Soạn bài Miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự

I- Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự
 
Ôn lại những kiến thức đã học trong chương trình Ngữ văn THCS và trả lời câu hỏi:
1. Thế nào là miêu tả? Thế nào là biểu cảm?
2. Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự có gì giống và khác nhau đối với miêu tả và biểu cảm trong văn miêu tả và văn biểu cảm?
3. Cần căn cứ vào đâu để đánh giá hiệu quả của miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự?
4. Giải thích vì sao đoạn trích dưới đây rất thành công trong việc sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm?
 
II - Quan sát, liên tưởng, tưởng tượng đối với việc miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự
 
1. Chọn và điền từ thích hợp vào chỗ trống:
a) |...:|: Từ sự việc, hiện tượng nào đó mà nghĩ đến sự việc, hiện tượng có liên quan.
b) |...:|: Xem xét để nhìn rõ, biết rõ sự vật hay hiện tượng.
c) |...:|: Tạo ra trong tâm trí hình ảnh của cái không hề có ở trước mắt, hoặc chưa hề gặp.
2. Miêu tả có nghĩa là vẽ lại – bằng ngôn ngữ hoặc một phương tiện nghệ thuật nào khác – một sự vật, sự việc, phong cảnh hoặc con người sao cho thật chân thật, cụ thể, sinh động. Nhưng từ đó, có thể cho rằng để làm tốt việc miêu tả trong văn tự sự, người làm văn cần và chỉ cần quan sát đối tượng một cách kĩ càng mà không cần liên tưởng, tưởng tượng không? Vì sao? Tìm trong đoạn trích ở mục I.4 những dẫn chứng để chứng minh cho quan điểm của anh (chị).
Gợi ý: 
Cần thực hiện những hoạt động gì (quan sát, liên tưởng hay tưởng tượng) để cho người đọc cùng thấy được:
- Trong đêm, tiếng suối reo nghe rõ hơn, đầm ao nhen lên đốm lửa nhỏ, những tiếng sột soạt văng vẳng trong không gian. 
- Cô gái trông như một chú mục đồng của nhà trời, nơi có những đám cưới sao. 
- Cuộc hành trình thầm lặng, ngoan ngoãn của ngàn sao gợi nghĩ đến đàn cừu. 
3. Để câu chuyện không có cảm giác khô khan, khiến người đọc cảm thấy chán nản, người kể chuyện cần kết hợp bộc lộ cảm xúc, tình cảm của nhân vật (hoặc của bản thân) trong quá trình tự sự. Song những cảm xúc, những rung động được nảy sinh từ đâu?
a) Từ sự quan sát chăm chú, kĩ càng, tinh tế? 
b) Từ sự vận dụng liên tưởng, tưởng tượng, hồi ức?
c) Từ những sự vật, sự viễ khách quan đã hoặc đang lay động trái tim người kể?
d) Từ (và chỉ từ) bên trong trái tim người kể? 
Theo anh (chị), trong các ý nêu ở trên, ý nào không chính xác? Vì sao? Tìm trong đoạn trích đã dẫn ở mục I.4 những dẫn chứng để chứng minh cho quan điểm của anh (chị). 
 
III. LUYỆN TẬP
 
Câu 1: Hãy nhận xét về vai trò của các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong:
 
a. Một đoạn trích tự sự đã học ở lớp 10.
b. Đoạn trích từ truyện ngắn Lẵng quả thông của nhà văn Pau-tốp-xki:
  Một hôm Grigơ bắt gặp trong rừng một em bé có đôi bím tóc nhỏ xíu, con ông gác rừng. Em bé đang nhặt những quả thông bỏ vào trong lẵng.
Trời đang thu. Nếu như ta có thể lấy hết đồng và vàng trên trái đất đem đánh thành muôn vàn lá cây rất mực tinh xảo thì những chiếc lá đó cũng chỉ có thể làm thành một phần rất nhỏ bộ quần áo mà mùa thu đang trải trên những ngọn núi kia mà thôi. Vả lại, những chiếc lá nhân tạo nọ sẽ rất thô kệch nếu so với lá thật, nhất là những lá liễu hoàn diệp. Mọi người đều biết rằng chỉ cần một tiếng chim hót thôi cũng đã đủ làm chúng run rẩy.
 
