Soạn bài Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy
1. Dựa theo cốt truyện, tìm những chi tiết liên quan đến nhân vật An Dương Vương. Trên cơ sở các chi tiết đã liệt kê, anh (chị) hãy phân tích:
a. Do đâu mà An Dương Vương được thần linh giúp đỡ? Kể về sự giúp đỡ thần kì đó, dân gian muốn thể hiện cách đánh giá như thế nào về nhà vua ?
b. Sự mất cảnh giác của nhà vua được biểu hiện thế nào?
c. Sáng tạo chi tiết Rùa Vàng, Mị Châu, nhà vua tự tay chém đầu con gái, … nhân dân muốn biẻu lộ thái độ, tình cảm gì đối với nhân vật lịch sử An Dương Vương và việc mất nước Âu Lạc?
a. Do đâu mà An Dương Vương được thần linh giúp đỡ? Kể về sự giúp đỡ thần kì đó, dân gian muốn thể hiện cách đánh giá như thế nào về nhà vua ?
b. Sự mất cảnh giác của nhà vua được biểu hiện thế nào?
c. Sáng tạo chi tiết Rùa Vàng, Mị Châu, nhà vua tự tay chém đầu con gái, … nhân dân muốn biẻu lộ thái độ, tình cảm gì đối với nhân vật lịch sử An Dương Vương và việc mất nước Âu Lạc?
2.
Về việc Mị Châu lén đưa cho Trọng Thủy xem nỏ thần, có hai cách đánh giá như sau:
- Mị Châu làm vậy chỉ là thuận theo tình cảm vợ chồng mà bỏ quên nghĩa vụ với đất nước.
- Mị Châu làm theo ý chồng là lẽ tự nhiên, hợp đạo lí.
Ý kiến riêng của anh (chị) như thế nào?
- Mị Châu làm theo ý chồng là lẽ tự nhiên, hợp đạo lí.
Ý kiến riêng của anh (chị) như thế nào?
3. Mị Châu bị Rùa Vàng kết tội là giặc, lại bị vua cha chém đầu, nhưng sau đó, máu nàng hóa thành ngọc trai, xác nàng hóa thành ngọc thạch. Hư cấu như vậy, người xưa muốn bày tỏ thái độ và tình cảm thế nào đối với nhân vật Mị Châu và muốn gửi gắm gì đến thế hệ trẻ muôn đời sau.
4. Trọng Thủy gây nên sự sụp đổ cơ đồ Âu Lạc và cái chết của Mị Châu. Vậy anh (chị) hiểu như thế nào về hình ảnh "ngọc trai - giếng nước"?
5. Từ những điều đã phân tích, anh (chị) hãy cho biết đâu là "cốt lõi lịch sử" của truyện và cốt lõi lịch sử đó được dân gian thần kì hóa như thế nào?
Lời giải:
Câu 1 : Dựa theo cốt truyện, tìm những chi tiết liên quan đến nhân vật An Dương Vương. Trên cơ sở các chi tiết đã liệt kê, anh (chị) hãy phân tích:
a. Do đâu mà An Dương Vương được thần linh giúp đỡ? Kể về sự giúp đỡ thần kì đó, dân gian muốn thể hiện cách đánh giá như thế nào về nhà vua ?
b. Sự mất cảnh giác của nhà vua được biểu hiện thế nào?
c. Sáng tạo chi tiết Rùa Vàng, Mị Châu, nhà vua tự tay chém đầu con gái, … nhân dân muốn biẻu lộ thái độ, tình cảm gì đối với nhân vật lịch sử An Dương Vương và việc mất nước Âu Lạc?
Những chi tiết liên quan đến nhân vật An Dương Vương:
- An Dương Vương xây thành nhiều lần nhưng thất bại.
- An Dương Vương được Rùa Vàng giúp xây thành và chế nỏ thần để giữ nước.
- Vua nhờ nỏ thần mà đánh thắng quân Triệu Đà xâm lược lần thứ nhất.
- Vua chủ quan khi Triệu Đà đem quân đánh lần thứ hai.
