Soạn bài Tình yêu và thù hận Trích Rô-mê-ô và Giu-li-ét

1.  Đoạn trích có mười sáu lời thoại. Sáu lời thoại đầu có gì khác biệt với những lời thoại sau? Hình thức của các lời thoại đó là gì?
 
2. 
Tìm những cụm từ chứng minh tình yêu của Rô- mê- ô và  Giu- li- ét diễn ra trong bối cảnh ai dòng họ cùng thù địch.
3. Phân tích diễn biến tâm trạng của Rô- mê- ô qua hình thức so sánh liên tưởng trong lời thoại đầu tiên của nhân vật này.
 
4. Lời thoại: “Chỉ có họ chàng là thù địch của em thôi…” cho thấy diễn biến nội tâm phức tạp của Giu- li- ét. Phân tích diễn biến nội tâm Giu- li- ét để làm rõ Sếch- xpia đã miêu tả tuyệt vời tậm trạng người thiếu nữ đang yêu.
 
5. Chứng minh vấn đề: “Tình yêu và thù hận” đã được giải quyết xong trong mười sáu lời thoại này.
 
Luyện tập
 
 Qua đoạn trích Tình yêu và thù hận, chứng minh rằng: “Ca ngợi tình yêu chân chính của con người cũng chính là khẳng định con người”.
Lời giải:
I. Tim hiểu chung
 
1. Tác giả
- Sếch-xpia (1564-1616) là nhà soạn kịch Anh nổi tiếng cuối thời đại Phục hưng ở Tây Âu. Quê ông là thị trấn Xtơ-rét-phớt Ê-vơn, miền tây nam nước Anh. Cha ông là một thương gia. Sếch-xpia sớm phải vất vả kiếm sống. Từ một chân giữ ngụa ở rạp hát đến người nhắc vở rồi diễn viên và cuối cùng trở thành nhà viết kịch nổi tiếng.
- Sếch-xpia để lại 37 vở kịch bao gồm cả ba thể loại: kịch lịch sử (Vua Hen-ri VI, Vua Giôn,...); hài kịch (Chàng thương gia thành Vơ-ni-dơ, Đêm thứ mười hai,...); bi kịch (Rô-mê-ô và Giu-li-ét, Vua Lia, Hăm-let,...). Ông còn viết truyện thơ và làm thơ.
 
2. Tác phẩm
- Rô- mê- ô và  Giu- li- ét là vở kịch nổi tiếng của Sếch-xpia, được viết vào khoảng 1594 – 1595.
- Đoạn trích được trích từ lớp 2, hồi II của vở kịch
 
II. Hướng dẫn học bài
 
Câu 1: Đoạn trích có mười sáu lời thoại. Sáu lời thoại đầu có gì khác biệt với những lời thoại sau? Hình thức của các lời thoại đó là gì?
 
Trả lời:
- Từ lời thoại 1 đến lời thoại 6 là độc thoại của hai nhân vật. Hai nhân vật nói chuyện, có nhắc đến  tên nhau nhưng chưa nói trực tiếp mà là nói một mình. -> Tác giả để hai nhân vật tự nhiên bộc lộ tình cảm của mình khi một mình.
- Từ lời thoại 7 đến lời thoại 16 là lời đối thoại giữa hai người. 
- Hình thức: thơ xen lẫn văn xuôi.
 
Câu 2: Tìm những cụm từ chứng minh tình yêu của Rô- mê- ô và  Giu- li- ét diễn ra trong bối cảnh ai dòng họ cùng thù địch.
 
Trả lời:
- Sao chàng lại là Rô- mê- ô nhỉ
- Em sẽ con còn là con cháu của dòng họ Capiulet nữa
- Chỉ có tên họ nhà chàng là thù địch với em thôi.
 
Câu 3: Phân tích diễn biến tâm trạng của Rô- mê- ô qua hình thức so sánh liên tưởng trong lời thoại đầu tiên của nhân vật này.
Trả lời:
- Lời thoại đầu tiên là lời thoại dài nhất và là lời thoại độc thoại nội tâm của nhân vật. Lời thoại có nhiều hình ảnh đẹp, nhiều liên tưởng độc đáo, thú vị, những so sánh bất ngờ, táo bạo. Tất cả nhằm bộc lộ tâm trạng yêu đương nồng cháy, đam mê, ngỡ như không có gì cản được của Rô-mê-ô khi trèo tường đến bên dưới phòng ngủ của Giu - li - ét.
- Khi nhìn thấy Giu-li-et xuất hiện bên cửa sổ, Rô-mê-ô choáng ngợp. Chàng so sánh nàng với chị Hằng rồi phủ định, so sánh nàng với vầng dương. Sau đó chàng tập trung miêu tả vẻ đẹp của đôi mắt: “Chẳng qua là hai ngôi sao đẹp nhất ... chờ đến lúc sao về”. Sau đôi mắt, chàng lại tập trung ca ngợi gò má rực rỡ của người yêu, chàng thốt lên rất tự nhiên “Kìa, nàng tì má lên bàn tay...”.
 → Đây là tâm trạng của chàng trai đang chìm đắm trong tình yêu. 
 
