Soạn bài Chữ người tử tù Nguyễn Tuân

1. Tình huống truyện của tác phẩm Chữ người tử tù là gì? Tác dụng của tình huống này với việc thể hiện tính cách nhân vật và kịch tính của truyện?


2. Phân tích vẻ đẹp độc đáo của nhân vật Huấn Cao. Qua nhân vật Huấn Cao, anh (chị) có nhận xét gì về quan niệm của Nguyễn Tuân về cái đẹp?


3. Nhân vật viên quản ngục có phẩm chất gì khiến Huấn Cao cảm kích gọi là “một tấm lòng trong thiên hạ”, và tác giả coi đó là “một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ”?


4. Phân tích đoạn văn tả cảnh Huấn Cao cho chữ viên quản ngục trong nhà lao. Vì sao tác giả lại coi đây là “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có”


5. Anh (chị) có những nhận xét gì về bút pháp nghệ thuật xây dựng nhân vật, bút pháp miêu tả cảnh vật và nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn Tuân trong truyện Chữ người tử tù
 

III. Luyện tập


Anh (chị) hãy viết một đoạn văn trình bày cảm nghĩ của mình về nhân vật Huấn Cao trong truyện Chữ người tử tù
 

Lời giải:
I. Tìm hiểu chung
 
1. Tác giả
- Nguyễn Tuân (1910 – 1987), sinh ra trong một gia đình nhà nho khi Hán học đã tàn. Quê ông ở làng Mọc, nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
- Nguyễn Tuân là một nhà văn lớn, một nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp. Ông có một vị trí quan trọng và đóng góp không nhỏ đối với văn học Việt Nam hiện đại: thúc đẩy thể tùy bút, bút kí văn học đạt tới trình độ nghệ thuật cao, làm phong phú thêm ngôn ngữ văn học dân tộc, đem đến cho nền văn xuôi hiện đại một phong cách tài hoa và độc đáo. Năm 1996, Nguyễn Tuân được nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
- Những tác phẩm chính của Nguyễn Tuân: Một chuyến đi (1938), Vang bóng một thời (1940), Thiếu quê hương (1940), Chiếc lư đồng mắt cua (1941), Sông Đà (1960)...
 
2. Tác phẩm
 
- Xuất xứ, hcst: Truyện ngắn Chữ người tử tù lúc đầu có tên là Dòng chữ cuối cùng, in năm 1938 trên tạp chí Tao đàn, sau đó được tuyển in trong tập truyện Vang bóng một thời và đổi tên thành Chữ người tử tù khi in lần đầu (1940).
- Tác phẩm được nhà phê bình Vũ Ngọc Phan nhận xét là “một văn phẩm đạt tới sự toàn thiện, toàn mĩ”.
II. Hướng dẫn học bài
 
Câu 1. Tình huống truyện của tác phẩm Chữ người tử tù là gì? Tác dụng của tình huống này với việc thể hiện tính cách nhân vật và kịch tính của truyện?
 
Trả lời:
- Tình huống truyện: Cuộc gặp gỡ khác thường của hai con người khác thường:
+ Viên quản ngục- kẻ đại diện cho quyền lực tăm tối nhưng lại khao khát ánh sáng và chữ nghĩa.
+ Huấn Cao – người tử tù có tài viết chữ đẹp, chống lại triều đình phong kiến. → Cuộc hội ngộ diễn ra giữa chốn ngục tù căng thẳng, kịch tính, có ý nghĩa đối đầu giẵ cái đẹp cái thiên lương>< quyền lực tội ác. → cái đẹp, cái thiên lương đã thắng thế.
=> Chính tình huống độc đáo này đã giúp làm nổi bật trọn vẹn, tự nhiên vẻ đẹp của hình tượng nhân vật Huấn Cao và làm sáng tỏ tấm lòng biệt đãi người tài của viên quản ngục.
 
Câu 2. Phân tích vẻ đẹp độc đáo của nhân vật Huấn Cao. Qua nhân vật Huấn Cao, anh (chị) có nhận xét gì về quan niệm của Nguyễn Tuân về cái đẹp?
 
Trả lời:
a. Những vẻ đẹp độc đáo của nhân vật Huấn Cao:
- Huấn Cao là một người tài hoa khác thường. Ông có tài viết chữ rất đẹp, "chữ đẹp và vuông lắm", khiến nhiều người mơ ước có được chữ viết của ông treo trong nhà của mình, trong đó có viên quản ngục. Có được chữ của ông không khác gì có vật báu trong nhà.
- Huấn Cao là một con người hiên ngang, khí phách, là một anh hùng đầu đội trời chân đạp đất. Không chịu khuất phục trước cường quyền, khi chưa hiểu được tấm lòng của viên quản ngục còn miệt thị ông ta. Một tử tù đợi ngày ra pháp trường vẫn giữ trạng thái ung dung, tự tại và không nề nao núng. Đến cảnh chết chém ông còn chẳng sợ. 
- Ông còn là một người có "thiên lương" trong sáng và cao đẹp. Nó thể hiện ở thái độ tôn trọng trước một nhân cách đẹp (viên quản ngục), trước một người nghệ sĩ có cái sở nguyện trong sáng. Ông sẵn sàn cho chữ, sẵn sàng chia sẻ những lời gan ruột chân thành với viên quản ngục trước khi vào kinh thành thụ án: "Ở đây lẫn lộn. Ta khuyên thầy quản nên thay chốn đi… ở đây thiên lương khó giữ cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi". Đó là sự ứng xử đáng trọng của một nhân cách cao cả.
b. Qua hình tượng nhân vật Huấn Cao, Nguyễn Tuân muốn bày tỏ những quan niệm của mình về cái đẹp. Với Nguyễn Tuân, người nghệ sĩ xuất đời đi tìm cái đẹp, thì cái đẹp phải gắn liền với cái tài, và cái tài phải đi đôi với cái thiện (tâm). Qua hình tượng nhân vật Huấn Cao, nhà văn cũng thể hiện phong cách nghệ thuật của mình đó là khi tiếp cận, thể hiện về con người, nhà văn thường nhìn nhận đánh giá đối tượng ở phương diện tài hoa nghệ sĩ.
 
