Soạn bài Cảm xúc mùa thu Thu hứng
1. Theo anh (chị) bài thơ có thể chia làm mấy phần? Vì sao lại chia như vậy? Hãy xác định nội dung của mỗi phần.
2. Nhận xét sự thay đổi của tầm nhìn từ bốn câu đầu đến bốn câu sau. Vì sao có sự thay đổi ấy?
3. Xác định mối quan hệ giữa bốn câu thơ đầu với bốn câu thơ sau, mối quan hệ giữa toàn bài với nhan đề Thu hứng.
Câu 1 trang 147 - SGK Ngữ Văn 10 tập 1: Theo anh (chị) bài thơ có thể chia làm mấy phần? Vì sao lại chia như vậy? Hãy xác định nội dung của mỗi phần.
Trả lời:
+ Phần 1 (4 câu thơ đầu): tả thiên nhiên ảm đạm, hiu hắt của mùa thu
+ Phần 2 (4 câu thơ cuối): cái tình của nhà thơ nhớ nước, thương dân
Câu 2 trang 147 - SGK Ngữ Văn 10 tập 1: Nhận xét sự thay đổi của tầm nhìn từ bốn câu đầu đến bốn câu sau. Vì sao có sự thay đổi ấy?
Trả lời:
+ Có sự vận động của khôn gian do thời gian buổi chiều buông, tầm nhìn hạn hẹp
+ Sự thay đổi phù hợp với tứ thơ, từ cảnh đến tình.
Câu 3 trang 147 - SGK Ngữ Văn 10 tập 1: Xác định mối quan hệ giữa bốn câu thơ đầu với bốn câu thơ sau, mối quan hệ giữa toàn bài với nhan đề Thu hứng.
Trả lời:
GHI NHỚ:Bài thơ là nỗi lòng riêng tư của Đỗ Phủ, nhưng cũng chan chứa tâm sự yêu nước, thương đời. Nghệ thuật thơ Đường ở đây đã đạt tới trình độ mẫu mực
Đối chiếu bản dịch thơ của Nguyễn Công Trứ với bản phiên âm và phần dịch nghĩa, ta có mấy suy nghĩ sau:
Câu thơ “tùng cúc lưỡng khai tha nhật lệ” (Khóm cúc nở hoa đã hai lần (làm) tuôn rơi nước mắt ngày trước) là một câu thơ đa nghĩa, giàu hàm ý. Chữ “lệ” ở trong câu thơ này quả thật rất khó phân biệt đó là “lệ” của người hay “lệ” của hoa. Tuy nhiên ở đây có lẽ ta nên hiểu là: mỗi lần nhìn hoa cúc nở, nhà thơ lại chạnh lòng nhớ đến quê hương. Những giọt nước mắt theo đó cũng tự nhiên rơi không sao ngăn lại được. Hình ảnh hoa cúc “nở rồi lại nở” vừa gợi ra sự trở đi trở lại của nỗi nhớ quê hương, vừa gợi ra liên tưởng về những dòng lệ chứa chan ân tình của nhà thơ.