Soạn bài Bài ca ngất ngưởng Nguyễn Công Trứ

1. Trong Bài ca ngất ngưởng, từ "ngất ngưởng" được sử dụng mấy lần? Anh (chị) hãy xác định nghĩa của từ "ngất ngưởng" qua các văn cảnh sử dụng đó.
 
2.
Ở bài hát nói này, Nguyễn Công Trứ tự kể về mình. Vì sao ông cho mình là ngất ngưởng? Ông đánh giá sự ngất ngưởng của mình như thế nào?
 
3. Hãy chỉ ra những nét tự do của thể hát nói so với thơ Đường luật và cho biết ý nghĩa của tính chất tự do đó.
Lời giải:
I. Tìm hiểu tác phẩm
 
1. Tác giả
- Nguyễn Công Trứ (1778-1858) tự là Tồn Chất, hiệu Ngộ Trai, biệt hiệu là Hi Văn
- Ông xuất thân trong một gia đình Nho học tại tỉnh Hà Tĩnh
- Những sáng tác của ông chủ yếu bằng chữ Nôm. Thể loại ưa thích của ông là hát nói. Ông là người đầu tiên đã có công đem đến cho hát nói một nội dung phù hợp với chức năng và cấu trúc của nó
 
2. Tác phẩm
 
- “Bài ca ngất ngưởng được sáng tác trong thời gian sau khi ông về hưu (năm 1848)
- Thể loại: Ca trù- hát nói
- Chủ đề: “Bài ca ngất ngưởng” thể hiện bản lĩnh cứng cỏi, sự thức tỉnh ý thức cá nhân và thể hiện rõ một nhân sinh quan tiến bộ hiện đại.
 
II. Hướng dẫn học bài
 
Câu 1. Trong Bài ca ngất ngưởng, từ "ngất ngưởng" được sử dụng mấy lần? Anh (chị) hãy xác định nghĩa của từ "ngất ngưởng" qua các văn cảnh sử dụng đó.
 
- Trong bài thơ từ ngất ngưởng được sử dụng bốn lần (không tính nhan đề)
- Ngất ngưởng: sự ngang tàng, sự phá cách. Tác giả thể hiện sự ngất ngưởng là vì tác giả cho rằng mình hơn những kẻ quyền thế, quan cao chức trọng.
- Ngất ngưởng cũng còn có nghĩa là sống theo ý thích mà không quan tâm đến sự đàm tiếu của dư luận 
 
Câu 2. Dựa vào văn bản Bài ca ngất ngưởng, anh (chị) hãy giải thích vì sao Nguyễn Công Trứ biết rằng việc làm quan là gò bó, mất tự do (vào lồng) nhưng vẫn ra làm quan.
 
- Nguyễn Công Trứ biết làm quan và mất tự do, như chim lồng cá chậu Thế nhưng ông vẫn ra làm quan vì ông quan niệm đó là nơi để thể hiện tài năng, và được cống hiến cho triều đình và để ông trọn đạo vua tôi.
 
Câu 3. Ở bài hát nói này, Nguyễn Công Trứ tự kể về mình. Vì sao ông cho mình là ngất ngưởng? Ông đánh giá sự ngất ngưởng của mình như thế nào?
 
Nguyễn Công Trứ tự kể về mình: sau khi cởi mũ, cáo quan ra khỏi cuộc sống bó buộc chốn quan trường bon chen, Nguyễn Công Trứ có những hành vi khác thường, kỳ quặc, lập dị:
- Cưỡi bò đi ngao du, đeo đạc ngựa vào cổ bò
- Đến chùa vẫn đeo kiếm cung bên người và mang theo hình bóng giai nhân “một đôi dì”. 
 
Câu 4. Hãy chỉ ra những nét tự do của thể hát nói so với thơ Đường luật và cho biết ý nghĩa của tính chất tự do đó.
 
- Về số câu: Đường luật hạn chế số câu theo thể thơ, hát nói thì không.
- Số chữ: Đường luật quy định số chữ trong trừng câu theo đúng thể loại. Số chữ của hát nói không theo quy định cứng nhắc mà uyển chuyển. Câu dài có thể đến 10 chữ, câu ngắn 6 chữ.
- Về vần, Đường luật theo niêm luật, thanh B – T rõ ràng. Hát nói cũng có sự linh hoạt chứ không hạn vận. Có thể có những cặp đối xứng nhau nhưng bài hát nói không quy định chặt chẽ về về đối.
=> Ý nghĩa: Do tính chất khá tự do nên bài hát nói thích hợp với việc diễn tả những cảm xúc mạnh mẽ, khoáng đạt, phóng túng như lối sống ngất ngưởng.
 
III. Luyện tập
 
Theo anh (chị), so với Bài ca phong cảnh Hương Sơn (bài đọc thêm, tr.50), Bài ca ngất ngưởng có sự khác biệt gì về mặt từ ngữ.
 Sự khác biệt đó là
- Ngôn ngữ của Bài ca ngất ngưởng phóng khoáng, tự do, có chút ngạo nghễ. Ngôn ngữ ấy vừa phù hợp với nội dung, vừa phù hợp với phong cách của Nguyễn Công Trứ. 
- Ngôn ngữ của Bài ca phong cảnh Hương Sơn nhẹ nhàng, thấm đẫm ý vị thiền và niềm say mê phong cảnh thiên nhiên đất nước.
+ Mở rộng xem đầy đủ