Soạn bài Nhớ Đồng Tố Hữu

1. Cảm hứng của bài thơ được gợi lên bởi tiếng hò vọng vào nhà tù. Vì sao tiếng hò lại có sức gợi cảm như thế đối với nhà thơ?

2. Chỉ ra những câu thơ được dùng làm điệp khúc cho bài thơ. Phân tích hiệu quả nghệ thuật của chúng trong việc thể hiện nỗi nhớ của tác giả.

3. Niềm yêu quý thiết tha và nỗi nhớ da diết của nhà thơ đối với quê hương đồng bào được diễn tả bằng những hình ảnh, từ ngữ, giọng điệu nào?

4. Nêu những cảm nghĩ về niềm say mê lý tưởng, khát khao tự do và hành động của nhà thơ qua đoạn thơ từ câu Đâu những ngày xưa, tôi nhớ đến hết bài

5. Nhận xét chung về sự vận động của tâm trạng tác giả trong bài thơ.

Lời giải:
Câu 1 trang 48 - SGK Ngữ văn 11 tập 2: Cảm hứng của bài thơ được gợi lên bởi tiếng hò vọng vào nhà tù. Vì sao tiếng hò lại có sức gợi cảm như thế đối với nhà thơ?
 
Trong bài thơ, cảm hứng của nhà thơ được gợi lên bởi tiếng hò vọng vào nhà tù. Tiếng hò có sức gợi cảm như vậy bởi:
- Tiếng hò ở đây là tiếng thương nhớ quê hương, nó được lặp lại nhiều lần giúp tô đậm cảm xúc triền miền vì nỗi nhớ da diết.
    - Tiếng hò lẻ loi đơn độc giữa trưa, giữa bến sông, cánh đồng trắng.
- Tiếng hò còn chính là tiếng đồng cảm với nỗi nhớ thương đồng quê của tác giả. Một tiếng hò cất lên mà biết bao kỉ niệm thuở yên vui tràn về, gợi bao nỗi nhớ khắc khoải, da diết. 
 
Câu 2 trang 48 - SGK Ngữ văn 11 tập 2: Chỉ ra những câu thơ được dùng làm điệp khúc cho bài thơ. Phân tích hiệu quả nghệ thuật của chúng trong việc thể hiện nỗi nhớ của tác giả.
 
- Trong bài thơ, Tố Hữu sử dụng khá nhiều phép điệp, nhất là điệp khúc: Gì sâu bằng những trưa thương nhớ, Gì sâu bằng những trưa hiu quạnh và điệp từ “đâu”.
- Tác dụng: Thể hiện nỗi nhớ thương quê hương da diết và sự cô đơn của nhà thơ khi bị cách biệt với thế giới bên ngoài. Điệp từ “đâu” khơi gợi để nhà thơ hồi tưởng và nhớ thương về những gì đã gắn bó máu thịt với mình.
 
Câu 3 trang 48 - SGK Ngữ văn 11 tập 2: Niềm yêu quý thiết tha và nỗi nhớ da diết của nhà thơ đối với quê hương đồng bào được diễn tả bằng những hình ảnh, từ ngữ, giọng điệu nào?
 
- Những hình ảnh đồng quê quen thuộc, thân thương: Cồn thơm, ruồng tre mát, ô mạ xanh mơn mởn, nương khoai ngọt sắn bùi, chiều nương phủ bãi đồng, xóm làng và con đường thân thuộc, xóm nhà tranh thấp, con đường quen ...
- Từ ngữ, giọng điệu giản dị, da diết, đậm chất dân tộc
=> Vừa gợi nỗi nhớ thương vừa gợi nỗi buồn sâu xa thấm thía.
 
Câu 4 trang 48 - SGK Ngữ văn 11 tập 2: Nêu những cảm nghĩ về niềm say mê lý tưởng, khát khao tự do và hành động của nhà thơ qua đoạn thơ từ câu Đâu những ngày xưa, tôi nhớ đến hết bài.
 
* Niềm say mê lí tưởng, khát khao tự do và hành động của nhà thơ được thể hiện qua đoạn thơ cuối.
- Trước thời điểm “Từ ấy” đây là lúc người thanh niên vẫn đang băn khoăn, đang tha thiết đi tìm lẽ sống.
- Khi gặp được lí tưởng cách mạng nhà thơ cảm thấy say mê, sung sướng, nhẹ nhàng như được nâng cánh.
 
Câu 5 trang 48 - SGK Ngữ văn 11 tập 2: Nhận xét chung về sự vận động của tâm trạng tác giả trong bài thơ.
 
- Sự vận động tâm trạng của tác giả trong bài thơ: Từ tiếng hò → đồng quê → đồng bào → nhớ chính mình → từ quá khứ → hiện tại →say mê lí tưởng → khát khao tự do.
- Mạch cảm xúc của tác giả trong bài thơ tự nhiên mà logic. Nó rất hợp với tâm trạng của một người chiến sĩ đang khao khát hành động nhưng lại bị giam cầm, tù hãm.
+ Mở rộng xem đầy đủ