Soạn bài Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết

I - Đặc điểm của ngôn ngữ nói
 
+ Ngôn ngữ nói là ngôn ngữ âm thanh, dùng trong giao tiếp hàng ngày giữa con người với con người, diễn ra tức thời, mau lẹ nên người nói ít có điều kiện lự chọn, gọt giũa. 
+ Ngôn ngữ nói rất đa dạng về ngữ điệu : Giọng nói có thể cao hay thấp, nhanh hay chậm, mạnh hay yếu, liên tục hay ngắt quãng, ..  và có sự kết hợp giữa âm thanh, giọng điệu, các phương tiện bổ trợ ngôn ngữ khác như : nét mặt, ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ,… của người nói. 
+ Trong ngôn ngữ nói, từ ngữ được sử dụng khá đa dạng, có những lớp từ mang tính khẩu ngữ, có những từ ngữ mang tính khẩu ngữ, địa phương, các tiếng lóng, các biệt ngữ, các trợ từ, thán từ, … Về câu, ngôn ngữ nói hay dùng những câu tỉnh lược, nhưng cũng có khi câu nói rườm rà, chi tiết để người nghe có thể hiểu rõ nội dung giao tiếp.
+ Cần phân biệt nói và đọc (thành tiếng) một văn bản. 
 
II - Đặc điểm của ngôn ngữ viết
 
+ Ngôn ngữ viết được tổ chức thành văn bản, được tiếp nhận bằng thị giác. Do đó, ngừơi viết có thể suy ngẫm, chỉnh sửa; người đọc cũng có điều kiện đọc lại, phân tích. Nhờ được ghi lại bằng văn bản, ngôn ngữ viết đến được với đông đảo người đọc trong phạm vi không gian rộng lớn và thời gian lâu dài. 
+ Ngôn ngữ nói có ngữ điệu và sự phối hợp của các yếu tố hỗ trợ như cử chỉ, điệu bộ, nét mặt, …  Ngôn ngữ nói được sự hỗ trợ của hệ thống dấu câu, của các kí hiệu và văn  tự, của các hình ảnh minh hoạ, bảng biểu, sơ đồ…. 
+ Trong ngôn ngữ viết, từ ngữ được lựa chọn, thay thế nên có điều kiện đạt được tính chính xác, hệ thống ngôn  từ phù hợp.
+ Chú ý: Trong thực tế sử dụng ngôn ngữ, có 2 trường hợp:
Ngôn ngữ nói được ghi lại bằng chữ viết trong văn bản. Trong trường hợp này, văn bản viết nhằm mục đích thể hiện ngôn ngữ nói trong những biểu hiện sinh động, cụ thể và khai thác những ưu thế của nó.
Ngôn ngữ viết trong văn bản được trình bày lại bằng lời nói miệng. Ví dụ: thuyết trình trước hội nghị bằng một báo cáo viết sẵn, nói trước công chúng theo một văn bản,...
 
III. LUYỆN TẬP
 
1. Phân tích đặc điểm của ngôn ngữ viết thể hiện trong đoan trích sau: 
 
2. Phân tích đặc điểm của ngôn ngữ nói (từ ngữ trong lời nói cá nhân, sự miêu tả cử chỉ, điệu bộ, sự thay phiên vai người nói, người nghe, …) được ghi lại trong đoạn trích sau: 
 
Chủ tâm hắn cũng chẳng có ý chòng ghẹo cô nào, nhưng mấy cô gái lại cứ đẩy vai cô ả này ra với hắn, cười như nắc nẻ:
- Kìa anh ấy gọi! Có muốn ăn cơm trắng mấy giò thì ra đẩy xe bò với anh ấy!
Thị cong cớn:
- Có khối cơm trắng mấy giò đấy! Này, nhà tôi ơi, nói thật hay nói khoác đấy?
Tràng ngoái cổ lại vuốt mồ hôi trên mặt cười:
- Thật đấy, có đẩy thì ra mau lên!
Thị vùng đứng dậy, ton ton chạy lại đẩy xe cho Tràng.
- Đã thật thì đẩy chứ sợ gì, đằng ấy nhỉ ! - Thị liếc mắt, cười tít.
 
3. Phân tích lỗi và chữa lại các câu dưới đây cho phù hợp với ngôn ngữ viết
 
a. Trong thơ ca Việt Nam thì đã có nhiều bức tranh mùa thu rất đẹp hết ý.
b. Còn như máy móc, thiết bị do nước ngoài đưa vào góp vốn thì không được kiểm soát, họ sẵn sàng khai vống lên đến mức vô tội vạ..
c. Cá, rùa, ba ba, ếch nhái, cùng các loài chim sống gần nước như cò, vạc, vịt, ngỗng… thì cả các loại ốc, tôm, cua… chúng chẳng chừa ai sất.

 
Lời giải:
I - Đặc điểm của ngôn ngữ nói
 
+ Ngôn ngữ nói là ngôn ngữ âm thanh, dùng trong giao tiếp hàng ngày giữa con người với con người, diễn ra tức thời, mau lẹ nên người nói ít có điều kiện lự chọn, gọt giũa. 
+ Ngôn ngữ nói rất đa dạng về ngữ điệu : Giọng nói có thể cao hay thấp, nhanh hay chậm, mạnh hay yếu, liên tục hay ngắt quãng, ..  và có sự kết hợp giữa âm thanh, giọng điệu, các phương tiện bổ trợ ngôn ngữ khác như : nét mặt, ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ,… của người nói. 
+ Trong ngôn ngữ nói, từ ngữ được sử dụng khá đa dạng, có những lớp từ mang tính khẩu ngữ, có những từ ngữ mang tính khẩu ngữ, địa phương, các tiếng lóng, các biệt ngữ, các trợ từ, thán từ, … Về câu, ngôn ngữ nói hay dùng những câu tỉnh lược, nhưng cũng có khi câu nói rườm rà, chi tiết để người nghe có thể hiểu rõ nội dung giao tiếp.
+ Cần phân biệt nói và đọc (thành tiếng) một văn bản. 
 