Câu 2: Viết một bài văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm kể về một chuyến đi đã đem lại cho anh (chị) nhiều cảm xúc (một lần về quê, một chuyến tham quan du lịch, …)
Lời giải:
I - Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự
 
Ôn lại những kiến thức đã học trong chương trình Ngữ văn THCS và trả lời câu hỏi:
 
Câu 1: Thế nào là miêu tả? Thế nào là biểu cảm?
 
Miêu tả là dùng ngôn ngữ (hay một phương tiện nghệ thuật khác) làm cho người nghe (người đọc, người xem) có thể thấy sự vật, hiện tượng, con người như đang hiện ra trước mắt.
- Biểu cảm là bộc lộ những tình cảm, cảm xúc của bản thân trước sự vật, sự việc, hiện tượng con người trong đời sống.
 
Câu 2: Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự có gì giống và khác nhau đối với miêu tả và biểu cảm trong văn miêu tả và văn biểu cảm?
 
- Miêu tả và biểu cảm là hai yếu tố quan trọng trong văn bản tự sự. Nhờ những yếu tố mạnh đó mà câu chuyện trở nên sinh động, hấp dẫn và có sức truyền cảm mạnh mẽ. 
So sánh:
+ Giống nhau: Dù là trong văn bản tự sự, biểu cảm hay miêu tả, thì các yếu tố miêu tả, biểu cảm đều có vai trò thể hiện cách nhìn nhận, đáng giá, cảm xúc của người viết trước các sự vật, sự việc xung quanh. 
+ Khác nhau: 
- Trong bài văn miêu tả, văn biểu cảm: Biểu cảm và miêu tả đóng vai trò là yếu tố chính. Miêu tả với mục đích đưa ra cho mọi người những hình dung về cuộc sống một cách hấp dẫn, sinh động. Còn biểu cảm là thể hiện những tình cảm, cảm xúc thật sâu sắc, xúc động.
- Trong văn tự sự, yếu tố miêu tả và biểu cảm chỉ đóng vai trò là yếu tố phụ nhưng không thể thiếu. Một truyện kể sẽ sinh động, rõ ràng và hấp dẫn hơn với các yếu tố miêu tả và bộc lộ cảm xúc. 
 
Câu 3: Cần căn cứ vào đâu để đánh giá hiệu quả của miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự?
 
Để đánh giá hiệu quả của miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự, chúng ta căn cứ vào việc các yếu tố miêu tả và biểu cảm đó có góp phần giúp cho việc kể chuyện cụ thể hơn, giàu sức truyền cảm, sinh động và giàu cảm xúc hơn hay không.  
 
Câu 4: Giải thích vì sao đoạn trích dưới đây rất thành công trong việc sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm?
 
Các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong đoạn trích:
- Miêu tả: cảnh cô quạnh và u tịch,  Lúc ấy,…khe  khẽ,  “suối  reo  rõ  hơn,  đầm  ao nhen lên những đốm lửa nhỏ” … 
+ Cách miêu tả này đã làm rõ sự yên tĩnh của cảnh vật nơi đây vào một đêm thơ mộng, có bầu trời đầy sao, chỉ nhe thấy tiếng suối reo, cỏ mọc, nghe thấy tiếng kêu của loài côn trùng. 
- Biểu cảm: “hẳn  bạn  thừa  biết”,  “tưởng đâu…”, “dường như…”. 
 
