Soạn bài Viết bài làm văn số 3 Văn tự sự

I. Hướng dẫn chung
1. Xem lại phần Hướng dẫn chung ở bài Viết bài làm văn số 2 để nắm thật vững: đặc đểm chung của văn tự sự, các yếu tố cấu thành của văn bản tự sự.
2. Ôn lại cách lập dàn ý; cách chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự.
3. Đọc lại bài làm văn số 2, đối chiếu với những ghi chép trong tiết trả bài để tự rút kinh nghiệm cho bài viết số 3 theo yêu cầu cao hơn là viết bài văn tự sự có một số yếu tố hư cấu.
II. Gợi ý đề bài
Đề 1. Cây lau chứng kiến việc Vũ Nương ngồi bên bờ Hoàng Giang than thở một mình rồi tự vẫn. Viết lại câu chuyện đó theo ngôi kể thứ nhất hoặc ngôi kể thứ ba (mở rộng tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ).
Đề 2. Hãy hoá thân vào những que diêm để kể lại câu chuyện theo diễ biến và kết thúc truyện ngăn Cô bé bán diêm của An-đec-xen (hoặc diễn biến sự việc tương tự, những có kết thúc khác).
Đề 3. “Tôi tên là Oanh Liệt. Cái tên này cậu chủ đặt cho tôi nhờ những trận đấu oanh liệt của tôi trên các sới chọi trong lang. Vậy mà giờ đây, cậu chủ bỏ rơi tôi để chạy theo những trò chơi mới…”.
Dựa theo những lời tâm sự trên, anh (chị) hãy viết một truyện ngắn theo ngôi kể thứ nhất, kể về số phận và nỗi niềm của một con gà chọi bị bỏ rơi.
Đề 4. Sáng tác một truyện ngắn (đề tài tự chọn, mang ý nghĩa xã hội) có tác dụng giáo dục thiết thực đối với tuổi trẻ hiện nay (tham khảo đề 2, phần Luyện tập, trong bài Lập dàn ý bài văn tự sự – trang 46)
Lời giải:

Đề 1: Cây lau chứng kiến việc Vũ Nương ngồi bên bờ Hoàng Giang than thở một mình rồi tự vẫn. Viết lại câu chuyện đó theo ngôi kể thứ nhất hoặc ngôi kể thứ ba (mở rộng tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ).

Dàn ý:
Mở bài: Giới thiệu bối cảnh của câu chuyện
Thân bài: Kể lại câu chuyện theo ngôi kể thứ nhất của cây lau
– Sự kiện 1: Nàng Vũ Nương ngồi than thở bên bờ Hoàng Giang về số phận oan khuất.
– Sự kiện 2: Nàng Vũ Nương vì quá quẫn bách, không còn cách minh oan nào khác nên nhảy xuống sông Hoàng Giang tự vẫn.
– Tâm trạng đau buồn của cây lau khi chứng kiến cảnh tượng đó mà không thể ngăn cản.
Kết bài: Kết thúc câu chuyện.
 
Đề 2: Hãy hoá thân vào những que diêm để kể lại câu chuyện theo diễ biến và kết thúc truyện ngăn Cô bé bán diêm của An-đec-xen (hoặc diễn biến sự việc tương tự, những có kết thúc khác).
Dàn ý:
Mở bài: Giới thiệu câu chuyện (hoàn cảnh diễn ra câu chuyện)
Thân bài: Kể lại câu chuyện theo lời của những que diêm.
– Hoàn cảnh tội nghiệp của cô bé bán diêm, chỉ có những que diêm làm bạn trong đêm lạnh giá.
– Cô bé bán diêm gọi người thứ nhất trong chúng tôi (đốt que diêm thứ nhất).
– Cô bé bán diêm gọi người thứ hai trong chúng tôi (đốt que diêm thứ hai).
– Cô bé bán diêm gọi người thứ ba trong chúng tôi (đốt que diêm thứ ba).
– Cô bé bán diêm đã chết vì giá lạnh trong đêm mùa đông đó.
Kết bài: Suy nghĩ, sự đau buồn của những que diêm khi chứng kiến số phận của cô bé bán diêm.
 
Đề 3: Tôi tên là Oanh Liệt. Cái tên này cậu chủ đặt cho tôi nhờ những trận đấu oanh liệt của tôi trên các sới chọi trong lang. Vậy mà giờ đây, cậu chủ bỏ rơi tôi để chạy theo những trò chơi mới…”.
Dựa theo những lời tâm sự trên, anh (chị) hãy viết một truyện ngắn theo ngôi kể thứ nhất, kể về số phận và nỗi niềm của một con gà chọi bị bỏ rơi.

Dàn ý:
Mở bài: Giới thiệu hoàn cảnh câu chuyện.
Thân bài: Kể lại các sự kiện của câu chuyện theo ngôi kể của con gà chọi.
– Tôi đã từng được cậu chủ yêu thương, cưng chiều, đưa tôi đi chinh chiến trong những trận đấu chọi trong làng.
– Đến một ngày, có nhiều trò chơi mới khác xuất hiện, cậu chủ theo bạn bè ra ngoài chơi và để tôi ở nhà.
– Cậu chủ đã quên tôi, để tôi ở trong chuồng, không còn đưa tôi đến những trận đấu trong làng nữa.
– Tâm trạng của tôi thật sự rất buồn và nhớ những ngày mà tôi cùng cậu chủ chinh chiến khắp nơi.
Kết bài: Kết lại câu chuyện.
 
Đề 4: Sáng tác một truyện ngắn (đề tài tự chọn, mang ý nghĩa xã hội) có tác dụng giáo dục thiết thực đối với tuổi trẻ hiện nay (tham khảo đề 2, phần Luyện tập, trong bài Lập dàn ý bài văn tự sự – trang 46)
 
Dàn ý: bài văn viết về câu chuyện đôi bạn giúp nhau vượt khó, học giỏi.
Mở bài: Giới thiệu câu chuyện
→ Em được chứng kiến câu chuyện ấy vào hoàn cảnh nào, ở đâu.
→ Đôi bạn trong câu chuyện là những ai.
Thân bài: Những sự việc, chi tiết chính
– Kể về hoàn cảnh khó khăn của đôi bạn.
– Kể về việc hai người bạn đã giúp nhau vượt qua khó khăn để học giỏi.
Kết bài: Kết thúc câu chuyện
– Câu chuyện đôi bạn giúp nhau vượt khó là minh chứng cho tình bạn đáng quý.
– Bài học rút ra: Phải luôn biết cố gắng không ngừng, cũng phải biết giúp đỡ những người xung quanh mình.
+ Mở rộng xem đầy đủ