Soạn bài Câu cá mùa thu Thu Điếu

1. Điểm nhìn của tác giả có gì đặc sắc ? Từ điểm nhìn ấy, nhà thơ đã bao quát cảnh thu như thế nào ?
 
2. 
Những từ ngữ, hình ảnh nào gợi lên được nét riêng của cảnh sắc mùa thu?  Hãy cho biết đó là cảnh thu ở miền quê nào.
3. Anh chị có nhận xét gì về không gian trong “Câu cá mùa thu” qua các chuyển động, màu sắc, hình ảnh, âm thanh ? Không gian trong “Câu cá mùa thu” góp phần diễn tả tâm trạng như thế nào?
 
4. Cách gieo vần trong bài thơ có gì đặc biệt ? Cách gieo vần ấy gợi cho ta cảm giác gì về cảnh thu và tình thu ?
 
5. Qua “Câu cá mùa thu”, anh (chị) có cảm nhận như thế nào về tấm lòng của nhà thơ Nguyến Khuyến đối với thiên nhiên, đất nước ?
Lời giải:
I. Tìm hiểu tác phẩm
 
1. Tác giả
  - Nguyễn Khuyến (1835-1909) hiệu là Quế Sơn, tên lúc nhỏ là Nguyễn Thắng
  - Ông được gọi là Tam Nguyên Yên Đổ do đỗ đầu cả ba kỳ thi Hương, Hội, Đình. Ông chỉ làm quan hơn mười năm còn phần lớn là dạy học.
  - Sáng tác của ông gồm cả chữ Hán và chữ Nôm. 
 
2. Tác phẩm
- Xuất xứ: nằm trong chùm ba bài thơ thu của Nguyễn Khuyến.
   - Thể thơ: đường luật thất ngôn bát cú.
   - Chủ đề: “Câu cá mùa thu” nói lên sự cảm nhận về mùa thu đồng bằng Bắc Bộ, đồng thời cho thấy tình yêu thiên nhiên, đất nước, tâm trạng thời thế của tác giả
 
II. Hướng dẫn học bài
 
Câu 1.Điểm nhìn của tác giả có gì đặc sắc ? Từ điểm nhìn ấy, nhà thơ đã bao quát cảnh thu như thế nào ?
 
  - Điểm nhìn của tác giả: từ gần đến cao xa rồi từ cao xa trở lại gần. Không gian cũng được mở rộng. 
  - Từ điểm nhìn ấy, không gian mùa thu, cảnh sắc mùa thu mở ra nhiều hướng thật sinh động. Thiên nhiên chuyển động chứ không tĩnh. 
 
Câu 2. Những từ ngữ, hình ảnh nào gợi lên được nét riêng của cảnh sắc mùa thu?  Hãy cho biết đó là cảnh thu ở miền quê nào.
 
- Những từ ngữ, hình ảnh nào gợi lên được nét riêng của cảnh sắc mùa thu là:
    + Màu sắc: nước – trong veo, sóng – biếc, trời – xanh ngắt, lá – vàng, bao trùm lên cảnh vật là một màu xanh.
    + Đường nét: sóng – hơi gợn tí, lá – khẽ đưa vèo, tầng mây – lơ lửng
    + Hình khối: nhỏ bé: Ao thu nhỏ, chiếc thuyền câu “bé tẻo teo”.
    + Âm thanh: tiếng lá đưa, tiếng cá động dưới chân bèo 
⟹ Bức tranh thu trong sáng, dịu dàng mang đậm cảnh sắc của làng quê miền Bắc nước Việt.
 
Câu 3. Anh chị có nhận xét gì về không gian trong “Câu cá mùa thu” qua các chuyển động, màu sắc, hình ảnh, âm thanh ? Không gian trong “Câu cá mùa thu” góp phần diễn tả tâm trạng như thế nào?
 
- Không gian trong Thu điếu: không gian mở rộng từ không gian của ao thu đến không gian của mùa thu. Không gian tĩnh lặng, phảng phất buồn.
  + Cảnh thu đẹp nhưng tĩnh lặng và đượm buồn
  + Màu sắc trong sáng, tươi mát và vô cùng sinh động 
  + Các chuyển động rất nhẹ, rất khẽ -> lấy động tả tĩnh. 
- Tâm trạng của nhà thơ:
  + Cõi lòng nhà thơ yên tĩnh, cô quạnh.
  + Ngắm cảnh thu nhưng thực chất nhà thơ đang bận lòng nghĩ đến việc của đất nước. Từ đó tác giả bộc lộ lòng yêu nước thầm kín, sâu sắc.
 
Câu 4. Cách gieo vần trong bài thơ có gì đặc biệt ? Cách gieo vần ấy gợi cho ta cảm giác gì về cảnh thu và tình thu ?
 
  - Ngôn ngữ: giản dị, trong sáng, dan dã và gần gũi với đời sống nhân dân nhưng vẫn rất tinh tế 
  - Vần “eo” hợp ở tất cả các câu bắt buộc là các câu 1, 2, 4, 6 và câu 8 giúp diễn tả rất rõ cảm giác về một không gian nhỏ hẹp dần và khép kín lại, tạo nên sự hòa hợp với tâm trạng đầy uẩn khúc suy tư của nhân vật trữ tình. 
  - Thủ pháp “lấy động tả tĩnh”: tiếng “vèo” của lá và âm thanh như có như không của tiếng cá “đớp động dưới chân bèo”.
  - Các từ mang vần “eo” cũng đa dạng về mặt từ loại như: từ ghép – trong veo, từ láy – tẻo teo, từ đơn – bèo, vèo. 
 
Câu 5. Qua “Câu cá mùa thu”, anh (chị) có cảm nhận như thế nào về tấm lòng của nhà thơ Nguyễn Khuyến đối với thiên nhiên, đất nước ?
 
- Yêu thiên nhiên, yêu quê hương
- Yêu đất nước
 
III. Luyện tập
 
Phân tích cái hay của nghệ thuật sử dụng từ ngữ trong bài Câu cá mùa thu?
 
- Sử dụng tính từ gợi màu sắc
- Các cụm động từ: làm bức tranh thu như đang chuyển động hết sức sinh động.
- Vần eo – “tử vận”, được tác giả sử dụng rất thần tình. 
+ Mở rộng xem đầy đủ