+ Các yếu tố biểu cảm thể hiện rõ được nỗi bâng khuâng, xao xuyến của chàng trai chăn cừu khi đứng trước một cô tiểu thư xinh đẹp. 
Tác dụng của miêu tả và biểu cảm trong đoạn trích: Các yếu tố miêu tả và biểu cảm đã đóng góp tích cực cho việc nâng cao hiệu quả tự sự của đoạn trích. Nếu không có các yếu tố này, đêm sao thơ mộng cùng những rung động ngọt ngào đã không thể được diễn tả, làm cho đoạn văn trở nên hấp dẫn và lí thú như thế.
 
II - Quan sát, liên tưởng, tưởng tượng đối với việc miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự
 
Câu 1: Chọn và điền từ thích hợp vào chỗ trống:
a) Liên tưởng: Từ sự việc, hiện tượng nào đó mà nghĩ đến sự việc, hiện tượng có liên quan.
b) Quan sát: Xem xét để nhìn rõ, biết rõ sự vật hay hiện tượng.
c) Tưởng tượng: Tạo ra trong tâm trí hình ảnh của cái không hề có ở trước mắt, hoặc chưa hề gặp.
 
Câu 2: Miêu tả có nghĩa là vẽ lại – bằng ngôn ngữ hoặc một phương tiện nghệ thuật nào khác – một sự vật, sự việc, phong cảnh hoặc con người sao cho thật chân thật, cụ thể, sinh động. Nhưng từ đó, có thể cho rằng để làm tốt việc miêu tả trong văn tự sự, người làm văn cần và chỉ cần quan sát đối tượng một cách kĩ càng mà không cần liên tưởng, tưởng tượng không? Vì sao? Tìm trong đoạn trích ở mục I.4 những dẫn chứng để chứng minh cho quan điểm của anh (chị).
 
Gợi ý: 
Cần thực hiện những hoạt động gì (quan sát, liên tưởng hay tưởng tượng) để cho người đọc cùng thấy được:
- Trong đêm, tiếng suối reo nghe rõ hơn, đầm ao nhen lên đốm lửa nhỏ, những tiếng sột soạt văng vẳng trong không gian. 
- Cô gái trông như một chú mục đồng của nhà trời, nơi có những đám cưới sao. 
- Cuộc hành trình thầm lặng, ngoan ngoãn của ngàn sao gợi nghĩ đến đàn cừu. 
 
Để làm tốt việc miêu tả trong văn tự sự, người làm văn không những phải có sự quan sát một cách kĩ càng đối tượng mà còn phải có sự liên tưởng, tưởng tượng phong phú. 
Trong đoạn trích từ truyện “Những vì sao”, có các chi tiết miêu tả và biểu cảm:
- Trong đêm, tiếng suối reo nghe rõ hơn, đầm ao nhen lên đốm lửa nhỏ, những tiếng sột soạt văng vẳng trong không gian. 
- Cô gái trông như một chú mục đồng của nhà trời, nơi có những đám cưới sao. 
- Cuộc hành trình thầm lặng, ngoan ngoãn của ngàn sao gợi nghĩ đến đàn cừu.
Nếu không có sự quan sát của tác giả, ta sẽ không thể thấy được những hình ảnh cụ thể, tinh tế đến như thế. 
 
Câu 3: Để câu chuyện không có cảm giác khô khan, khiến người đọc cảm thấy chán nản, người kể chuyện cần kết hợp bộc lộ cảm xúc, tình cảm của nhân vật (hoặc của bản thân) trong quá trình tự sự. Song những cảm xúc, những rung động được nảy sinh từ đâu?
a) Từ sự quan sát chăm chú, kĩ càng, tinh tế? 
b) Từ sự vận dụng liên tưởng, tưởng tượng, hồi ức?
c) Từ những sự vật, sự viễ khách quan đã hoặc đang lay động trái tim người kể?
d) Từ (và chỉ từ) bên trong trái tim người kể? 
 