II - Đặc điểm của ngôn ngữ viết
 
+ Ngôn ngữ viết được tổ chức thành văn bản, được tiếp nhận bằng thị giác. Do đó, ngừơi viết có thể suy ngẫm, chỉnh sửa; người đọc cũng có điều kiện đọc lại, phân tích. Nhờ được ghi lại bằng văn bản, ngôn ngữ viết đến được với đông đảo người đọc trong phạm vi không gian rộng lớn và thời gian lâu dài. 
+ Ngôn ngữ nói có ngữ điệu và sự phối hợp của các yếu tố hỗ trợ như cử chỉ, điệu bộ, nét mặt, …  Ngôn ngữ nói được sự hỗ trợ của hệ thống dấu câu, của các kí hiệu và văn  tự, của các hình ảnh minh hoạ, bảng biểu, sơ đồ…. 
+ Trong ngôn ngữ viết, từ ngữ được lựa chọn, thay thế nên có điều kiện đạt được tính chính xác, hệ thống ngôn  từ phù hợp.
+ Chú ý: Trong thực tế sử dụng ngôn ngữ, có 2 trường hợp:
Ngôn ngữ nói được ghi lại bằng chữ viết trong văn bản. Trong trường hợp này, văn bản viết nhằm mục đích thể hiện ngôn ngữ nói trong những biểu hiện sinh động, cụ thể và khai thác những ưu thế của nó.
Ngôn ngữ viết trong văn bản được trình bày lại bằng lời nói miệng. Ví dụ: thuyết trình trước hội nghị bằng một báo cáo viết sẵn, nói trước công chúng theo một văn bản,...
 
III. LUYỆN TẬP
 
Câu 1. Phân tích đặc điểm của ngôn ngữ viết thể hiện trong đoan trích sau: 
 
Trả lời: 
+ Về từ ngữ: sử dụng hệ thống các thuật ngữ khoa học về ngôn ngữ một cách chính xác.
+ Về bố cục: chia thành 3 câu rõ ràng. 
+ Về dấu câu: chính xác, đúng chỗ làm cho câu văn rõ nghĩa, 
+ Về nội dung các câu: câu viết rõ ràng, nội dung trong sáng.  
 
Câu 2: Phân tích đặc điểm của ngôn ngữ nói (từ ngữ trong lời nói cá nhân, sự miêu tả cử chỉ, điệu bộ, sự thay phiên vai người nói, người nghe, …) được ghi lại trong đoạn trích sau: 
 
Chủ tâm hắn cũng chẳng có ý chòng ghẹo cô nào, nhưng mấy cô gái lại cứ đẩy vai cô ả này ra với hắn, cười như nắc nẻ:
- Kìa anh ấy gọi! Có muốn ăn cơm trắng mấy giò thì ra đẩy xe bò với anh ấy!
Thị cong cớn:
- Có khối cơm trắng mấy giò đấy! Này, nhà tôi ơi, nói thật hay nói khoác đấy?
Tràng ngoái cổ lại vuốt mồ hôi trên mặt cười:
- Thật đấy, có đẩy thì ra mau lên!
Thị vùng đứng dậy, ton ton chạy lại đẩy xe cho Tràng.
- Đã thật thì đẩy chứ sợ gì, đằng ấy nhỉ ! - Thị liếc mắt, cười tít.
 
Trả lời: 
- Người nói và người nghe có sự đổi vai, luân chuyển lượt lời.
- Dùng nhiều ngôn ngữ nói của cuộc sống hằng ngày: kìa, có... thì, có khối ... 
- Sử dụng nhiều các từ hô gọi: đấy, này, nhà tôi ơi,..
- Có sự phối hợp lời nói với cử chỉ, điệu bộ: cười (nắc nẻ), cong cớn, vuốt mồ hôi trên mặt cười,...
- Sử dụng nhiều câu tỉnh lược chủ ngữ, câu cảm thán, câu cầu khiến,...
 
Câu 3: Phân tích lỗi và chữa lại các câu dưới đây cho phù hợp với ngôn ngữ viết
 
a. Trong thơ ca Việt Nam thì đã có nhiều bức tranh mùa thu rất đẹp hết ý.
b. Còn như máy móc, thiết bị do nước ngoài đưa vào góp vốn thì không được kiểm soát, họ sẵn sàng khai vống lên đến mức vô tội vạ..
c. Cá, rùa, ba ba, ếch nhái, cùng các loài chim sống gần nước như cò, vạc, vịt, ngỗng… thì cả các loại ốc, tôm, cua… chúng chẳng chừa ai sất.
 
Trả lời: 
a. Thơ ca Việt Nam có nhiều bức tranh mùa thu rất đẹp.
b. Còn máy móc, thiết bị do nước ngoài đưa vào góp vốn thì không được kiểm soát, họ sẵn sàng khai cao hơn thực tế một cách tùy tiện.
c. Cá, rùa, ba ba, ếch nhái cùng các loài chim sống gần nước như cò, vạc, vịt, ngỗng và cả các loại ốc, tôm, cua… đều bị chúng khai thác hết.