Soạn bài Đọc Tiểu Thanh kí Độc Tiểu Thanh kí

1. Vì sao Nguyễn Du lại đồng cảm với số phận của Tiểu Thanh?
 
2.
Câu  “Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi” có nghĩa gì? Nỗi hờn (hận) ở đây là gì? Tại sao tác giả cho là không thể hỏi trời được?
3. Nguyễn Du thương xót và đồng cảm với người phụ nữ có tài văn chương mà bất hạnh. Điều đó nói gì về tấm lòng của nhà thơ?
 
4. Phân tích vai trò của mỗi đoạn thơ (đề, thực, luận, kết) đối với chủ đề toàn bài.
Lời giải:

Câu 1 trang 133 SGK Ngữ Văn 10 tập 1: Vì sao Nguyễn Du lại đồng cảm với số phận của Tiểu Thanh?

 

Trả lời: 

Nàng Tiểu Thanh vừa có tài, vừa có sắc nhưng cuộc đời nàng gặp nhiều bi kịch:
 
   + Nàng làm vợ lẽ, bị ghen tức, vùi dập, đối xử tàn nhẫn, khi mất đi rồi trước tác bị đốt dở dang
   + Nguyễn Du cảm thương trước số phận hẩm hiu, đau khổ của nàng
- Từ bi kịch của bản thân, nghĩ tới số phận trôi nổi, nghiệt ngã của những người có tài văn chương
 

Câu 2 trang 133 SGK Ngữ Văn 10 tập 1: Câu “Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi” có nghĩa gì? Nỗi hờn (hận) ở đây là gì? Tại sao tác giả cho là không thể hỏi trời được?

 

Trả lời: 

Nỗi hờn kim cổ: mối hận của người xưa và người thời nay (cùng thời với Nguyễn Du) những người phụ nữ hồng nhan thường hay bạc mệnh
   + Đó còn là nỗi hận của những người có tài năng thơ phú như tác giả
- Tác giả nêu ra một thông lệ rằng: những người tài hoa thường hay bạc mệnh ( chữ tài gần với chữ tai một vần)
   + Nỗi hận không chỉ riêng phận bạc Tiểu Thanh mà còn là nỗi hận của những Khuất Nguyên, Đỗ Phủ, Nguyễn Du…
   + Nỗi hận kép dài cả trăm năm, không thay đổi, mãi là câu hỏi không lời đáp, ông trời cũng không có câu trả lời.
- Thể hiện sự bất lực của nhà thơ trước những bất công, ngang trái trong cuộc đời
Đó là sự suy tư của tác giả về sự ngang trái trong cuộc đời: những người tài hoa thường bạc mệnh.
 

Câu 3 trang 133 SGK Ngữ Văn 10 tập 1: Nguyễn Du thương xót và đồng cảm với người phụ nữ có tài văn chương mà bất hạnh. Điều đó nói gì về tấm lòng của nhà thơ?

 

Trả lời: 

Nguyễn Du thương cảm số phận nàng Tiểu Thanh, người giỏi thơ văn, xinh đẹp nhưng bất hạnh
- Nguyễn Du đồng cảm, thương xót cho thân phận người nghệ sĩ
   + Nàng Tiểu Thanh là người phụ nữ có tài văn chương mà bất hạnh
   + Ông đau đớn hỏi Văn chương không có số mệnh mà vẫn bị đốt đi
- Nguyễn Du trân trọng giá trị tinh thần của người nghệ sĩ, từ đó ông cũng bộc lộ niềm thương cảm khi văn chương bị vùi dập, không được trân trọng
Có thể khẳng định Nguyễn Du là một nhà văn nêu cao tinh thần nhân văn, nhân đạo, ở ông ánh lên tình yêu thương con người sâu sắc. 
 

Câu 4 trang 133 SGK Ngữ Văn 10 tập 1: Phân tích vai trò của mỗi đoạn thơ (đề, thực, luận, kết) đối với chủ đề toàn bài.

 

Trả lời: 

Bài thơ chia thành 4 phần: đề, thực, luận, kết
- Hai câu đề: tả cảnh để kể việc: từ quang cảnh hoa phế ở Tây hồ, người đọc liên tưởng tới cuộc đời thay đổi, từ đó làm nảy sinh cảm xúc của nhà thơ
- Hai câu thực: suy ngẫm của tác giả về số phận bất hạnh của nàng Tiểu Thanh qua hình ảnh son phấn và văn chương
- Hai câu luận: liên hệ thân phận của nàng Tiểu Thanh với những bậc văn nhân tài tử trong đó có nhà thơ
- Hai câu kết: nhà thơ mong mỏi sự đồng cảm của người đời sau
Từng phần, đoạn đều nằm trong cảm hứng chung của tác phẩm: sự xót thương và cảm thông của tác giả, từ đó suy ngẫm tới thân phận mình, thân phận của những kẻ theo đòi văn chương mà số phận bạc bẽo.
 
GHI NHỚ:

Bài thơ Đọc Tiểu Thanh kí thể hiện cảm xúc suy tư của Nguyễn Du về số phận bất hạnh của người phụ nữ có tài văn chương trong xã hội phong kiến. Điều đó cũng nói lên một phương diện quan trọng trong chủ nghĩa nhân đạo của Nguyễn Du: xót xa cho những giá trị tinh thần bị chà đạp.

 
LUYỆN TẬP 
 
Đọc đoạn thơ sau đây trong Truyện Kiều (từ câu 107 đến câu 110) Tìm và chỉ ra điểm tương đồng với bài thơ “Đọc Tiểu Thanh kí”.  (trang 134 SGK Ngữ Văn 10 tập 1)
      Rằng: Hồng nhan tự thuở xưa, 
Cái điều bạc mệnh có chừa ai đâu. 
      Nỗi niềm tưởng đến mà đau 
Thấy người nằm đó biết sau thế nào? 

 
Trả lời: 
Bốn câu thơ trên là lời khóc thương Kiều nói với Đạm Tiên khi đi viếng mộ Đạm Tiên.
- Đó cũng có thể là lời của Nguyễn Du, niềm thương cảm của tác giả dành cho người tài hoa bạc mệnh.
- Trong các sáng tác của Nguyễn Du, hình ảnh thường thấy là hình ảnh những người tài hoa bạc mệnh.
Điểm tương đồng:
- Cùng là sự xót xa, niềm thương cảm cho những kiếp người mong manh, nhỏ bé
- Họ đều là những người phụ nữ tài hoa, xinh đẹp những đều bị vùi dập trước sự tàn bạo của số phận.