Theo anh (chị), trong các ý nêu ở trên, ý nào không chính xác? Vì sao? Tìm trong đoạn trích đã dẫn ở mục I.4 những dẫn chứng để chứng minh cho quan điểm của anh (chị). 
 
Để câu chuyện không có cảm giác khô khan, khiến người đọc cảm thấy chán nản, người kể chuyện cần kết hợp bộc lộ cảm xúc, tình cảm của nhân vật (hoặc của bản thân) trong quá trình tự sự. Những cảm xúc, những rung động được nảy sinh từ sự quan sát chăm chú, kĩ càng, tinh tế của mỗi người; từ sự vận dụng liên tưởng, tưởng tượng, hồi ức và từ cả những sự vật, sự viễ khách quan đã hoặc đang lay động trái tim người kể. Vì vậy, ý nêu ở mục d là không chính xác, chưa đầy đủ.  
Trong đoạn trích từ truyện “Những vì sao”, những tình cảm, cảm xúc của nhân vật "tôi" – chàng trai chăn cừu được nảy sinh từ việc quan sát kĩ càng, chăm chú khung cảnh ban đêm với bầu trời sao thơ mộng, u huyền trên núi cao ở miền Prô – văn – xơ xa xôi. Ngồi bên cạnh cô gái với vẻ đẹp hồn nhiên và ngây thơ, trái tim giàu cảm xúc của “tôi” đã rung động. Chính những điều đó đã giúp đoạn văn thêm hấp dẫn, mượt mà và sinh động hơn. Cho nên, khi kể chuyện, việc tìm ra và diễn tả những cảm xúc, những rung động trong tâm hồn người kể có vai trò rất quan trọng. 
 
GHI NHỚ:
Miêu tả và biểu cảm là hai yếu tố quan trọng trong văn bản tự sự. Nhờ những yếu tố mạnh đó mà câu chuyện trở nên sinh động, hấp dẫn và có sức truyền cảm mạnh mẽ.
Muốn miêu tả và biểu cảm thành công người viết cần phải quan tâm tìm hiểu cuộc sống, con người và bản thân, đồng thời chú ý quan sát, liên tưởng, tưởng tượng và lắng nghe những lay động mà sự vật, xự việc khách quan gieo vào trong tâm trí của mình.
 
LUYỆN TẬP
 
Câu 1: Hãy nhận xét về vai trò của các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong:
a. Một đoạn trích tự sự đã học ở lớp 10.
b. Đoạn trích từ truyện ngắn Lẵng quả thông của nhà văn Pau-tốp-xki:
 
Một hôm Grigơ bắt gặp trong rừng một em bé có đôi bím tóc nhỏ xíu, con ông gác rừng. Em bé đang nhặt những quả thông bỏ vào trong lẵng.
Trời đang thu. Nếu như ta có thể lấy hết đồng và vàng trên trái đất đem đánh thành muôn vàn lá cây rất mực tinh xảo thì những chiếc lá đó cũng chỉ có thể làm thành một phần rất nhỏ bộ quần áo mà mùa thu đang trải trên những ngọn núi kia mà thôi. Vả lại, những chiếc lá nhân tạo nọ sẽ rất thô kệch nếu so với lá thật, nhất là những lá liễu hoàn diệp. Mọi người đều biết rằng chỉ cần một tiếng chim hót thôi cũng đã đủ làm chúng run rẩy.
 
