên, qua diễn biến tình tiết dẫn tới đoạn kết, những chi tiết về Giăng Van-giăng có thể quy chiếu về hình ảnh của ai? (Căn cứ vào đoạn văn gồm những câu hỏi; đoạn nói về cảnh tượng mà "bà xơ Xem-pli-xơ, người độc nhất chứng kiến", câu văn miêu tả gương mặt Phăng-tin kèm theo lời bình luận của tác giả.)
* Hình tượng con ác thú Gia-ve.
- Bộ dạng, ngôn ngữ, hành động của hắn như con ác thú đang chuẩn bị vồ mồi 
- Hắn mang dã tâm của loài 
⟹ Tác giả gián tiếp thái độ ghê tởm, căm ghét của nhà văn với loại người như hắn.
* Ở Giăng Van-giăng ta không tìm thấy một hệ thống hình ảnh so sánh quy về ẩn dụ như Gia-ve. 
- Để cứu một nạn nhân bị Gia-ve bắt oan, Giăng Van-giăng buộc phải tự thú.
- Khi Phăng-tin chết "trong nét mặt và dáng điệu ông cho thất một nỗi thương xót khôn tả".
- Lời thì thầm bên tai người đã chết là những lời hứa (về sau ông đã thực hiện được lời hứa đó).
 
Câu 3 trang 80 - SGK Ngữ văn 11 tập 2: Đọc đoạn văn từ câu "Ông nói gì với chị?" đến câu "có thể là những sự thực cao cả" là phát ngôn của ai? Thuật ngữ văn học dùng để chỉ tên loại ngôn ngữ này? Ở đây, trong câu chuyện kể, nó có tác dụng như thế nào?
 
Trả lời:
- Đoạn văn từ câu "Ông nói gì với chị?" đến câu "có thể là những sự thực cao cả" là phát ngôn của nhà văn.
- Thuật ngữ văn học dùng để chỉ tên loại ngôn ngữ này là: Trữ tình ngoại đề 
- Trong đoạn trích, nó giúp phản ánh rõ hơn tư tưởng vượt lên trên hiện thực để vươn tới cái đẹp thánh thiện.s
 
Câu 4 trang 80 - SGK Ngữ văn 11 tập 2: Qua đoạn trích, hãy nêu những dấu hiệu của nghệ thuật lãng mạn chủ nghĩa.
 
Trả lời:
- Phăng-tin đã chết rồi mà khi nghe những lời thì thầm của Giăng Van-giăng trên đôi môi nhợt nhạt của chị hiện lên "nụ cười không sao tả được".
- Khi Giăng Van-giăng sửa sang thi thể Phăng-tin như "một người mẹ sửa sang cho con" thì "gương mặt Phăng-tin như sáng rỡ lên một cách lạ thường".
=> Nghệ thuật hư cấu: Có thể đó chỉ là ảo tưởng do người khác quá xúc động trước cử chỉ, hành động của Giăng Van-giăng. Cái kết thể hiện rõ nét đặc điểm của chủ nghĩa lãng mạn luôn vượt lên hiện thực vươn tới cái đẹp cái thánh thiện, thanh khiết
 
LUYỆN TẬP:
 
Câu 1 - Luyện tập trang 80 - SGK Ngữ văn 11 tập 2:  Phân tích nghệ thuật khắc họa nhân vật Phăng-tin: Trong tình thế tuyệt vọng, ngôn ngữ và hành động của Phăng-tin có gì chứng tỏ một sức mạnh khác thường và sức mạnh ấy là gì?
 
Trả lời: 
  Nghệ thuật khắc hoạ nhân vật Phăng- tin: Nghệ thuật đối lập:
+ Phăng- tin >< Gia-ve
(nạn nhân><ác thú)
+ Phăng- tin >< Giăng Van- giăng 
( nạn nhân>< vị cứu tinh, yếu đuối>< mạnh mẽ)
 
Câu 2 - Luyện tập trang 80 - SGK Ngữ văn 11 tập 2: Vai trò của Phăng - tin trong diễn biến cốt truyện?
 
Trả lời:
- Xúc tác thúc đẩy câu chuyện phát triển
- Nhân vật kiểm chứng sự thể hiện của tính cách Giăng Văn- giang và Gia- ve.
 
Câu 3 - Luyện tập trang 80 - SGK Ngữ văn 11 tập 2: Sự phân tuyến nhân vật ở đây có nét gì gần gũi với hệ thống nhân vật của văn học dân gian?
 
Trả lời:
  Sự phân tuyến nhân vật ở đây gần gữi với hệ thống nhân vật của văn học dân gian:
- Sự đối lập thiện >< ác, tốt >< xấu giữa các nhân vật trong truyện.
  Gia-ve >< Giăng-van-giăng
    (ác)                        (thiện)
- Qua việc xây dựng hai nhân vật đối lập nhau đoạn trích đã ngợi ca tình cảm yêu thương con người, ước mơ thoát khỏi những bất công của xã hội. Bằng ánh sáng của ình thương yêu con người chúng ta có thể đẩy lùi bóng tối và cường quyền.
+ Mở rộng xem đầy đủ