- Vua thất bại, phải bỏ chạy và chém chết Mị Châu.
a) An Dương Vương được thần linh giúp đỡ vì ngay cả khi đất nước yên ổn, thịnh vượng, nhà vua đã có ý thức đề cao cảnh giác chống giặc ngoại xâm : lo việc xây thành đắp lũy, chuẩn bị vũ khí.
Kể về sự giúp đỡ thần kì đó, dân gian đã tỏ thái độ coi trọng, biết ơn, ca ngợi công lao của nhà vua ; đồng thời thể hiện sự tự hào về thành Cổ Loa đồ sộ, rộng lớn và nỏ thần rất lợi hại giúp đất nước chống được giặc ngoại xâm.
b) Sự thất bại của An Dương Vương được biểu hiện lần lượt qua các sự việc :
+ Vua chấp nhận lời cầu hòa, vô tình gả con gái là Mị Châu cho con trai Đà là Trọng Thủy, lại đồng ý cho Thủy ở rể.
Ở sự việc này, An Dương Vương đã không sáng suốt trong việc đoán định mưu đồ của kẻ thù, không nhận ra sự ngoan cố trong dã tâm muốn xâm chiếm đất nước ta, tỏ ra mất cảnh giác.
+ Vua chủ quan khi Triệu Đà đem quân xâm lược lần thứ hai. Khi quân của Đà tiến tới gần, vua ỷ vào có vũ khí lợi hại mà chủ quan ngồi đánh cờ, không hề có sự đề phòng khi quân giặc tiến đánh.
c) Thái độ, tình cảm gì đối với nhân vật lịch sử An Dương Vương và việc mất nước Âu Lạc :
+ Chi tiết Rùa Vàng : Niềm tin của nhân dân vào một sức mạnh thần bí giúp đỡ đất nước trong những hoàn cảnh khó khăn nhất.
+ Các chi tiết liên quan đến Mị Châu : phê phán thái độ mất cảnh giác của Mị Châu (sự cả tin, yếu lòng của phái nữ), đồng thời cũng là lời giải thích “nhẹ nhàng” nguyên nhân và xoa dịu nỗi đau mất nước Âu Lạc.
+ Chi tiết nhà vua tự tay chém đầu con gái : lòng kính trọng của nhân dân đối với vị vua anh hùng, sẵn sàng hi sinh tình cảm riêng tư để giữ tròn khí tiết và danh dự với đất nước.
Câu 2 : Về việc Mị Châu lén đưa cho Trọng Thủy xem nỏ thần, có hai cách đánh giá như sau:
- Mị Châu làm vậy chỉ là thuận theo tình cảm vợ chồng mà bỏ quên nghĩa vụ với đất nước.
- Mị Châu làm theo ý chồng là lẽ tự nhiên, hợp đạo lí.
Ý kiến riêng của anh (chị) như thế nào?
Những chi tiết thể hiện việc làm của Mị Châu dẫn đến bi kịch mất nước của người Âu Lạc:
- Mị Châu lén cho Trọng Thủy xem trộm nỏ thần
- Trên đường rút chạy, Mị Châu rắc lông ngỗng cho Thủy và quân lính đuổi theo, khiến hai cha con bị rơi vào đường.
Như thế, nếu có ý kiến cho rằng “Mị Châu làm vậy là chỉ tuân theo tình cảm vợ chồng mà bỏ quên nghĩa vụ đối với Tổ quốc” và “việc Mị Châu tuyệt đối nghe và làm theo ý chồng là đương nhiên” thì đây là những nhận định chưa thuyết phục. Mị Châu sống giữa lễ giáo phong kiến, là một người vợ thời phong kiến, làm tròn đạo xuất giá tòng phu. Tuy nhiên, nàng vì tình cảm cá nhân mà đã không giữ trọn được đạo nghĩa với đất nước. Những hành động của Mị Châu bộc lộ rõ sự sai lầm trong việc giải quyết mối quan hệ giữa tình nhà với nghĩa nước, giữa tình cảm riêng với lợi ích chung của cộng đồng. Đây là một bài học thấm thía nhưng đầy xót xa trong việc giữ nước.
Câu 3 : Mị Châu bị Rùa Vàng kết tội là giặc, lại bị vua cha chém đầu, nhưng sau đó, máu nàng hóa thành ngọc trai, xác nàng hóa thành ngọc thạch. Hư cấu như vậy, người xưa muốn bày tỏ thái độ và tình cảm thế nào đối với nhân vật Mị Châu và muốn gửi gắm gì đến thế hệ trẻ muôn đời sau.