a) Nhận xét vai trò của yếu tố miêu tả và yếu tố tự sự trong đoạn văn được trích từ đoạn Ra-ma buộc tội: 
 "Nghe những lời đó, Gia-na-ki mở tròn đôi mắt đẫm lệ. Thấy người đẹp khuôn mặt bông sen với những cuộn tóc lượn sóng đứng trước mặt mình, lòng Ra-ma đau như dao cắt. Nhưng vì sợ tai tiếng, chàng bèn nói với nàng, trước mắt những người khác : “…
Yếu tố miêu tả: “Gia-na-ki mở tròn đôi mắt đẫm lệ’’ ; “người đẹp khuôn mặt bông sen với những cuộn tóc lượn sóng’’=> làm cụ thể cảnh tượng Xi – ta rất đau đớn, đồng thời giúp người đọc hình dung được vẻ đẹp vô cùng thánh thiện của nàng. 
Yếu tố biểu cảm: “lòng Ra-ma đau như dao cắt” => làm nổi bật lên tâm trạng khó xử của Ra-ma. Với tư cách của một vị vua anh hùng, một đức vua, chàng buộc phải lựa chọn một cách ứng xử phù hợp trước dân chúng, không thể làm gì để giúp đỡ vợ của mình. 
b) Trong đoạn văn trích từ truyện ngắn Lẵng quả thông của C. Pau-tôp-xki có các chi tiết miêu tả và biểu cảm:
Yếu tố miêu tả: “em bé có đôi bím tóc nhỏ xíu”, “muôn vàn lá cây rất mực tinh xảo”, …
Yếu tố biểu cảm: “những chiếc lá nhân tạo nọ sẽ rất thô kệch nếu so với lá thật, nhất là những lá liễu hoàn diệp”, …
Bằng quan sát, tưởng tượng và suy ngẫm, người kể chuyện đã giúp người đọc hình dung rõ rệt hơn vẻ đẹp của mùa thu. Nhà văn đưa ra cách tưởng tượng, làm cho việc miêu tả và bộc lộ cảm xúc mới lạ hơn: "nếu như có thể lấy hết đồng và vàng trên trái đất đem đánh thành muôn vàn lá cây rất mực tinh xảo"; và suy ngẫm "những chiếc lá nhân tạo nọ sẽ rất thô kệch...".
 Những câu văn này vừa  miêu tả vẻ đẹp tự nhiên của mùa thu, vừa  bộc lộ cảm xúc, giúp người đọc có được cảm nhận một vẻ đẹp tinh tế của mùa thu.
 
Câu 2: Viết một bài văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm kể về một chuyến đi đã đem lại cho anh (chị) nhiều cảm xúc (một lần về quê, một chuyến tham quan du lịch, …)
 
Trả lời: (dàn ý tham khảo)
+Mở bài: Giới thiệu: Cuối học kì, tôi và nhóm bạn thân có một buổi dã ngoại ở ngoại thành Hà Nội bằng xe bus.
+Thân bài: 
- Cảm xúc khi đi trên đường tới điểm dã ngoại: Hồi hộp, thích thú, mong chờ 
- Khung cảnh trên đường đi: Không còn cảnh ồn ào, náo nhiệt, tác đường của đường phố (đường thoáng, những rặng cây tỏa bóng mát, những tán lá xanh che khuất ánh mặt trời, con sông giống như một dải lụa đào mềm mại, …) 
- Khi đến nơi cắm trại:
+ Miêu tả sơ qua khung cảnh điểm dã ngoại: nhiều cây xanh, có bãi cỏ, có hồ nước, rộng, thoáng mát, …
+ Công việc của mỗi người: dựng lều, cất đồ đạc, bày biện đồ ăn, …
- Những hoạt động khác khi ở điểm dã ngoại:
+ Ăn uống những món ăn đơn giản đã chuẩn bị trước
+ Chụp ảnh, 
+ Kể chuyện, nói về những dự định tiếp theo 
+ Đi dạo, ngắm cảnh (Chú ý miêu tả khung cảnh đẹp, thơ mộng, yên bình ở nơi cắm trại và tâm trạng, thái độ của những thành viên cùng tham giả buổi dã ngoại).
- Chuẩn bị kết thúc buổi dã ngoại: thu gọn đồ đạc 
+Kết bài: Cảm nghĩ sau buổi dã ngoại: 
- Vui vẻ, cảm thấy tình bạn thêm thân thiết, gắn bó.
- Mong muốn có thêm chuyến đi gần nhất. 



 

+ Mở rộng xem đầy đủ