Câu 4: Lời thoại: “Chỉ có họ chàng là thù địch của em thôi…” cho thấy diễn biến nội tâm phức tạp của Giu- li- ét. Phân tích diễn biến nội tâm Giu- li- ét để làm rõ Sếch- xpia đã miêu tả tuyệt vời tậm trạng người thiếu nữ đang yêu.
 
Trả lời:
- Giu-li-et có nội tâm rất phức tạp, song các lời thoại của Giu-li-et vẫn thể hiện một tình yêu mãnh liệt của tuổi trẻ. Các lời thoại 4 và 6 là những lời thổ lộ tình yêu với chính mình và nàng đi đến khẳng định tình yêu của mình là đúng đắn, nó không thù địch với mối hận thù kia: “Chỉ có tên họ chàng là thù địch của em thôi...”. Cách đặt vấn đề của Giu-li-et rất hồn nhiên, tha thiết. Nàng tự chất vấn mình, rồi lại tự tìm cách trả lời: “Cái tên nó có nghĩa gì đâu? Rồi lại tự đề xuất các giải pháp: “Chàng hãy từ bỏ tên họ đi”.
- Lời thoại thứ 8, lời của Giu-li-et cho thấy sự bất ngờ của nàng khi biết có người đang nhìn mình, khi biết đó là Rô-mê-ô thì tâm trạng nàng trở nên phấn chấn. Song nỗi lo sợ về mối hận thù giữa hai dòng họ lại lóe lên trong đầu nàng: “Chẳng phải anh Rô-mê-ô, và là nhà họ Môn - ta - ghiu đấy ư?. Sau đó Rô-mê-ô khẳng định và quyết tâm về tình cảm dành 
cho nàng nhưng nàng vẫn băn khoăn không biết Rô-mê-ô có yêu mình thật lòng không? Sau đó nàng lại nghĩ tới dòng họ mình, lo sợ Rô-mê-ô sẽ gặp nguy hiểm: “Họ mà bắt gặp anh, họ sẽ giết anh”; “ Em chẳng đời nào muốn họ bắt gặp anh ở đây”.
→ Diễn biến nội tâm của Giu-li-et phong phú và phức tạp hơn Rô-mê-ô rất nhiều nhưng nó hoàn toàn phù hợp với tâm lí của người con gái đang yêu.
 
Câu 5: Chứng minh vấn đề: “Tình yêu và thù hận” đã được giải quyết xong trong mười sáu lời thoại này.
 
Trả lời:
- Vấn đề “tình yêu và thù hận” đã được giải quyết. Bởi tình yêu không xung đột với thù hận, mà chỉ diễn ra trên nền thù hận, thù hận bị đẩy lùi, chỉ còn lại tình cảm của con người. Đối với Rô-mê-ô, chàng đã gặp Giu-li-et, đã có được tình yêu của nàng và sẵn sàng là tất cả vì tình yêu ấy. Còn đối với Giu - li – et, nàng đã hiểu và cảm nhận được tình cảm chân thật dành cho mình.
 
III. Luyện tập
 
Câu 1: Qua đoạn trích Tình yêu và thù hận, chứng minh rằng: “Ca ngợi tình yêu chân chính của con người cũng chính là khẳng định con người”.
 
Trả lời:
a. Mở bài: 
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn trích
- Trích dẫn câu nói
b. Thân bài
- Nêu lại câu nói
- Giải thích câu nói: Tình yêu có sức mạnh kết nối con người lại với nhau, xóa đi mọi thành kiến lạc hậu hay hận thù chia rẽ con người. Tình yêu làm con người được kết nối lại.
- Phân tích và chứng minh câu nói trên qua đoạn trích Tình yêu và thù hận. Phân tích tình yêu say đắm của hai nhân vật qua diễn biến câu chuyện và qua các lời thoại. 
- Liên hệ bản thân
c. Kết bài: Khẳng định lại
+ Mở rộng xem đầy đủ