Câu 3. Nhân vật viên quản ngục có phẩm chất gì khiến Huấn Cao cảm kích gọi là “một tấm lòng trong thiên hạ”, và tác giả coi đó là “một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ”?
 
Trả lời:
- Làm nghề coi ngục, nhưng viên quản ngục lại có thú chơi thanh cao, tao nhã – thú chơi chữ.
- Viên quản ngục biết trân trọng giá trị con người, biết quý trọng nhân tài, trân trọng những giá trị văn hóa: ước mơ có chữ Huấn Cao treo trong nhà. Biệt đãi Huấn Cao và những người bạn tù của Huấn Cao.
- Diễn biến nội tâm, hành động và cách ứng xử của viên quản ngục chứng tỏ dù sống ở nơi tăm tối nhưng ông vẫn giữ được nhân cách cao đẹp – một tấm lòng trong thiên hạ, xứng đáng trở thành bạn tri kỉ của Huấn Cao. Nhân cách và tâm hồn của viên quản ngục theo như nhận xét của Huấn Cao là "một âm thanh trong trẻo xen giữa bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ".
- Là một người biết giữ "thiên lương", là một con người không sáng tạo được cái đẹp nhưng lại biết trân trọng, yêu mến cái đẹp.
 
Câu 4: Phân tích đoạn văn tả cảnh Huấn Cao cho chữ viên quản ngục trong nhà lao. Vì sao tác giả lại coi đây là “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có”
 
Trả lời:
- Cảnh cho chữ diễn ra trong nhà lao chật hẹp, ẩm ướt vào đêm khuya tăm tối. Đây là một cảnh tượng trước đây chưa từng có. Một cảnh tưởng mà khung cảnh và nội dung của nó hoàn toàn trái ngược nhau: cảnh cho chữ vốn thanh tao, tươi sáng, đẹp đẽ lại diễn ra trong chốn tù ngục dơ bẩn, tối tăm, ẩm thấp, dất đầy phân chuột phân gián
- Trật tự kỉ cương của nhà tù hoàn toàn bị đảo ngược: tù nhân trở thành người ban phát cái đẹp, cái lương thiện, thanh cao còn ngục quan vốn đại diện cho công lí lại trở nên nhỏ bé, hèn mọn.
- Giữa chốn ngục tù tàn bạo, không phải kẻ thống trị làm chủ mà là người làm tù làm chủ. Cái thiện vẫn hiện lên mạnh mẽ chiến thắng được cái ác. Đó là sự chiến thắng của ánh sáng đối với bóng tối; là sự tôn vinh cái đẹp, cái thiện và nhân cách cao cả của con người.
 
Câu 5: Anh (chị) có những nhận xét gì về bút pháp nghệ thuật xây dựng nhân vật, bút pháp miêu tả cảnh vật và nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn Tuân trong truyện Chữ người tử tù
 
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật: nhân vật được xây dựng bằng bút pháp lí tưởng hóa cảm cảm hứng lãng mạn.
- Cảnh trong tác phẩm được xây dựng bằng nghệ thuật tương phản, làm nổi bật sự đối lập gay gắt giữa cái đẹp và cái xấu, cái thiện và cái ác, tính cách và hoàn cảnh.
- Ngôn ngữ: giàu tính tạo hình, sử dụng nhiều từ hán việt, từ cổ để tạo không khí thời đại và của người vang bóng. (Cảm thấu được sống lại một cảnh tượng cổ kính, thiêng liêng về viết câu đối của cha ông ngày xưa).
 
III. Luyện tập
 
Anh (chị) hãy viết một đoạn văn trình bày cảm nghĩ của mình về nhân vật Huấn Cao trong truyện Chữ người tử tù
 
Hướng dẫn trả lời:
a, Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm
b, Phân tích nhân vật Huấn Cao
* Tài năng
- Có tài viết chữ thư pháp nhanh và đẹp
- “Chữ ông Huấn đẹp lắm, vuông lắm. Có được chữ ông Huấn mà treo là có một vật báu trên đời”.
- Chữ đẹp khiến quản ngục ao ước có được
* Khí phách
- Hiên ngang, không sợ cường quyền
- Ung dung làm chủ ngục tù: thản nhiên nhận rượu thịt, đuổi viên quản ngục đi…
- Ngày hôm sau phải ra pháp trường nhưng vẫn ung dung thảo viết thư pháp.
* Thiên lương
- HC có thiên lương: Không màng danh lợi. Có tự trọng, sẵn dàng nhận lỗi
- HC muốn người khác cũng bừng sáng thiên lương (cảnh cho chữ): cho chữ quản ngục, khuyên răn ông ta nên từ bỏ danh lợi để giữ sạch thiên lương. Quản ngục hiểu và bái lĩnh.
=> Ý nghĩa: biểu tượng cho cái dẹp, tài năng, khí phách và thiên lương
c, Khẳng định, kết luận
+ Mở rộng xem đầy đủ