Mị Châu bị Rùa Vàng kết tội là giặc, lại bị vua cha chém đầu, nhưng sau đó, máu của Mị Châu lại hóa thành ngọc trai, xác nàng hóa thành ngọc thạch.
Hư cấu như vậy, người xưa muốn bày tỏ sự thương cảm, muốn giải bớt nỗi oan tình cho Mị Châu. Đồng thời, đây cũng là bài học cảnh giác sâu sắc mà ông cha ta muốn nhắn nhủ tới thế hệ trẻ mai sau : cần ý thức được mối quan hệ riêng - chung cho đúng ; phải biết hi sinh tình cảm riêng để giữ trọn vẹn nghĩa vụ và trách nhiệm của mình đối với gia đình và đất nước.
Câu 4 : Trọng Thủy gây nên sự sụp đổ cơ đồ Âu Lạc và cái chết của Mị Châu. Vậy anh (chị) hiểu như thế nào về hình ảnh "ngọc trai - giếng nước"?
Ở truyện này, Trọng Thủy là người có những hành động trực tiếp gây nên sự sụp đổ cơ đồ Âu Lạc và cái chết của Mị Châu. Đối với đất nước, Trọng Thủy đúng là một kẻ thù của dân tộc ; nhưng đối với Mị Châu, Trọng Thủy thương tiếc tình vợ chồng, lại là một kẻ trọng tình cảm đến nỗi đáng thương.
Hình ảnh “ngọc trai – giếng nước” là một hình ảnh đẹp và giàu ý nghĩa :
- Chi tiết “ngọc trai” đã chứng thực được tấm lòng trong sáng, không hề có ý phản nghịch, mưu hại cha của Mị Châu.
- Chi tiết “giếng nước” có hồn Trọng Thủy lại là chi tiết được dựng lên để chứng minh ân tình của Trọng Thủy với Mị Châu ; đồng thời hóa giải nỗi hối hận vô cùng về tội lỗi của nhân vật này.
Như vậy, dân gian đã rất thương cảm khi xây dựng nên cặp hình ảnh “ngọc trai – giếng nước” với việc ngọc trai kia đem rửa trong nước giếng này lại càng sáng đẹp hơn. Có thể nói, đây là một sự kết thúc hoàn mĩ nhất cho mối tình không được trọn vẹn của hai người con, vì chính sự quốc gia mà phải li biệt.
Câu 5 : Từ những điều đã phân tích, anh (chị) hãy cho biết đâu là "cốt lõi lịch sử" của truyện và cốt lõi lịch sử đó được dân gian thần kì hóa như thế nào?
- “Cốt lõi lịch sử” của truyện : An Dương Vương xây thành Cổ Loa và sự thực về sự thất bại của Âu Lạc trước sự xâm lược của Triệu Đà.
- Cốt lõi lịch sử đó đã được dân gian thần kì hóa bằng việc thêm vào nhiều sự việc chi tiết kì ảo như : chuyện xây thành, chế nỏ được thần giúp đỡ; chuyện về cái chết của An Dương Vương và của Mị Châu; chi tiết về “ Ngọc trai – giếng nước”…. Việc thêm vào truyện các chi tiết thần kì này đã giúp cho câu chuyện thêm sinh động và hấp dẫn. Đồng thời, nó cũng thể hiện một cái nhìn nhiều chiều, bao dung của nhân dân ta với các nhân vật và sự kiện lịch sử.
GHI NHỚ :Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ là một cách giải thích nguyên nhân việc mất nước Âu Lạc. Qua đó, nhân dân ta nêu lên bài học lịch sử về tinh thần cảnh giác với kẻ thù và cách xử lí đúng đắn mối quan hệ giữa riêng và chung, giữa nước với nhà, giữa cá nhân với công đồng.Hình tượng nhân vật và những chi tiết hư cấu trong truyện cho thấy mối quan hệ giữa phần cốt lõi lịch sử với phần tưởng tượng của dân gian.
+ Mở rộng xem đầy đủ